Ảnh Hưởng Của Chế Phẩm Sinh Học Và Phân Nhả Chậm Đến Mức Độ Nhiễm Sâu Bệnh


kết hợp xử lý HATAKE#8 (NT8); hoặc NANO-BIO (NT10) cho thấy chiều cao cây ngô không khác biệt qua phân tích thống kê so với nghiệm thức đối chứng (NT12 đạt 238,9 cm), tuy nhiên, các giá trị đều có xu hướng thấp hơn. Chiều cao đóng bắp ở các nghiệm thức giảm 25 - 50% N không có sự khác biệt qua phân tích thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức đối chứng (NT12 đạt 122,4 cm) (Bảng 3.42).

Bón đầy đủ lân N, P, K theo đối chứng kết hợp xử lý ABI (NT13) hoặc SUMITRI (NT14) hoặc chỉ bón phân nhả chậm (NT15) đưa đến chiều cao cây ngô và chiều cao đóng bắp không khác biệt so với với nghiệm thức đối chứng (P>0,05), tuy nhiên chiều cao cây ngô có xu hướng cao hơn so với đối chứng (NT12) (Bảng 3.42). Bón phân nhả chậm chất các dinh dưỡng được phóng thích từ từ vào đất, hạn chế mất đạm từ các quá trình diễn ra trong đất, vì vậy cây ngô sử dụng hiệu quả các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn đưa đến chiều cao cây ngô tương đương hoặc cao hơn đối chứng.

3.2.4.2 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học và phân nhả chậm đến mức độ nhiễm sâu bệnh

Kết quả thí nghiệm cho thấy mức độ nhiễm sâu đục thân không khác biệt giữa các nghiệm thức và được đánh giá mức trung bình (2,4 điểm). Mức nhiễm sâu đục thân của các nghiệm thức tương đương và thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (NT12 đạt 2,7 điểm). Tuy nhiên, một số chế phẩm giúp cây ngô chống chịu tốt hơn với sâu đục thân như ở các nghiệm thức xử lý HATAKE#7 (NT6 đạt 2,2 điểm), xử lý MFB (NT9 đạt 2,3 điểm) và xử lý NANO-BIO (NT11 đạt 2,3 điểm). Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy mức độ nhiễm bệnh khô vằn có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức NT1 - NT3 (1,0 - 1,67 điểm) so với đối chứng và các nghiệm thức còn lại (2,0 điểm). Nhìn chung, xử lý các chế phẩm đưa đến mức độ nhiễm sâu đục thân tương đương và tốt hơn so với đối chứng, mức độ nhiễm bệnh khô vằn thấp ở tất cả các nghiệm thức và thấy rõ hiệu quả của các chế phẩm lên mức độ nhiễm bệnh khô vằn trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Đồng Tháp.


3.2.4.3 Ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ vi sinh và phân nhả chậm đến độ bền bộ lá, trạng thái cây và trạng thái bắp

Trạng thái cây và trạng thái bắp và độ bền bộ lá là kết quả tổng hợp các yếu tố gồm khả năng sinh trưởng phát triển, độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh hại (Bộ NN&PTNT, 2011) [2]. Khi giảm từ 75% N có kết hợp xử lý chế phẩm sinh học (NT1-NT4) đưa đến các chỉ tiêu độ bền lá, trạng thái cây và trạng thái bắp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (NT12) (Bảng 3.42).

Giảm giảm đến 50% lượng phân bón N, P, K có kết hợp xử lý các chế phẩm cho thấy độ bền bộ lá không khác biệt thống kê so với đối chứng (NT12 đạt 2,7 điểm). Các nghiệm thức xử lý HATAKE#8 (NT8 đạt 2,3 điểm), MFB (NT9 đạt 2,3 điểm) và NANO (NT11 đạt 2,0 điểm) cho thấy có hiệu quả cải thiện độ bền lá so với đối chứng (NT12 đạt 2,7 điểm). Trạng thái cây và trạng thái bắp không khác biệt qua phân tích thống kê nhưng có xu hướng thấp hơn so với đối chứng (Bảng 3.42).

Bón phân theo đối chứng có kết hợp xử lý chế phẩm ABI (NT13) và SUMITRI (NT14) và bón phân nhả chậm đều đưa đến độ bền lá, trạng thái cây và trạng thái bắp đẹp hơn so với đối chứng (NT12) nhưng không khác biệt qua phân tích thống kê (Bảng 3.42).

Tóm lại, giảm đến 50% lượng phân N, P, K kết hợp xử lý các chế phẩm sinh học đưa đến độ bền lá, trạng thái cây và trạng thái bắp tương đương so với bón phân đầy đủ theo đối chứng. Các nghiệm thức bón đầy đủ phân bón kết hợp xử lý các chế phẩm hoặc bón phân nhả chậm đều đưa đến độ bền lá, trạng thái cây và trạng thái bắp đẹp hơn so với đối chứng trong điều kiện thí nghiệm.

3.2.4.4 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học và phân nhả chậm đến năng suất ngô

Năng suất ngô là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó dinh dưỡng (nhất là chất đạm) và thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và cuối cùng là năng suất ngô (Below, 2017) [177].


Giảm từ 75% N, từ 50% P2O5 và K2O hoặc không bón phân nhưng có kết hợp xử lý các chế phẩm sinh học, lượng dinh dưỡng trong đất hoặc từ các chế phẩm sinh học không đủ đáp ứng cho cây ngô sinh trưởng, đưa đến năng suất ngô đạt rất thấp (P<0,05) so với đối chứng (NT12 đạt 9,22 tấn/ha) (Bảng 3.42).

Giảm 50% N, P2O5, K2O nhưng có xử lý các chế phẩm sinh học đã cải thiện chiều cao cây, trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bền lá trong điều kiện thí nghiệm; tuy nhiên các giá trị này có xu hướng thấp hơn so với đối chứng. Cho thấy các chế phẩm áp dụng chưa thay thế được lượng phân bón hóa học sử dụng để đạt cây ngô đạt được năng suất cao so với bón phân theo đối chứng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khi giảm 25% đạm có xử lý chế phẩm NANO-BIO (NT11) cũng đưa đến năng suất ngô (7,39 tấn/ha) thấp hơn so với đối chứng (P<0,05) trong điều kiện thí nghiệm. Như vậy, khi giảm từ 25% phân đạm hóa học có kết hợp xử lý các chế phẩm sinh học đưa đến năng suất thấp hơn so với đối chứng (P<0,05), các chế phẩm không mang lại hiệu quả thay thế từ 25% lượng phân hóa học so với đối chứng.

Bón phân theo đối chứng kết hợp xử lý ABI (NT13 - 10,12 tấn/ha), SUMITRI (NT14 - 9,54 tấn/ha) đưa đến năng suất ngô có xu hướng cao hơn nhưng không khác biệt so với đối chứng (NT12 đạt 9,22 tấn/ha); xử lý chế phẩm ABI đưa đến năng suất ngô đạt cao nhất (10,12 tấn/ha) (Bảng 3.42). Như vậy, xử lý chế phẩm ABI hoặc SUMITRI giúp cải thiện khả năng chống chịu của ngô với các yếu tố sinh học và phi sinh học, các yếu tố này đóng góp vào việc gia tăng năng suất ngô do cải thiện được các chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng chống chịu, cải thiện trạng thái cây và nhất là cải thiện trạng thái bắp.

