Hiệu Quả Của Cây Ngô Trong Các Mô Hình Canh Tác Trên Đất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long


Kết quả cho thấy chi phí bón phân, phun thuốc, chăm sóc và tưới nước (năng lượng) ở Long An cao hơn so với ở Đồng Tháp (Bảng 3.43). Trong khi đó, chi phí thuốc bảo vệ thực vật; làm đất và gieo hạt; thu hoạch, phơi sấy cao hơn trong điều kiện ở Đồng Tháp. Nhìn chung, chi phí sản xuất ngô ở Long An thấp hơn so với Đồng Tháp do mức độ cơ hóa ở vùng này tốt hơn so với ở Đồng Tháp.

Theo Hồ Cao Việt (2015) [17] rủi ro thua lỗ trong canh tác ngô hiện nay là chi phí sản xuất cao, giá ngô thấp và năng suất thấp. Kết quả điều tra cũng cho thấy giá thành sản xuất ngô trung bình ở Long An cao (5.400 đồng/kg) so với Đồng Tháp và Hậu Giang (3.500 - 4.550 đồng/kg). Điểm hòa vốn ở mức năng suất 8,3 tấn/ha, giá thành 4.300 đồng/kg và tổng chi phí 33,1 triệu đồng/ha. Kết quả thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 cho thấy canh tác ngô ở Long An và Đồng Tháp đưa đến có lợi nhuận (giá trị Lợi nhuận/Tổng chi phí >1) trong điều kiện thí nghiệm do năng suất ngô cao, giá bán cao và giá thành sản xuất thấp (2.450

- 2.960 đồng/kg ngô). Ngoài ra, sử dụng giống MN585 đưa đến lợi nhuận tăng so với sử dụng giống đối chứng do chi phí giống rẻ hơn và năng suất có xu hướng cao hơn. Lợi nhuận tăng thêm 7 % và 10 % ở Long An và Đồng Tháp (Bảng 3.43). Vì vậy, để đưa cây ngô vào canh tác trên đất lúa chuyển đổi mang lại hiệu quả cao, bên cạnh việc phải chọn giống năng suất ngô cao, ổn định, điều quan trọng là phải giảm chi phí đầu vào và giá bán ở mức cao. Tóm lại, các yếu tố năng suất, giá thành sản xuất và giá bán là các yếu tố quyết định lợi nhuận trong sản xuất ngô.

3.3.2 Hiệu quả của cây ngô trong các mô hình canh tác trên đất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

3.3.2.1 Tại Long An

Kết quả đánh giá mô hình luân canh năm 2017 cho thấy canh tác ngô trong điều kiện thuận lợi ở vụ Đông Xuân đưa đến năng suất đạt cao (trung bình 8,16 tấn/ha) so với vụ Hè Thu (4,92 tấn/ha). Trong vụ Đông Xuân, mặc dù tổng chi phí sản xuất cao hơn nhưng với năng suất ngô cao đưa đến giá thành sản xuất ngô thấp hơn (3.360 đồng/kg ngô) so với vụ Hè Thu (4.870 đồng/kg ngô) và tỉ suất lợi nhuận tương ứng 0,55 và 0,07 (Bảng 3.44).


Bảng 3.44 Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng luân canh với ngô lai tại Long

An năm 2017


Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

Chỉ tiêu

Ngô

Lúa

Lúa

Lúa

Ngô

Lúa

Lúa

Lúa

Lúa


ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

1. Năng suất (tấn/ha)


8,16


5,37


5,41


5,88


4,92


5,41


5,88


5,37


5,41

2. Giá bán ( đ/kg)

5.200

4.620

4.756

4.920

5.200

4.756

4.920

4.620

4.756

3. Tổng thu

(tr.đ/ha)

42,43

24,81

25,73

28,93

25,58

25,73

28,93

24,81

25,73

4.Tổng chi (tr.đ/ha)

27,38

14,76

13,75

14,46

23,97

13,75

14,46

14,76

13,75

- Chi phân

7,32

4,80

4,80

4,72

6,79

4,80

4,72

4,80

4,80

- Chi BTVT

1,35

1,97

1,68

1,77

2,60

1,68

1,77

1,97

1,68

- Chi giống

2,00

1,61

1,60

1,69

2,20

1,60

1,69

1,61

1,60

- Chi lao động +

khác

16,71

6,38

5,67

6,28

12,38

5,67

6,28

6,38

5,67

5. Lãi thuần

(tr.đ/ha)

15,05

10,05

11,98

14,47

1,61

11,98

14,47

10,05

11,98

6. Giá thành (đ/kg)

3.360

2.750

2.540

2.460

4.870

2.540

2.460

2.075

2.540

7. Tỷ suất lợi nhuận

0,55

0,68

0,87

1,00

0,07

0,87

1,00

0,68

0,87

8. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng/ năm

Tổng thu

92,97

80,24

79,47

Tổng chi

55,89

52,18

42,97

Lãi thuần

37,08

28,06

36,50

Vượt lãi so với mô



132,13




100




130,06


hình 2 (%)




Tỷ suất lợi nhuận

0,66

0,54

0,85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ngô Zea mays l. Trên nền đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Long An và Đồng Tháp - 20

tr.đ/ha: triệu đồng/ha. đ/kg: đồng/kg ĐX: Đông Xuân; XH; HT: Hè Thu; TĐ: Thu Đông


Canh tác ngô trong vụ Hè Thu đưa đến lợi nhuận rất thấp (1,61 triệu/ha) so với canh tác lúa ở các vụ. Điều này cho thấy trong điều kiện ở Long An, vụ Hè Thu không phù hợp cho canh tác ngô do không mang lại hiệu quả kinh tế (tỉ suất lợi nhuận 0,07).

Vụ Đông Xuân lãi thuần từ trồng ngô (15,05 triệu đồng/ha) cao hơn so với trồng lúa (14,47 triệu đồng/ha) (Bảng 3.44). Tuy nhiên, canh tác lúa trong vụ Đông


Xuân đưa đến tỉ suất lợi nhuận đạt cao nhất (1,0) ở cả hai mô hình 2 (lúa Đông Xuân - ngô Hè Thu - lúa Thu Đông) và mô hình 3 (lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - lúa Thu Đông). Kết quả trong cả hệ thống cây trồng trong năm cho thấy mô hình ngô (mô hình 1) đưa đến lãi thuần cao nhất (37,08 triệu đồng/ha) so với mô hình 3 lúa (mô hình 3) (36,5 triệu đồng/ha) và thấp nhất ở mô hình 2 (28,6 triệu đồng/ha). Tuy nhiên, tỉ suất lợi nhuận của mô hình 1 đạt thấp hơn (0,66) so với mô hình 3 (tỉ suất lợi nhuận đạt 0,85) do chi phí sản xuất của mô hình 1 cao hơn so với mô hình 3 (tương ứng 55,89 và 42,97 triệu đồng/ha).

3.3.2.2 Tại Đồng Tháp

Ở Đồng Tháp, cây ngô trồng trong vụ Đông Xuân có giá thành sản xuất (2.128 đồng/kg ngô) thấp hơn so với canh tác ngô trong vụ Hè Thu (3.042 đồng/kg ngô) và tỉ suất lợi nhuận của ngô trong vụ Đông Xuân cao hơn so với trong vụ Hè Thu (tương ứng 0,89 và 0,81). Tuy nhiên, trong vụ Đông Xuân hiệu quả sản xuất lúa đạt cao nhất trong tất cả các mô hình (lãi thuần đạt 23,83 triệu đồng/ha). Cây ngô trồng trong vụ Đông Xuân có lãi thuần thấp hơn (22,68 triệu đồng/ha) so với trồng lúa. Đây là mùa vụ thuận lợi cho các loại cây trồng, mặc dù năng suất lúa thấp hơn so với năng suất ngô, nhưng do giá lúa cao và chi phí sản xuất lúa thấp hơn so với ngô đưa đến lợi nhuận sản xuất lúa cao hơn sản xuất ngô trong vụ này (Bảng 3.45). Vì vậy, việc chuyển đổi sang cây ngô trong vụ Đông Xuân chỉ nên áp dụng đối với những nơi gặp khó khăn về quản lý nguồn nước tưới cho cây lúa.

Vụ Hè Thu và Thu Đông là mùa vụ không thuận lợi cho canh tác ở vùng ĐBSCL nói chung, canh tác lúa trong vụ này thường có năng suất thấp do mưa nhiều, sâu bệnh hại phát triển mạnh và hiệu quả sử dụng phân bón thấp. Đối với cây ngô, nếu quản lý tốt cây ngô ở các giai đoạn sinh trưởng quan trọng (giai đoạn cây con, giai đoạn trỗ cờ, phun râu, thu hoạch) tránh ngập úng vẫn có thể canh tác ngô đạt năng suất cao. Kết quả đánh giá cho thấy canh tác ngô đạt hiệu quả cao hơn (lãi thuần cao) so với lúa trong vụ Hè Thu và Thu Đông (Bảng 3.45).


Bảng 3.45 Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng luân canh với ngô lai tại Đồng Tháp năm 2017

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3


Chỉ tiêu

Ngô

Lúa

Lúa

Ngô

Lúa

Lúa

Lúa


ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

1. Năng suất (tấn/ha)

11,91

5,29

6,92

10,83

6,92

5,29

4,50

2. Giá bán (đ/kg)

4.033

5.875

6.075

5.500

6.075

5.875

5.600

3. Tổng thu (tr.đ/ha)

48,03

31,08

42,04

59,57

42,04

31,08

25,20

4. Tổng chi phí








25,35

18,83

18,21

32,95

18,21

18,83

20,79

(tr.đ/ha)








- Phân bón

6,53

4,93

4,42

7,49

4,42

4,93

5,65

- Chi BTVT

2,42

4,59

4,46

5,36

4,46

4,59

4,80

- Chi giống

1,80

2,22

1,93

1,80

1,93

2,22

2,22

- Chi lao động + khác

14,60

7,09

7,40

18,30

7,40

7,09

8,12

5. Lãi thuần (tr.đ/ha)

22,68

12,25

23,83

26,62

23,83

12,25

4,41

6. Giá thành (đ/kg)

2.128

3.560

2.632

3.042

2.632

3.560

4.620

7. Tỷ suất lợi nhuận

0,89

0,65

1,31

0,81

1,31

0,65

0,21

8. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng/năm

Tổng thu

79,11

101,60

98,32

Tổng chi

44,18

51,16

57,83

Lãi thuần

34,93

50,44

40,49


Lãi vượt so với mô hình (1) (%)


100 144,41 115,91

Tỷ suất lợi nhuận 0,79 0,99 0,70 tr.đ/ha: triệu đồng/ha. đ/kg: đồng/kg ĐX: Đông Xuân; XH; HT: Hè Thu; TĐ: Thu Đông


Khi tính toán trong cả hệ thống canh tác trong năm cho thấy hiệu quả của mô hình 1 (ngô Đông Xuân - lúa Hè Thu) đưa đến lợi nhuận thấp nhất (34,93 triệu đồng/ha) so với mô hình 3 (lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - lúa Thu Đông) đạt 40,49 triệu đồng/ha và mô hình mang lại hiệu quả kinh cao nhất là mô hình 2 (lúa Đông Xuân - ngô Hè Thu) đạt 50,44 triệu đồng/ha. Như vậy, luân canh ngô trong vụ Hè


Thu sau vụ lúa Đông Xuân đưa đến hiệu quả kinh tế cao nhất trong điều kiện ở Đồng Tháp.

Tóm lại, ở Long An, cây ngô canh tác có hiệu quả (tỉ suất lợi nhuận đạt 0,55) trong mùa vụ thuận lợi (Đông Xuân) và mô hình canh tác ngô Đông Xuân - lúa Hè Thu - lúa Thu Đông (mô hình 1) đưa đến lãi thuần cao nhất (37,08 triệu đồng/ha, tỉ suất lợi nhuận đạt 0,66). Trong điều kiện ở Đồng Tháp cây ngô có thể canh tác mang lại hiệu quả trong cả mùa vụ thuận lợi (Đông Xuân) và không thuận lợi (Hè Thu) với tỉ suất lợi nhuận tương ứng 0,89 và 0,81. Hiệu quả kinh tế đạt được cao trong mô hình lúa Đông Xuân - ngô Hè Thu (tỉ suất lợi nhuận đạt 0,99).


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

i) Kết quả tuyển chọn giống

- Kết quả nghiên cứu đã chọn được 2 giống ngô lai trong nước LCH9A và MN585 có đặc điểm sinh trưởng nổi trội, năng suất cao, chất lượng hạt tốt phù hợp với điều kiện canh tác trên đất lúa chuyển đổi ở các tiểu vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giống LCH9A có thời gian sinh trưởng 94 - 101 ngày; chống chịu sâu đục thân khá (2,2 - 2,8 điểm), chống chịu tốt bệnh khô vằn (1,3 - 1,8 điểm), trạng thái bắp đẹp (1,5 - 2,6 điểm), năng suất từ 6,69 - 10,42 tấn/ha. Giống MN585 có thời gian sinh trưởng 94 - 102 ngày, chống chịu sâu đục thân khá (2,7 - 3,0 điểm), chống chịu tốt bệnh khô vằn (1,4 - 2,3 điểm), trạng thái bắp đẹp (1,8 - 2,3 điểm), năng suất từ 9,13 - 10,25 tấn/ha. Trong đó, giống MN585 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống chính thức cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên theo Quyết định số 5097/QĐ-BNN-TT ngày 31/12/2019.

ii) Kết quả nghiên cứu quy trình kỹ thuật canh tác

- Kết hợp đào rãnh và làm đất là biện pháp kỹ thuật bắt buộc trong điều kiện canh tác ngô tại tỉnh Long An. Canh tác ngô ở Đồng Tháp chỉ áp dụng biện pháp đào rãnh trong mùa mưa và gieo thẳng trên ruộng không làm đất.

- Đối với giống ngô lai Việt Nam như giống MN585, mật độ trồng 7,1 vạn cây/ha, tương ứng với khoảng cách hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm là phù hợp trên đất lúa chuyển đổi tại hai tỉnh Long An và Đồng Tháp.

- Mức độ đáp ứng với dinh dưỡng khoáng N, P, K để đạt năng suất cao đối với giống ngô MN585 theo thứ tự: NPK đầy đủ > NK=NP> PK.

- Lượng phân bón (kg/ha) N; P2O5; K2O phù hợp đối với giống ngô lai MN585 trên đất phù sa ở Đồng Tháp là 230 - 240 N; 90 P2O5; 90 K2O và trên đất xám ở Long An là 200 N; 90 P2O5; 90 K2O.


- Bón phân hóa học với liều lượng (kg/ha) 220 N; 90 P2O5; 90 K2O kết hợp xử lý ABI hoặc SUMITRI và bón phân nhả chậm có hiệu quả cải thiện trạng thái bắp và năng suất ngô đạt tương đương và cao hơn so với bón phân theo khuyến cáo.

iii) Mô hình canh tác

- Ở Long An, giống ngô lai canh tác trong vụ Đông Xuân cho năng suất hạt (8,16 tấn/ha) và hiệu quả cao nhất (tỉ suất lợi nhuận đạt 0,55). Mô hình canh tác ngô Đông Xuân - lúa Hè Thu - lúa Thu Đông đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi thuần 37,08 triệu đồng/ha, tỉ suất lợi nhuận 0,66).

- Ở Đồng Tháp, canh tác ngô có hiệu quả trong cả vụ Đông Xuân (năng suất 11,91 tấn/ha, tỉ suất lợi nhuận 0,89) và vụ Hè Thu (năng suất 10,83 tấn/ha, tỉ suất lợi nhuận 0,81). Mô hình canh tác lúa Đông Xuân - ngô Hè Thu đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi thuần 50,44 triệu đồng/ha, tỉ suất lợi nhuận 0,99).

2. Kiến nghị

Nghiên cứu đưa cơ giới hóa vào các khâu quan trọng (làm đất, bón phân, thu hoạch, tẽ hạt, phơi hạt) trong canh tác ngô trên đất lúa.


CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Le Quy Kha and Doan Vinh Phuc (2018), Efficiency of Slow/ Controlled- Release Fertilizers or Nano-Endophyte on Agronomy and Yield of Maize Hybrids in the Mekong Delta of Vietnam, 13th Asian Maize Conference and Expert Consultation on Maize for Food, Feed, Nutrition and Environmental Security, Ludhiana, India, pp66-71.

2. Đoàn Vĩnh Phúc, Lê Quý Kha và Ngô Ngọc Hưng (2019), Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến sinh trưởng và năng suất giống ngô lai MN585 vụ đông xuân và xuân hè 2017 tại Đồng Tháp, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - kỳ 2, tháng 4/2019, trang 29-36. ISSN 1859 – 4581.

3. Đoàn Vĩnh Phúc, Lê Quý Kha, Ngô Ngọc Hưng (2019), Đánh giá hiệu quả một số phân bón tiên tiến và chế phẩm sinh học đối với giống ngô lai MN585 trên đất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số, trang 45-55. ISSN 1859 – 4581.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí