Kết Quả Nghiên Cứu Về Thực Trạng Ứng Dụng Internet Marketing Tại Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam


điện hoặc gửi trực tiếp…Theo quy mô mẫu đã xác định, tác giả đã gửi phiếu tới gần 830 DN thoả mãn các điều kiện đã nêu. Thông tin thu về được tiến hành kiểm tra, các phiếu điều tra không hợp lệ sẽ bị loại bỏ, bao gồm:

Người trả lời phiếu không phù hợp;

Thông tin cung cấp không rõ ràng hoặc mâu thuẫn nhau;

Thiếu/bỏ sót nhiều thông tin;

Trả lời sai đường dẫn của phiếu (ví dụ DN chưa từng thực hiện hoạt động A lại trả lời về đánh giá hoạt động A là không hợp lý).

Kết quả là trong số hơn 500 phiếu gửi về thì có 491 phiếu hợp lệ sử dụng được để phân tích, thoả mãn điều kiện mẫu ≥ 400 phần tử.

d. Cơ cấu phần tử của mẫu điều tra

Cơ cấu của 491 DN trong mẫu điều tra cũng đảm bảo tính phù hợp, như được thể hiện trong các bảng kê tóm tắt dưới đây:


Loại hình các DN tham gia vào mẫu điều tra khảo sát

Loại hình DN


Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ có giá trị

Tỷ lệ cộng dồn

Valid

DNNN

2

.4

.1

.4


DNTN

58

11.8

2.4

12.2


Cty cổ phần TNHH

423

86.2

17.5

98.4


Khác

8

1.6

.3

100.0


Total

491

100.0

20.4


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Quy trình ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 10


Số lượng nhân viên và trình độ đào tạo trong các công ty trong mẫu khảo sát


Trình độ đào tạo của nhân viên



Số lượng

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Trung bình

Độ lệch tiêu chuẩn

Số nhân viên chưa tốt nghiệp cấp III

452

1

12

7.36

2.03

Số nhân viên trình độ cấp III/cao đẳng

491

6

34

18.25

5.79

Số nhân viên có trình độ đại học

491

4

75

48.24

14.82

Số nhân viên có trình độ trên đại học

121

0

7

2.53

2.14

Valid N (listwise)

491





Hình thức kết nối Internet tại các DN trong mẫu điều tra khảo sát


Hình thức truy cập Internet


Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ có

giá trị

Tỷ lệ cộng

dồn

Valid

Quay số Dial up

53

10.8

12.7

12.7


ADSL

356

72.5

85.6

98.3


Đường truyền riêng

7

1.4

1.7

100.0


Total

416

84.7

100.0


Missing

System

75

15.3



Total


491

100.0




Số lượng máy tính trong DN trong mẫu điều tra khảo sát

Số lượng máy tính


Số

lượng

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị lớn

nhất

Trung

bình

Độ lệch tiêu

chuẩn

Số lượng máy tính trong DN

Valid N (listwise)

491

491

2

150

75.36

25.310


2.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng ứng dụng Internet Marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

2.2.1. Điều kiện ứng dụng IM của các doanh nghiệp

Bằng các dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy về thực trạng đầu tư cho CNTT và TMĐT của các DN như đã đề cập (và được trình bày chi tiết ở phụ lục 1D), luận án đã rút ra được kết luận về điều kiện ứng dụng IM của các DNVN hiện nay như sau:


- Các DNVN có đủ nguồn lực để ứng dụng IM ở mức cơ bản và cao hơn:

Tỷ lệ nhân công sử dụng máy tính cá nhân thường xuyên trong các DN là khá cao, 100% các DN đều có ý thức trang bị máy tính ngay từ khi thành lập DN.

Các DN đều đã kết nối Internet để sử dụng trong công việc kinh doanh hàng ngày của mình (số liệu năm 2011 của Bộ Công thương là 98% DN đã kết nối, trong đó hình thức kết nối có tỷ lệ cao nhất là qua phương thức ADSL với 78% và xu hướng chuyển sang dùng kênh riêng ngày càng rõ rệt, do mức phí sử dụng Internet ngày càng thấp và hiệu quả sử dụng kênh riêng cao hơn). Như vậy, với việc kết nối Internet như vậy, đồng thời với chất lượng đường truyền Internet của VN như hiện nay, các DNVVN hoàn toàn có thể ứng dụng được IM ở mức cơ bản; các DN với nguồn ngân sách dồi dào hơn, có thể thuê máy chủ và kênh riêng để kết nối Internet thì có thể ứng dụng các hoạt động IM ở mức độ cao hơn.

Với xu hướng tăng hàm lượng lao động trí thức trong các DN, nguồn lực nhân sự của các DN cũng hoàn toàn đáp ứng đủ cho việc ứng dụng IM ở mức cơ bản. Hơn thế nữa, các DN đang ngày càng nhận thức rõ vai trò con người nên khá chú trọng cho việc đào tạo nguồn nhân lực theo nghĩa tăng hàm lượng chất xám, khai thác hiệu quả các ứng dụng CNTT trong công việc.

Triển khai ứng dụng TMĐT nói chung có mối liên quan mật thiết với việc sử dụng các phần mềm trong các khâu của chu trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Về khía cạnh này, kết quả khảo sát qua các năm của Bộ Công thương cũng đã cho thấy ứng dụng CNTT nói chung và các phần mềm máy tính nói riêng đã dần đi vào chiều sâu, khi các phần mềm tác nghiệp được sử dụng ngày càng trở nên đa dạng. Với xu hướng này, việc ứng dụng CNTT ngày càng trở nên phổ biến và thân thuộc với các DN, làm tiền đề cho việc ứng dụng các hoạt động IM ở các mức độ cao hơn.

- DN đã bắt đầu ý thức được việc đầu tư cho hoạt động thương mại điện tử, nhưng dường như mới chỉ dừng ở việc đầu tư cho website để bán hàng hay giới thiệu sản phẩm chứ chưa quan tâm đến các hoạt động IM:


Các DN đã ý thức việc cắt cử cán bộ chuyên trách cho mảng hoạt động TMĐT của mình và ngày càng thể hiện rõ xu thế đầu tư cho hoạt động này, thể hiện qua sự gia tăng hàng năm của tỷ lệ DN có cán bộ chuyên trách cho TMĐT.

Các DN cũng đã bắt đầu nhận thức được quan điểm rằng, xu thế kinh doanh hiện đại trên thế giới đòi hỏi mọi DN, dù kinh doanh ở lĩnh vực nào, quy mô ra sao đều cần có website riêng. Điều đó thể hiện qua tỷ lệ số DN có website ngày càng tăng hơn (số liệu năm 2011 là đã có khoảng hơn 30% số DN đã có website riêng của mình). Tuy nhiên, tỷ lệ này trong các ngành khác nhau là khác nhau, tập trung cao ở các ngành CNTT – TMĐT, tài chính ngân hàng và nông lâm thuỷ sản (phục vụ xuất khẩu). Điều này phần nào thể hiện rằng, các DN đầu tư cho việc xây dựng website là do đòi hỏi của công việc (quan hệ giao tiếp với khách hàng và đối tác), chứ chưa hẳn là do bản thân DN nhận thức được đầy đủ về sự cần thiết của việc này.

Điều tra về chất lượng website và tình hình cập nhật website cũng cho thấy sự khác biệt giữa các ngành, trong bức tranh chung là tỷ lệ những website có nhiều chức năng và chất lượng cao thì còn rất thấp, đa phần là website đơn giản và không được quan tâm cập nhật thông tin. Tỷ lệ này cũng có sự khác biệt giữa các vùng kinh tế khác nhau, với các DN ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh thì có website chất lượng cao hơn ở các địa phương khác.

Một bộ phận nhỏ các DN (dưới 7%) đã bắt đầu thực hiện các hoạt động IM căn bản khác như làm marketing qua công cụ tìm kiếm (SEM và SEO), làm marketing trên các mạng xã hội (SMM), bán hàng trực tuyến và Email Marketing. (Các hoạt động IM khác không có thông tin vì các chương trình điều tra của Bộ Công thương không đặt trọng tâm nghiên cứu nên không đưa vào bảng hỏi).

Như vậy, với các thông tin này, có thể rút ra kết luận rằng các DNVN nói chung và các DNVVN nói riêng hoàn toàn có đủ điều kiện ứng dụng IM ở mức căn bản, với các mức độ cao hơn thì chỉ một bộ phận các DN có nguồn lực tốt (về máy tính, kết nối Internet, phần mềm, nhân sự) mới phù hợp để ứng dụng. Vấn đề quan trọng nằm ở nhận thức của các DN về sự cần thiết đầu tư ứng dụng IM. Do đó, các đề xuất của tác giả về quy trình ứng dụng IM cho các DNVVN VN sẽ phải dựa trên


điều kiện này, sao cho các DN với hạn chế về nguồn lực có thể ứng dụng được quy trình. Đồng thời có kiến nghị đề xuất về việc truyền thông thay đổi nhận thức của các DN về sự cần thiết và khả năng ứng dụng IM, sao cho các DN nhận thức được rằng họ nên đầu tư vào hoạt động TMĐT nói chung và ứng dụng IM nói riêng, mặt khác họ phải tin tưởng rằng với nguồn lực hiện có của mình họ hoàn toàn có thể ứng dụng được các hoạt động IM.

2.2.2. Nhận thức về Internet Marketing của các DN

Để tìm hiểu về nhận thức của các DN về vấn đề này, trước tiên tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính (phỏng vấn cá nhân chuyên sâu, bán cấu trúc), với khách thể nghiên cứu là các nhà lãnh đạo/quản lý DN hoặc những người có quyền ra quyết định về hoạt động marketing của các DN. Nghiên cứu định tính nhằm phát hiện ra vấn đề, là các DN nhận thức như thế nào về bản chất, lợi ích của IM, vì chính điều này sẽ ảnh hưởng đến hành vi ứng dụng và đầu tư cho IM của họ. Sau đó, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng trên quy mô lớn (491DN) để kiểm tra lại vấn đề đã được phát hiện và thực hiện kiểm định để suy diễn kết luận từ mẫu điều tra ra tổng thể các DNVVN VN.

2.2.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính nhằm phát hiện nhận thức về IM của các DN

a. Nhận thức về lợi ích và khả năng ứng dụng Internet và CNTT tronghoạt động kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng

Nhìn chung, các nhà quản lý DNVVN trong mẫu điều tra cho rằng Internet và CNTT có nhiều khả năng ứng dụng trong hoạt động kinh doanh và làm nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, khi yêu cầu liệt kê cụ thể các khả năng hay lĩnh vực ứng dụng của Internet và CNTT trong kinh doanh thì có nhiều câu trả lời khác nhau và được tổng kết trong tóm tắt dưới đây, với thứ tự được liệt kê tương ứng với xếp hạng giảm dần về tần suất hay mức độ được các nhà quản lý đề cập đến.

1) Internet và CNTT giúp DN trao đổi thông tin với đối tác làm việc và các cá nhân, tổ chức có liên quan một cách nhanh nhất và rẻ nhất (đặc biệt là qua email,


sau đó là qua các hình thức trao đổi trực tuyến khác như chat hay gọi điện thoại qua Internet), nhờ đó tiết kiệm được chi phí bằng tiền và giải phóng được nhân sự khỏi nhiều công đoạn hình thức của quá trình giao dịch.

Đây là ý kiến được nhiều nhà quản lý DN nhắc đến nhất và nhắc đến đầu tiên về khả năng ứng dụng của Internet và CNTT mà không cần sự gợi ý hay áp dụng kỹ thuật câu hỏi thăm dò hay các kỹ thuật hiện hình (projective techniques) trong nghiên cứu Marketing để khai thác.

2) CNTT giúp nâng cao hiệu quả làm việc lên rất nhiều lần, thông qua việc ứng dụng máy tính trong công việc và các phần mềm ứng dụng như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự...

Tất cả các đối tượng trả lời đều giống nhau ở quan điểm cho rằng CNTT là máy tính và các ứng dụng trên máy tính. Thật ra, theo định nghĩa, CNTT là “tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” (theo Luật CNTT ngày 29/06/2006) [65], nghĩa là ngoài máy tính và các ứng dụng trên máy tính thì còn một số yếu tố khác như phương pháp, công cụ kỹ thuật số (điện thoại di động, thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số…). Cách hiểu phổ biến này về khái niệm CNTT là không sai và nó cũng không ảnh hưởng đến việc ứng dụng, điểm làm nên sự khác biệt ở đây chính là nhận thức và hiểu biết về khả năng của CNTT. Rất đáng tiếc là trong mảnh đất mênh mông những ứng dụng của CNTT trong đời sống xã hội nói chung và trong hoạt động của DN nói riêng thì hầu hết sự hiểu biết của các nhà quản lý trong mẫu điều tra mới chỉ dừng lại ở các chương trình tin học văn phòng và một số thêm phần mềm kế toán máy. Khi nhà lãnh đạo chỉ biết/nghe nói về những chương trình này thì tất nhiên họ chỉ hỗ trợ và đầu tư cho DN mình dùng những chương trình đó mà thôi. Điều này nói lên kỹ năng truyền thông chưa đúng đối tượng và chưa đúng cách thức của các DN kinh doanh SP CNTT; cũng như việc truyền thông và đào tạo về CNTT là chưa tốt.


3) Internet là một kho thông tin khổng lồ về TTr, môi trường kinh doanh và KH mà ở trên đó có rất nhiều dữ liệu có ích có thể khai thác cho hoạt động kinh doanh của DN một cách rất nhanh chóng và hiệu quả. Rất nhiều thông tin phục vụ cho việc quản lý DN được các nhà quản trị cập nhật từ Internet, trong đó nguồn cụ thể được nói đến nhiều nhất là từ các báo điện tử và công cụ tìm kiếm (được sử dụng nhiều nhất là Google), tiếp đến là các website của các Bộ ngành có liên quan.

4) Internet là một công cụ trợ giúp đắc lực trong việc tìm kiếm các đối tác và nhà cung cấp. Trong nội dung trao đổi liên quan đến quá trình tìm kiếm đối tác và nhà cung cấp mới thì các nhà quản lý cho biết DN họ thường tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp tiềm năng trên các danh bạ, cẩm nang thông tin ngành, các mối quan hệ thực tế và Internet; trong đó Internet được sử dụng để tìm hiểu về SP và DN (trên website của các nhà cung cấp), và tìm hiểu những tin tức và đánh giá của xã hội về hoặc có liên quan đến các nhà cung cấp đó (trên các báo điện tử hoặc các phần bình luận tìm kiếm được nhờ công cụ tìm kiếm).

5) Internet là một công cụ quảng cáo và truyền thông về DN và SP của DN đến TTr nói chung và đến một bộ phận KH của DN nói riêng. Các nhà quản lý cho rằng, cũng giống như họ, một số người có thói quen thường xuyên đọc các báo điện tử như Vietnamnet, VNExpress, Dân trí,...và mỗi khi đọc báo như vậy thì họ luôn nhận thấy sự có mặt của các quảng cáo ở hai bên lề, thanh tiêu đềhoặc góc phải dưới của giao diện trang báo điện tử. Và do đó, họ nhận định Internet là một kênh truyền thông khá hiệu quả đến KH, đặc biệt đối với những KH nào có thói quen đọc báo điện tử.

6) Một số ít những nhà quản lý trẻ tuổi và có phong cách năng động hơn thì còn đề cập đến một số khả năng khác của Internet ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, bao gồm:

Tìm kiếm và trao đổi, thực hiện giao dịch với các đối tác trên Internet. Việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp được thực hiện không chỉ với các báo điện tử và các công cụ tìm kiếm như đã nói ở trên, mà còn dựa vào các diễn đàn (forum), các nhật ký điện tử (blog), các cộng đồng trên mạng (vitural community). Khi đã lựa chọn được nhà cung cấp và đối tác giao dịch, Internet được sử dụng như một


công cụ tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả (gửi thư email). Tiếp đến, những việc thỏa thuận hợp đồng và các điều kiện khác để thực hiện giao dịch, ví dụ như giao nhận, vận chuyển, bảo hiểm, bồi thường rủi ro…đều có thể thực hiện thông qua Internet, thông qua các công cụ mà Internet cho phép như đàm phán trực tuyến, hội nghị trực truyến (video conference), hay gửi văn bản đàm phán qua thư điện tử…Ngoài ra, cùng với hệ thống ngân hàng kết nối Internet, việc thanh toán cũng có thể được thực hiện dễ dàng thông qua việc thực hiện một số thao tác trên mạng.

Những nhà quản lý trẻ tuổi của các DN kinh doanh SP số hóa và SPcó thể số hóa được, bao gồm phần mềm, phim, đĩa nhạc, SP gia tăng giá trị cho điện thoại di động (ví dụ như các ứng dụng điện thoại thông minh – applications hay gọi tắt là các apps) và các máy nghe nhạc, xem phim kỹ thuật số và đặc biệt là sách… có xu hướng đề cao vai trò của Internet hơn so với những người khác, đặc điểm này là do bản chất của SP ứng dụng CNTT và truyền thông. Họ đề cập đến Internet không chỉ như một kênh truyền thông hiệu quả đến KH, mà còn là kênh phân phối hay hỗ trợ phân phối SP của họ một cách hiệu quả, kênh giao tiếp trực tiếp giữa DN và KH mà trên đó họ có thể hiểu được nhu cầu của KH một cách trực tiếp và không giấu diếm, hay thực hiện việc chăm sóc KH và các hoạt động liên quan…

Bên cạnh nhận thức về lợi ích của Internet, các nhà quản lý cũng đề cập đến những lo lắng của bản thân về những nhược điểm của việc ứng dụng Internet trong DN, trong đó được nhắc đến nhiều nhất chính là “sự lây lan của virus máy tính làm hỏng hệ thống máy tính và cơ sở dữ liệu của DN”, điều này nếu xuất hiện thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN trên nhiều mặt. Một số ít nhà quản lý còn bộc lộ e ngại nó sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng làm việc của nhân viên khi mà “suốt ngày ngồi trên máy tính nhưng chẳng biết họ đang thực sự làm gì”. Việc truyền thông về sử dụng Internet nên có nội dung và giải pháp giúp các DN vượt qua được những trở ngại này.

Như vậy, các nhà quản lý cũng có những nhận thức khác nhau về Internet – CNTT và khả năng ứng dụng của nó trong hoạt động kinh doanh, trong đó có cả những cách hiểu rất mơ hồ và đại khái hay những cách hiểu sơ lược. Điều này cũng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022