Bón phân nhả chậm (NT15) đưa đến năng suất ngô (9,07 tấn/ha) không khác biệt thống kê so với nghiệm thức đối chứng (9,22 tấn/ha). Phân nhả chậm giúp dưỡng chất trong hạt phân phóng thích chậm, cây ngô sử dụng hiệu quả và hạn chế thất thoát dinh dưỡng do rửa trôi hoặc bị kiềm giữ. Vì vậy, với tỷ lệ phân bón tương ứng 70% N - 62% P2O5 - 93% K2O (ở liều lượng 154 N - 56 P2O5 - 84 K2O kg/ha) so với đối chứng nhưng các chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất đạt tương đương đối chứng. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bón


phân nhả chậm giúp làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô (Guan và cộng sự, 2014 [92]; Khaveh và cộng sự, 2015 [104]; Dong và cộng sự, 2016 [84]).

Tóm lại, giảm đến 50% phân hóa học có kết hợp xử lý các chế phẩm sinh học đưa đến các chỉ tiêu sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh, độ bền lá, trạng thái cây và trạng thái bắp không khác biệt so với bón đầy đủ phân hóa học. Giảm lượng phân đạm hóa học so với đối chứng có kết hợp xử lý các chế phẩm đều đưa đến năng suất ngô thấp hơn so với đối chứng. Bón phân theo đối chứng kết hợp xử lý ABI hoặc SUMITRI và bón phân nhả chậm cho thấy năng suất ngô tương đương và có xu hướng cao hơn đối chứng.


Bảng 3.42 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học và phân nhả chậm lên sinh trưởng, chống chịu và năng suất ngô lai MN585 trên đất lúa tại Đồng Tháp


Nghiệm


Chiều cao

Chiều cao


thức

cây (cm)

đóng (1-10) cây (1- bắp (1-

bắp (cm) 5) 5)

1

155,5 f

62,7 e

2,2

1,0 c

1,0 c

5,0 a

5,0 a

1,73 e

2

133,7 g

54,5 e

2,0

1,0 c

1,0 c

4,3 b

5,0 a

1,53 e

3

142,2 fg

59,0 e

2,0

1,7 b

1,0 c

4,3 b

5,0 a

1,51 e

4

184,7 e

82,7 d

2,7

2,0 a

2,0 b

3,7 c

3,8 b

4,87 d

5

219,2 cd

107,6 abc

2,7

2,0 a

3,0 a

2,3 de

2,8 c

6,45 bc

6

232,7 a-d

104,9 abc

2,2

2,0 a

2,5 ab

2,0 def

2,8 c

5,66 cd

7

216,3 d

103,2 bc

2,7

2,0 a

3,0 a

2,2 def

2,3 cde

5,92 cd

8

221,7 bcd

104,5 abc

2,5

2,0 a

2,3 ab

2,2 def

2,7 cd

6,29 bc

9

215,2 d

100,3 c

2,3

2,0 a

2,3 ab

2,3 de

2,7 cd

6,61 bc

10

228,7 a-d

109,7 abc

2,7

2,0 a

3,0 a

2,2 def

2,7 cd

5,88 cd

11

213,2 d

103,9 bc

2,3

2,0 a

2,0 b

2,5 d

2,7 cd

7,39 b

12

238,9 abc

112,4 abc

2,7

2,0 a

2,7 ab

2 def

2,2 cde

9,22 a

13

242,3 a

119,5 ab

2,5

2,0 a

2,5 ab

1,5 f

1,7 e

10,12 a

14

240,3 ab

113,7 abc

2,5

2,0 a

2,0 b

1,7 ef

2 de

9,54 a

15

247,5 a

121,6 a

2,8

2,0 a

2,5 ab

1,8 def

1,7 e

9,07 a

Trung

bình

208,8

97,4

2,4

1,8

2,5

2,7

1,7

6,12

CV (%)

17,9

23,3

19,1

19,9

36,5

41,7

39,3

45,9

F tính

36,3*

17,54*

0,92 Ns

16,86*

5,88*

27,98*

29,82*

52,34*

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ngô Zea mays l. Trên nền đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Long An và Đồng Tháp - 19

Đục thân (1-5)


Khô vằn (1-5)


Bền lá

Trạng thái

Trạng thái


Năng suất (tấn/ha)


- NT1: 0 N-0 P-0 K+ABA-TE; NT2: 0 N-45 P2O5-45 K2O + HATAKE; NT3: Không bón phân; NT4: 63 N-66 P2O5-48 K2O + ONGBIEN; NT5: 110 N-45 P2O5-45 K2O + Cát Tường; NT6:110 N - 45 P2O5 - 45 K2O + HATAKE#7;NT7: 110 N-45 P2O5-45 K2O+ HATAKE#8; NT8: 110 N-90 P2O5- 90 K2O + HATAKE#8; NT9: 110 N-90 P2O5-90 K2O+ MFB; NT10: 110 N-90 P2O5-90 K2O + NANO-BIO; NT11: 165 N-90 P2O5-90 K2O+ NANO-BIO; NT12: 220 N-90 P2O5-90 K2O(ĐC); NT13: 220 N-90 P2O5-90 K2O

+ABI; NT14: 220 N-90 P2O5-90 K2O + SUMITRI; NT15: Phân bón nhả chậm.

- Trong cùng một cột, số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt qua phân tích Duncan (P>0,05); * khác biệt mức P<0,05; ns không khác biệt.


Những biện pháp kỹ thuật canh tác ngô được áp dụng xây dựng mô hình

Kỹ thuật canh tác ngô là kết quả tổng hợp của các yếu tố đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, đặc tính sinh trưởng của giống ngô để quyết định mật độ trồng, liều lượng phân bón, mùa vụ, biện pháp làm đất cho từng vùng cụ thể. Do đó, không có một quy trình kỹ thuật canh tác phù hơp cho tất cả các vùng trồng ngô ở ĐBSCL. Cụ thể trong điều kiện đất xám có sa cấu nhẹ ở Long An, đất phù sa có sa cấu thịt nặng ở Đồng Tháp thì quy trình kỹ thuật có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện từ nơi.

Từ kết quả thí nghiệm các biện pháp làm đất; đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất; xác định mật độ và liều lượng phân bón cho cây ngô qua các mùa vụ canh tác cho thấy, giống ngô lai mới thích ứng với mật độ cao và nhu cầu dinh dưỡng (N, P, K) cao để đạt năng suất tối đa. Năng suất ngô phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện thổ nhưỡng (khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất), mật độ trồng (đặc tính giống) và mùa vụ canh tác (khí hậu).

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu các biện pháp làm đất, hiệu quả sử dụng phân bón, mật độ và liều lượng phân đạm có thể tóm tắt sau đây:

Kỹ thuật làm đất

Trên đất có sa cấu thịt và thịt pha sét (Đồng Tháp), chỉ cần đào rãnh; trên đất xám, đất có thành phần cơ giới nhẹ (nhiều cát) cần thiết phải làm đất và đào rãnh ở tất cả các vụ trồng.

Kỹ thuật đào rãnh: rãnh sâu 30 cm, rộng 20 cm. Độ rộng mặt luống là 1,4 m tính từ 2 tim rãnh liền kề đảm bảo trồng 2 hàng ngô cách nhau 70 cm.

Liều lượng phân bón

Đối với đất xám bạc màu (tương tự như ở Long An) lượng phân bón nguyên chất tương ứng 200 kg N/ha - 90 kg P2O5 - 90 kg K2O.

Đối với đất thịt, thịt pha sét (tương tự như ở Đồng Tháp) lượng phân bón

nguyên chất tương ứng 230 - 240 kg N/ha - 90 kg P2O5 - 90 kg K2O.


3.3 Kết quả mô hình canh tác ngô ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trên đất lúa chuyển đổi tại các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.

3.3.1 Hiệu quả sản xuất của ngô lai tại Long An và Đồng Tháp

Kết quả trình bày trong Bảng 3.43 cho thấy chi phí sản xuất ngô gồm chi phí vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV, năng lượng) và chi phí công lao động (làm đất; gieo hạt; bón phân, phu thuốc, chăm sóc; thu hoạch, phơi sấy).

Chi phí vật tư chiếm từ 50 - 54,5% tổng chi phí sản xuất ngô trong vụ Đông Xuân 2017 tại Đồng Tháp và Long An. Trong đó phân bón chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 25,1 - 30,8%), chi phí thuốc bảo vệ thực vật chiếm 11,0 - 17%, chi phí nước tưới (năng lượng) chiếm 2 - 7 % và chi phí giống chiếm 3,8 - 6,5%.

Công lao động chiếm từ 45,5 - 50% tổng chi phí. Trong đó chi phí lao động (gieo hạt, bón phân, phun thuốc, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy) chiếm 33,1 - 41,6%, chi phí làm đất (cơ giới hóa) chiếm 9,9 - 11,4%. Điều này cho thấy mức độ cơ giới hóa các khâu trong canh tác ngô còn hạn chế, phải sử dụng nhiều lao động thuê mướn. Kết quả cũng cho thấy chi phí lao động ở Long An thấp hơn (12 triệu đồng/ha) so với ở Đồng Tháp (16,875 triệu đồng/ha).

136


Bảng 3.43 So sánh hiệu quả sản xuất ngô lai MN585 và giống đối chứng DK6919/DK9901 vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại Long An và Đồng Tháp

A

Chi phí sản xuất

Đồng

26.380

100

27.180

100

32.547

100

33.747

100

I

Vật tư sản xuất

Đồng

14.380

54,5

15.180

55,8

15.672

48,2

16.872

50,0

1

Hạt giống (20 kg/ha)


1.000

3,8

1.800

6,6

1.000

3,1

2.200

6,5

2

Chi phân bón


8.380

31,8

8.380

30,8

8.482

26,1

8.482

25,1


DAP


2.840

10,8

2.840

10,4

3.947

12,1

3.947

11,7


Ure


3.240

12,3

3.240

11,9

2.698

8,3

2.698

8,0


Kali


2.300

8,7

2.300

8,5

1.837

5,6

1.837

5,4

3

Thuốc BVTV


3.000

11,4

3.000

11,0

5.530

17,0

5.530

16,4

4

Nước tưới (năng lượng)


2.000

7,6

2.000

7,4

660

2,0

660

2,0

II

Công lao động

Đồng

12.000

45,5

12.000

44,2

16.875

51,8

16.875

50,0

1

Làm đất


3.000

11,4

3.000

11,0

3.330

10,2

3.330

9,9

2

Gieo hạt


1.500

5,7

1.500

5,5

2.933

9,0

2.933

8,7

3

Bón phân, phun thuốc, chăm sóc


4.000

15,2

4.000

14,7

2.943

9,0

2.943

8,7

4

Thu hoạch, phơi sấy


3.500

13,3

3.500

12,9

7.669

23,6

7.669

22,7

B

1

Tổng thu và lợi nhuận

Năng suất


Tấn/ha


10,75



10,53



11,79



11,40


2

Giá bán

Đồng

5.400


5.400


6.200


6.200


3

Tổng thu (Năng suất * Giá bán)

Đồng

58.050


56.862


73.098


70.680


4

Lợi nhuận (Tổng thu - Tổng chi)

Đồng

31.670


29.682


40.551


36.933


5

Lợi nhuận tăng so với đối chứng

Đồng

1.988




3.618




6

Lợi nhuận tăng so với đối chứng

%

107




110




7

Lợi nhuận/tổng chi phí


1,20


1,09


1,25


1,09


8

Giá thành sản xuất

Đồng/kg

2.454


2.581


2.760


2.960


Stt Khoản mục Đơn vị tính

Long An Đồng Tháp MN585 % DK6919 % MN585 % DK9901 %


Đồng Tháp: diện tích thử nghiệm: 3,63 ha, số hộ tham gia: 4 hộ. Long An: diện tích thử nghiệm: 4,3 ha, số hộ tham gia: 5 hộ.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí