doanh có những biến động khôn lường, khi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng trong điều kiện hội nhập như hiện nay, những rủi ro bất ngờ luôn tiềm ẩn. Vốn chủ sở hữu còn ảnh hưởng tới khả năng đầu tư vào công nghệ ngân hàng vì ngân hàng chỉ có thể sử dụng vốn chủ sở hữu đầu tư vào công nghệ. Vì vậy, quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ sẽ là một bất lợi. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
b. Chất lượng tài sản có và mức sinh lời.
Chất lượng tài sản: phản ánh “sức khoẻ” của một ngân hàng. Chất lượng tài sản được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hoá của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
Mức sinh lợi: là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu mức sinh lợi có thể được phân tích thông qua những chỉ tiêu cụ thể như: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận (cho biết lợi nhuận được hình thành từ nguồn nào, từ hoạt động kinh doanh thông thường hay từ các khoản thu nhập bất thường), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tương quan với chi phí. Trong số các chỉ tiêu này, hai chỉ tiêu thường được quan tâm để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là ROA, ROE.
Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Lợi nhuận ròng
ROA = * 100%
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu trên cho thấy khả năng bao quát của hoạt động NHTM trong việc tạo thu nhập từ tài sản. Các ngân hàng thường sử dụng ROA để đo lường mối quan hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn bởi vì một bộ phận nguồn vốn được sử dụng tạo nên tài sản không sinh lãi và có một bộ phận tài sản không sinh lãi lại tham gia tạo nên thu nhập cho ngân hàng. Do vậy nếu ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh
của NHTM tốt, cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên nếu ROA quá lớn làm cho các nhà quản trị lo lắng vì rủi ro nhìn chung luôn đi song hành với lợi nhuận.
Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Lợi nhuận ròng
ROE = * 100%
Vốn CSH bình quân
ROE là chỉ tiêu được các ngân hàng quan tâm đến nhiều nhất, cho thấy khả năng sinh lời từ một đồng vốn của chủ, số lợi nhuận ròng mà một cổ đông có được. Do vậy, các ngân hàng luôn cố gắng tăng chỉ tiêu ROE để tăng tính hấp dẫn đối với các cổ đông bằng phương pháp như: kiểm soát chi tiêu, đầu tư, quản lý rủi ro có hiệu quả… Tuy nhiên, việc tăng ROE quá cao so với ROA chứng tỏ nguồn vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và do vậy ảnh hưởng đến mức độ lành mạnh trong hoạt động của NHTM.
Khả năng thanh khoản là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền của khách hàng, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn. Khả năng thanh khoản của ngân hàng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ khả năng chi trả (tài sản có có thể thanh toán ngay trên tài sản nợ phải thanh toán ngay), khả năng thanh toán tức thì, khả năng thanh toán nhanh, đánh giá định tính về năng lực quản lý thanh khoản của các NHTM, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM..
1.3.2 Thị phần
Thị phần phán ánh quy mô hoạt động của NHTM trên thị trường và cũng là yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của một NHTM.Thị phần của mỗi NHTM trên thị trường được phán ánh qua số lượng khách hàng, số lượng dư nợ, số lượng nghành nghề mà NHTM đó phục vụ.
Thị phần là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ
chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh.
Phương pháp, cách thức đo lường thị phần của NHTM:
- Thị phần của 1 Ngân hàng so với thị trường : Đó chính là tỷ lệ phần trăm giữa
doanh số của Ngân hàng đó so với doanh số của toàn ngành Ngân hàng.
- Thị phần của 1 Ngân hàng so với phân khúc mà nó phục vụ : Đó là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của Ngân hàng đó so với doanh số của toàn phân khúc.
Thị phần tương đối = (Thị phần tuyệt đối của Ngân hàng / Thị phần tuyệt đối
của đối thủ cạnh tranh lớn nhất)*100%
Thị phần tuyệt đối = (Doanh thu của Ngân hàng / Tổng doanh thu trên thị trường) * 100%
Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này, các Ngân hàng biết mình đang đứng ở vị trí nào và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào.
1.3.3 Năng lực công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò như là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM… Công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng còn bao gồm hệ thống thông tin quản lý MIS, hệ thống báo cáo rủi ro… trong nội bộ ngân hàng.Khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ của các NHTM cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ của một ngân hàng. Vì với tốc độ phát triển rất nhanh của ngành công nghệ thông tin nói chung và công nghệ lĩnh vực ngân hàng nói riêng, nếu chỉ tập trung phân tích vào khả năng công nghệ hiện tại mà không chú ý tới khả năng nâng cấp và thay đổi trong tương lai thì sẽ rất dễ có những nhận thức sai lầm về năng lực công nghệ của các ngân hàng. Vì thế, năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng công nghệ hiện tại mà còn bao gồm cả khả năng mở (nghĩa là khả năng đổi mới) của các công nghệ hiện tại về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế.
1.3.4 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và phát triển mạng lưới
Hệ thống kênh phân phối luôn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của
các NHTM. Hệ thống kênh phân phối của NHTM được thể hiện ở số lượng các chi
nhánh và các đơn vị trực thuộc khác (như sở giao dịch) và sự phân bổ các chi nhánh theo địa lý lãnh thổ. Việc triển khai các công nghệ ngân hàng hiện đại đang làm rút ngắn khoảng cách về không gian và làm giảm tác động của một mạng lưới chi nhánh rộng khắp đối với năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.Tuy nhiên, vai trò của một mạng lưới chi nhánh rộng lớn vẫn rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong điều kiện các dịch vụ truyền thống của ngân hàng vẫn còn phát triển. Hiệu quả của mạng lưới chi nhánh rộng cũng là một chỉ tiêu quan trọng, thể hiện thông qua tính hợp lý trong phân bố chi nhánh ở các vùng, miền cũng như vấn đề quản lý, giám sát hoạt động của các chi nhánh.
Mức độ đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp cũng là một chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.Một ngân hàng có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của ngân hàng sẽ là một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh.Sự đa dạng hoá các dịch vụ một mặt tạo cho ngân hàng phát triển ổn định hơn, mặt khác cho phép ngân hàng phát huy lợi thế nhờ quy mô.Tất nhiên, sự đa dạng hoá các dịch vụ cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều dịch vụ có thể khiến ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải quá mức các nguồn lực.
1.3.5 Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiệu quả của ngân hàng. Một ngân hàng có thể phát triển thêm thị phần hay bị thu hẹp thị phần tùy thuộc vào chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Hiện nay, các ngân hàng mới thành lập ngày càng nhiều vì vậy một ngân hàng muốn tồn tại trong thị trường thì cần phải có những chiến lược thiết thực cụ thể cho từng năm, từng kỳ như chiến lược thu hút khách hàng, chiến lược Marketing,...Vì là một loại hình kinh doanh dịch vụ đặc biệt nên sự thu hút nhiều khách hàng là cần thiết. Vì thế, các chính sách, chiến lược cần phải đi sâu vào từng khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3.6 Uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Uy tín và thương hiệu của ngân hàng là những dấu hiệu (hữu hình và vô hình)
đặc biệt để nhận biết một sản phẩm dịch vụ nào đó được cung cấp bởi một NHTM.
Thương hiệu là một loại tài sản của NHTM, thường được cấu thành từ một cái tên, hay các chữ, các cụm từ, một logo, một biểu tượng, một hình ảnh hay sự kết hợp của các yếu tố trên. Uy tín và thương hiệu được thể hiện số năm hoạt động và chất lượng dịch vụ mà một NHTM cung cấp cho khách hàng.Một ngân hàng thương mại được gọi là có thương hiệu khi được nhiều khách hàng thừa nhận và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Các ngân hàng đều kinh doanh loại sản phẩm như nhau là sản phẩm tài chính, nhưng có các đặc trưng riêng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, càng nhiều chương trình khuyến mại là thu hút đông đảo khách hàng, chương lượng là tác phong chuyên nghiệp, luôn vui vẻ, phục vụ ân cần và tư vấn nhiệt tình mang lại những tiện ích, nhanh chóng và chính xác giúp khách hàng hài lòng về sản phẩm mà họ đang sử dụng.
1.4 Các phương pháp phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường Ngân hàng bán lẻ.
Có nhiều phương pháp để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường Ngân hàng bán lẻ nhưng trong phạm vi bài này tác giả xin đề cập đến 2 phương pháp phân tích sau :
1.4.1 Phương pháp phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM.
- Nội dung phương pháp
Coi năng lực cạnh tranh là một hệ phương trình phụ thuộc vào nhiều biến số. Các biến số chính là các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của NH bao gồm: các biến số về nguồn nhân lực và quản trị chiến lược. Theo đó công thức để tính giá trị năng lực cạnh tranh của NH như sau:
F(b) = €(ai x bi) (i=1 – n).
Trong đó: F(b): là biểu hiện giá trị chỉ số năng lực cạnh tranh của NH
ai: là các hệ số thể hiện tầm quan trọng của các yếu tố đối với năng lực cạnh
tranh của ngân hàng .
bi: là biến số biểu hiện thay đổi năng lực cạnh tranh. Giá trị bi là giá trị của các
chỉ số thành phần tạo nên giá trị chỉ số năng lực cạnh tranh.
- Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh
Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của NH chính là các tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của NH. Các tiêu chí này được khái quát thành 9 nhóm chỉ số chính: năng lực tài chính; năng lực quản lý và điều hành; tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất của NH); trình độ trang thiết bị và công nghệ; năng lực marketing; cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực; năng lực nghiên cứu và phát triển; năng lực hợp tác và liên kết quốc tế. Các nhóm trên bao gồm các chỉ số thành phần và được mô tả ở Bảng 1.1
Bảng 1.1: Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của NH
Các chỉ số thành phần | |
Năng lực tài chính | Tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận Tỷ suất sinh lợi Tăng trưởng thị phần |
Năng lực quản lý điều hành | Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược |
Tiềm lực vô hình (Uy tín, thương hiệu) | Khả năng nâng cao thương hiệu và uy tín của NH Khả năng nâng cao thương hiệu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường |
Năng lực công nghệ | Năng lực mạng lưới Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào cung cấp sản phẩm, dịch vụ Khả năng và tốc độ đổi mới công nghệ Mức độ hiện đại và công nghệ đang sử dụng |
Năng lực Marketing | Năng lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Chương trình khuyến mãi, ưu đãi, dự thưởng… Năng lực mạng lưới phân phối và xúc tiến hỗn hợp |
Về cơ cấu tổ chức | Độ linh hoạt, chuyên nghiệp trong cơ cấu, tổ chức quản lý |
Nguồn nhân lực | Đánh giá nhân viên Động lực đối với nhân viên |
Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế | Khả năng liên doanh, liên kết hợp tác kinh doanh trong nước.Khả năng liên kết quốc tế trong việc mở rộng thị trường . |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải trên Thị trường bán lẻ - 1
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải trên Thị trường bán lẻ - 2
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Nhtm Trên Thị Trường
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Nhtm Trên Thị Trường Ngân Hàng Bán Lẻ.
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Một Số Ngân Hàng Thương
- Thực Trạng Về Năng Lực Tài Chính Của Maritime Bank.
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
- Phương pháp xác định các chỉ số
Phương pháp này được thực hiện thông qua lập các phiếu lấy ý kiến chuyên gia
đánh giá năng lực cạnh tranh của NH qua các bước sau đây:
+ Bước 1: Xác định ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của NH. Trong đó phải xác định cụ thể các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh theo lĩnh vực hoạt động, mức độ thực hiện cạnh tranh tương đối so với các đối thủ cạnh tranh và tầm quan trọng của các chỉ số.
+ Bước 2: Thống kê ý kiến của các chuyên gia, các điểm số tương ứng với các mức độ thực hiện tương đối. Trọng số của mỗi chỉ số được xác định bằng điểm số cho tầm quan trọng của chỉ số đó so với tổng số điểm. Xác định giá trị cho từng nhóm chỉ số theo các chỉ số thành phần.
+ Bước 3: Xác định chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp của NH. Trong đó thể hiện được điểm số đánh giá và tầm quan trọng theo nhóm chỉ số quan trọng đo lường năng lực cạnh tranh của NH như năng lực tài chính, năng lực marketing, nguồn nhân lực, năng lực sản xuất, năng lực quản trị chiến lược.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và kết quả đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của ngân hàng rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.Từ đó có phương hướng và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để NH có thể giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
1.4.2 Mô hình ma trận SWOT phân tích năng lực cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh của NHTM
Hiện nay, có nhiều lý thuyết được áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTM, từ việc phân tích môi trường kinh doanh để đánh giá năng lực cạnh tranh đến việc phân tích lựa chọn các chiến lược cạnh tranh cho NHTM. Một số các mô hình kể đến như : Ma trận SWOT, mô hình 5 áp lực cạnh tranh, mô hình kim cương của M.E Porter. Tuy nhiên các mô hình được sử dụng nhiều, phổ biến và dễ thực hiện để phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTM là ma trận SWOT.
Ma trận SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất kỳ tổ chức nào. SWOT là viết tắt của Strengths (những điểm mạnh), Weaknesses (những điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các nguy cơ). SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí , định hướng năng lực kinh doanh hoặc cạnh tranh của một số doanh nghiệp. SWOT là một kỹ thuật phân tích rất tốt trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu để từ đó tìm ra cơ hội và nguy cơ. Để xây dựng ma trận SWOT cần phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thông qua ma trận theo thứ tự ưu tiên. Tiếp đó là phối hợp tạo ra các nhóm tương ứng với mỗi nhóm này là các phương án chiến lược cạnh tranh.
Bảng 1.2. Ma trận SWOT
Cơ hội (O) | Thách thức (T) | |
Mặt mạnh (S) | Phối hợp (S/O) | Phối hợp (S/T) |
Mặt yếu (W) | Phối hợp (W/O) | Phối hợp (W/T) |
Mô hình SWOT được sử dụng để đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
- S/O: Chiến lược dựa trên ưu thế của NHTM để tận dụng các cơ hội của thị trường
- W/O: Chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của NHTM để
tận dụng cơ hội của thị trường
- S/T: Chiến lược dựa trên ưu thế của NHTM để tránh các nguy cơ của thị trường.
- W/T: Chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của NHTM để tránh các nguy cơ của thị trường.
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của NHTM người ta thường đặt ra các câu hỏi sau:
- Các điểm mạnh: Lợi thế, ưu thế của NH là gì? Kinh doanh mảng nào là tốt nhất? Đâu là điểm mạnh của NH trên thị trường? Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh?