Thực Trạng Về Năng Lực Tài Chính Của Maritime Bank.

Nhận thấy tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, Maritime bank đã liên tục đổi mới và sáng tạo không ngừng trong việc cung cấp đa dịch vụ, đủ tiện ích, nhằm mang lại lợi ích tối đa cho các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về giá trị thương hiệu, hiệu quả tài chính, tính khả thi về chiến lược bán lẻ, năng lực bán hàng…

2.2.1. Thực trạng về năng lực Tài chính của Maritime Bank.

Trong những năm gần đây, Maritime Bank đã có những bước tiến vượt bậc,

thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu tài chính sau:

2.2.1.1. Tăng trưởng Vốn điều lệ

Kể từ khi thành lập đến nay, Maritime Bank đã trở thành một Ngân hàng TMCP phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng , Maritime Bank đã có 16 lần tăng Vốn điều lệ, từ 40 tỷ đồng năm 1991, đến 31/12/2011 Maritime Bank đã hoàn thành việc tăng vốn lên 8.000 tỷ đồng năm 2011. Năm 2012, vốn điều lệ của Maritime bank vẫn giữ nguyên ở mức 8000 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.1:Tăng trưởng vốn điều lệ của Maritime Bank từ 2007-2012

Đơnvị: tỷ đồng


(Nguồn: http://www.msb.com.vn)

Những ngân hàng có vốn điều lệ từ 5.000 đến dưới 10.000 tỷ đồng, Có 7 ngân hàng trong danh sách này, gồm: Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank (5.050 tỷ), Đông Nam Á - Sea Bank (5.334 tỷ), Bưu điện Liên Việt - LienViet Post Bank (6.400 tỷ), Quân Đội - MB (7.300 tỷ), Hàng Hải - Maritime Bank (8.000 tỷ), Kỹ Thương - Techcom Bank (8.788 tỷ), Á Châu - ACB (9.376 tỷ).

So sánh quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng, nhận thấy Maritime Bank có quy mô khá lớn, so với các NHTM khác thì quy môvốn điều lệ của Maritime Bank chỉ thấp hơn Eximbank, Sacombank và tương đương với ngân hàng ACB, Techcombank.

Biểu đồ 2.2: Vốn điều lệ một số NHTM CP tại Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng


14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

12355

10740

8778

9377

7300

8000

4250

4816

(Nguồn:http://dn1000ty.vnweblogs.com)


2.2.1.2. Nguồn vốn huy động và cho vay.

Giai đoạn 2008 – 2012, thị trường tiền tệ có những biến động tiêu cực cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến tình hình huy động và cho vay của Maritime bank và các ngân hàng khác như:

Huy động VND gặp nhiều khó khăn khiến lãi suất tăng cao: Trước tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản đã đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng như thị trường dân cư tăng mạnh. Lãi suất huy động VND có lúc bị đẩy lên tới 18-19% để hấp dẫn người gửi tiền.

- Tín dụng VND tăng chậm: Bên cạnh khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế, lãi suất huy động tăng đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm so với cuối 2010. Mặt khác, dưới áp lực của trần tăng trưởng tín dụng, một số ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ngay từ đầu năm đã xảy ra tình trạng dư vốn nhưng không thể giải ngân thêm.

Ngoài nguyên nhân lãi suất cao khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng, tín dụng tăng chậm còn bắt nguồn một phần từ việc kinh tế khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặc phải thu hẹp quy mô. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2011, số doanh nghiệp phá sản, giải thể ước khoảng 4,7 nghìn doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp không thanh toán được nợ, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng vào cuối tháng 8/2011 ở mức trên 3%, tương đương khoảng 76.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 37.000 tỷ đồng.


Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và cho vay


Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng nguồn vốn (tỷ.đ)

34.869

64.353

115.336

114.374

109.923

Tốc độ tăng (%)


84,56%

79,22%

-0,1%

-3,89%

Nguồn vốn huy động (tỷ.đ)

32.731

60.082

93.921

89.824

79.498

Tốc độ tăng (%)


83,56%

56,32%

-4,37%

-11,5%

Cho vay TCKT và cá nhân






(tỷ.đ)

11.209

24.124

31.829

37.752

28.943

Tốc độ tăng (%)


115,22%

32%

18,6%

-23.3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải trên Thị trường bán lẻ - 7

(Nguồn: Báo cáo tài chính Maritime Bank từ 2008 - 2012)

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tăng trưởng Nguồn vốn và Cho vay 2008 - 2012


120000


100000


Tông nguồn vốn NV huy động

Cho vay

80000


60000


40000


20000


0

2008 2009 2010 2011 2012


Phân tích thời gian 5 năm từ 2008 - 2012 cho thấy dư nợ cho vay chiếm chưa đến 50% Nguồn vốn huy động, điều này tạo ra khả năng thanh khoản tốt và Maritime Bank có cơ hội tốt trong việc Cho vay trên Thị trường 2 (Thị trường liên ngân hàng), đặc biệt năm 2009 - 2011 là giai đoạn rất nhiều Ngân hàng thiếu thanh khoản trầm trọng nên buộc phải vay Thị trường 2 với Lãi suất cao.

Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là tỷ trọng Cho vay cá nhân tại Maritime Bank khá thấp do từ cuối năm 2010 Maritime bank dừng cho vay cá nhân. Bên cạnh đó cũng từ cuối năm 2010 Maritime Bank thay đổi mô hình kinh doanh, chiến lược lược kinh doanh, tập trung vào các phân khúc khác hàng khác nhau do đó bắt buộc phải lựa chọn từ bỏ 1 số phân khúc Khách hàng mang lại lợi nhuận thấp, đồng thời do ảnh hưởng của nền kinh tế, tình hình kinh doanh của các Doanh nghiệp đã phần nào làm giảm tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và cho vay của Maritime Bank trong năm 2012.

Bảng 2.2. Tỷ trọng cho vay giữa Tổ chức kinh tế và Cá nhân


Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

31/12/2010

31/12/2011

31/12/2012


Số tiền


(tỷ)

Tỷ trọng

Số tiền


(tỷ)

Tỷ trọng

Số tiền


(tỷ)

Tỷ trọng

Cá nhân

3.348

10,52%

3.589

9,51%

1.515

5.24%

TCKT

28.481

89,48%

34.163

90,49%

27.428

94,76%

Tổng

31.829

100%

37.752

100%

28.943

100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Maritime Bank 2010 - 2012)


2.2.1.3. Khả năng huy động vốn.


Năm 2012 là năm đầy thách thức đối với hoạt động huy động vốn của Maritime Bank nói riêng và của toàn hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Sự sáp nhập, tái cơ cấu và hàng loạt các thông tin tiêu cực đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của khách hàng với hệ thống ngân hàng. Mặc dù vậy, hoạt động huy động vốn của Maritime Bank vẫn đạt được những con số ổn định.

Bảng 2.3: Tỷ trọng vốn huy động / tổng nguồn vốn


Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

31/12/2010

31/12/2011

31/12/2012

Vốn huy động

93.921

89.824

79.498

Tổng nguồn vốn

115.336

114.374

109.923

Tỷ trọng

81.43%

78.53%

72,32%

( Nguồn: Báo cáo cân đối tài chính Maritime bank 2010, 2011, 2012)


Qua các năm tỷ lệ huy động vốn từ bên ngoài của Maritime bank tương đối

cao, như vậy công tác huy động vốn có vai trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng

trực tiếp đến việc Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không. Hiện nay cơ cấu nguồn vốn của Maritime bank còn chưa hợp lý, tỷ lệ nguồn tiền gửi ngắn hạn còn nhiều, tính ổn định chưa cao do chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm linh hoạt trong khi các kỳ hạn dài hơn cố định thì lại chiếm tỷ trọng thấp. Tỷ trọng tiền gửi của các TCKT và tiền gửi dân cư đã có sự thay đổi trong năm 2012, do tình hình kinh doanh của các Doanh nghiệp không ổn định, trong khi đó các nguồn đầu tư của dân cư như Bất động sản, ngoại tệ vàng không còn sôi động chính vì thế nguồn tiền của dân cư được đưa vào Ngân hàng để gửi tiết kiệm.

Nguồn vốn cho hoạt động chung và hoạt động bán lẻ luôn được Ngân hàng Hàng Hải quan tâm và đặt lên hàng đầu, huy động vốn dưới nhiều hình thức: như phát hành giấy tờ có giá, huy động tiền gửi của dân cư và của các tổ chức kinh tế, phát hành các giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi,…Với nhiều hình thức trả lãi, nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất thì hấp dẫn, đa dạng cho khách hàng chọn lựa sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Qua đó Ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích như: Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng luôn luôn được bảo hiểm, quý khách có thể ủy quyền cho người khác lĩnh thay, các tài sản đó khách hàng có thể mạng cầm cố thế chấp, hoặc chứng minh khả năng chi trả của mình…và nhiều tiện ích đi kèm khác tùy vào từng sản phẩm.

Góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng nguồn vốn huy động từ các khách hàng cá nhân đó là việc tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân giao dịch tại Maritime Bank. Trong năm 2011 số lượng khách hàng Cá nhân là 512.788 khách hàng, nhưng đến cuối năm 2012 số lượng khách hàng Cá nhân giao dịch là 780.713 khách hàng, tăng 52% so với năm 2011, điều này chứng tỏ Maritime Bank đã dần tăng quy mô kinh doanh trên thị trường bán lẻ.

Bảng 2.4 : Phân loại nguồn vốn theo các chỉ tiêu

Đơn vị: Tỷ đồng



CHỈ TIÊU


31/12/2011


31/12/2012

Tăng giảm

Số tuyệt đối

%

Tổng nguồn vốn huy động

89.824

79.498

-10.326

-11.5%

I. Phân theo loại tiền





1. Nội tệ

74.206

59.515

-14.691

-19.8%

2. Ngoại tệ

15.617

19.983

4.366

28%

II. Phân theo kỳ hạn





1. Không kỳ hạn

21.531

18.328

-3.203

-14,87%

2.Nguồn <=12 tháng

58.156

52.253

-5.903

-10,15%

3. Nguồn 12 -24 tháng

10.137

8.917

-1.220

12,03-%

III. Phân theo thành phần kinh tế





1. Tiền gửi của cá nhân

31.709

35.728

4.019

12,67%

2. Tiền gửi của TCKT

37.765

26.154

-11.611

-30,75%

3. Tiền gửi của TCTD

20.350

17.616

-2.734

-13,43%

(Nguồn: Báo cáo cân đối tài chính Maritime bank 2011, 2012)

*Về thị phần huy động vốn trong ngành ngân hàng, mặc dù thị phần huy động vốn của Maritime bank còn thấp so với quy mô ngành, chỉ chiếm 5% năm 2012. Điều này cho thấy Maritime bank vẫn là ngân hàng có quy mô nhỏ trong ngành, tuy nhiên thị phần huy động vốn của Maritime bank luôn không ngừng được cải thiện, cho thấy uy tín và thương hiệu của Maritme bank đang dần được nâng cao. Thị phần huy động vốn tăng từ 4,16% trong năm 2011 lên 5% trong năm 2012.


Biểu đồ 2.4: Thị phần huy động vốn



2.2.1.4. Khả năng sinh lời.

Chỉ tiêu sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE và trên tài sản ROA qua bảng 2.5 sau đây cho thấy các năm 2011 và 2012 giảm đáng kể so với năm 2010. Điều này cho thấy chỉ tiêu này bị ảnh hưởng rất lớn do tình tình kinh tế những năm 2011, 2012 bị suy thoái, khủng hoảng tài chính, môi trường kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh của các Tập đoàn, Tổng công ty lớn cho đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 2 năm có những biến động xấu lan tỏa. Bên cạnh đó ngày 27/11/2012, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro ( Lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro là 1.005 tỷ, lợi nhuận sau trích lập là 255 tỷ). Do đó để đảm bảo lành mạnh hoạt động ngân hàng và tạo đà phát triển cho những năm sau Maritime Bank đã thực hiện tăng chi phí dự phòng, điều này đã làm giảm mạnh lợi nhuận năm 2012, dẫn đến chỉ tiêu ROA và ROE giảm theo đáng kể.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí