Nghiên Cứu Truyện Dân Gian Khmer Nam Bộ - Cái Nhìn Tổng Quan


dao trong đời sống sinh hoạt. Theo tác giả, khái niệm “diễn xướng” vừa là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp của folklore vừa là một quá trình của đời sống folklore và cũng là “hình thức giao tiếp nghệ thuật của cộng đồng” [75, tr.83]. Trong phần tìm hiểu diễn xướng đồng dao, tác giả cho rằng có 02 loại diễn xướng: không gắn với trò chơi và có gắn với trò chơi. Luận văn đã bước đầu tiếp cận với thể loại đồng dao đặt trong một bối cảnh cụ thể để phát hiện ra những nét mới trong cách ứng dụng của người dân ở một địa phương. Luận văn này đã có những phân biệt bước đầu về khái niệm diễn xướng và ứng dụng nó trong các loại hình có khả năng biểu diễn.

Đầu năm 2015, trong hội thảo về học giả - nhà văn Nguyễn Đổng Chi, Hồ Quốc Hùng [57] đã công bố một bài viết về phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học qua công tác sưu tầm và nghiên cứu VHDG của cây đại thụ trong làng folklore học Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích và đánh giá cao phương pháp sưu tầm điền dã của Nguyễn Đổng Chi và chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sưu tầm, phân loại và nghiên cứu trong nghiên cứu VHDG. Nhiều luận điểm của bài viết cho thấy, quan niệm của Nguyễn Đổng Chi nhìn tác phẩm như “một sự vận động”, “thu lượm bằng hết những gì nghe và thấy một cách chính xác, khách quan” đã phản ánh cách nhìn của ông tiệm cận với phương pháp của trào lưu bối cảnh dù thời điểm ấy trào lưu bối cảnh của Mỹ chưa ra đời [57, tr.111]. Dù còn nhiều điểm khác biệt về nguyên tắc tiếp cận, nhưng bài viết đã hé lộ những hướng đi của các học giả Việt Nam, mà tiêu biểu là Nguyễn Đổng Chi, có bước tương đồng với thế giới về tiếp cận bối cảnh trong nghiên cứu folklore. Chỉ có điều, cách suy nghĩ đó chỉ dừng lại ở cá nhân mà chưa phát triển thành trào lưu rộng rãi như phương Tây.

Về phương diện luận nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học hay học viện với sản phẩm là các luận văn luận án của học viên, đến nay,


một trong những công trình chính thức đi theo hướng tiếp cận bối cảnh đối với VHDG có thể kể đến là luận văn thạc sĩ Tục ngữ trong văn học: một trường hợp của nghiên cứu folklore trong bối cảnh [137] của Lê Thị Thanh Vy. Đây là công trình học thuật đi theo hướng tiếp cận bối cảnh đối với việc nghiên cứu tục ngữ trong văn học. Đối tượng chính của luận văn là những câu tục ngữ trong tác phẩm văn học viết. Cách sử dụng của tục ngữ trong những hoàn cảnh mà nhà văn miêu tả, cách tiếp nhận hay diễn giải ý nghĩa của chúng mà nhân vật thể hiện và những cơ chế nào để một tục ngữ được sử dụng như hành vi giao tiếp trong tác phẩm … là những vấn đề cốt yếu mà tác giả quan tâm. Tác giả luận văn đã đưa ra những thao tác, những kĩ thuật thực hiện theo hướng nghiên cứu mới. Theo đó, cơ cấu của mỗi loại bối cảnh sẽ mang đến cho tục ngữ cách thức sử dụng, cách hiểu của những người tham gia và tác động của nó trong diễn biến nhận thức của nhân vật, góp phần cho người đọc hiểu thêm về đặc điểm tính cách của nhân vật trong tác phẩm. Bối cảnh mà luận văn xem xét là những hoàn cảnh sử dụng của tục ngữ trong tác phẩm văn học, đều là giả định, nghĩa là bối cảnh được mô phỏng từ đời sống, được người viết tái hiện trong tác phẩm chứ chưa phải là bối cảnh thực tế. Mặc dù vậy, luận văn đã có sự thể nghiệm bước đầu đối hướng tiếp cận mới khá thành công, nó cung cấp những góc nhìn mới về ý nghĩa, cách sử dụng, cơ chế sử dụng tục ngữ trong mối quan hệ giới tính, tuổi tác, … Và hơn hết, nó gợi mở ý tưởng cho nhiều công trình khoa học khác.

Những công trình vừa nêu tuy còn khái quát nhưng đã cho thấy một cách rò ràng về tình trạng thưa thớt của việc nghiên cứu VHDG trong bối cảnh ở Việt Nam. Hướng đi này đến nay cơ bản vẫn dừng lại ở mức độ giới thiệu lí thuyết, còn sự vận dụng vào thực tế chỉ mới xuất hiện ở một số luận án, luận văn với phạm vi chưa rộng. Điều đó cũng gián tiếp thừa nhận rằng, dù nghiên cứu bối cảnh đã manh nha từ sớm, nhưng đến nay tiếp cận văn bản


ở Việt Nam vẫn là hướng chủ yếu trong nghiên cứu VHDG, nó cần nhiều sự đầu tư hơn nữa để chuyển hướng. Song song đó, những khảo sát mang tính tổng quan nêu trên còn cho thấy một nguyên lí: những vấn đề lí thuyết mới có thể thay đổi cách nhìn đối tượng và có khả năng tạo ra những giá trị mới. Nhưng không phải vì vậy mà phủ nhận thành tựu từ những khuynh hướng đi trước. Ngược lại, nó nhằm bổ sung hoàn thiện hơn quy trình nghiên cứu hiện có về phương diện khoa học. Để có cơ sở làm rò những hiệu quả của cách làm mới thì việc nhìn nhận những gì mà cách làm truyền thống đã gặt hái được cũng là điều cần thiết. Sau đây, chúng tôi xin nhìn lại quá trình nghiên cứu đó qua việc nhìn nhận trên thực tế nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ trong truyền thống.

3.2. Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ - cái nhìn tổng quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.


3.2.1. Các công trình về văn hóa

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 3


Văn hóa tộc người Khmer Nam Bộ đã được giới nghiên cứu quan tâm từ rất sớm và đặc biệt nở rộ sau năm 1975. Từ nhiều cuộc hội thảo khoa học, các công trình của các nhà dân tộc học, và từ các luận án-luận văn ở các trường đại học, đặc điểm văn hóa Khmer Nam Bộ đã dần dần được bóc tách ở nhiều phương diện giúp ta nhìn thấy nhiều chiều kích phong phú. Nếp sinh hoạt đời thường, phong tục tập quán, tín ngưỡng lễ hội, và sự biến đổi trong quá trình phát triển giao thoa với các tộc người khác là những kết quả thu được từ công tác nghiên cứu nêu trên. Trong bộn bề những đặc điểm được phát hiện, văn hóa dân gian Khmer được nhìn nhận ở hai góc độ:

Thứ nhất, nhiều công trình có mục đích giới thiệu cho người Việt và các nhà quản lí xã hội hiểu về đặc trưng văn hóa Khmer nhằm xây dựng chính sách quản lí đúng đắn, phù hợp, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho tộc người này. Ở góc nhìn này, VHDG chỉ hiện diện như một yếu tố của lĩnh


vực văn hóa tinh thần rộng lớn, thường được nhắc đến và điểm qua như một mảnh ghép của một bức tranh phức tạp và phong phú, thậm chí trong một số trường hợp, bị lãng quên giữa hàng loạt các bộ môn nghệ thuật khác. Văn hóa trong các công trình này được nhìn nhận là tổng thể các loại hình sáng tạo dân gian, thường được gọi chung là văn hóa – văn nghệ (gồm múa, nhạc, sân khấu, văn học và mĩ thuật). Tuy nhiên, vị trí của văn học vẫn rất khiêm tốn so với các loại hình còn lại. Trong quyển Vài nét về người Khmer Nam Bộ, tác giả trình bày những tri thức về người Khmer trong khoảng 450 trang in, nhưng văn học dân gian chỉ chiếm gần 7 trang [19, tr.194-201]. Tương tự, trong suốt 300 trang sách viết về vốn văn hóa vùng đất Nam Bộ do Viện Văn hóa thực hiện, VHDG Khmer chỉ được trình bày trong khoảng 01 trang giấy [128, tr.256], điều đó cũng đủ thấy vị trí của nền văn học này trong tổng thể văn hóa vùng được tìm hiểu giản đơn đến mức nào. Thậm chí trong quyển sách gần đây nhất -Văn hóa Khmer Nam Bộ - nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam[40] - các tác giả đã không dành bất cứ phần nào nói về VHDG của người Khmer.

Thứ hai, một số công trình nghiên cứu sâu vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống văn hóa (nhân chủng, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, …) với mục đích là có cái nhìn rò ràng và chi tiết hơn về các khía cạnh văn hóa để làm cơ sở đề xuất các chủ trương an sinh xã hội phù hợp. Thuộc nhóm này có các tài liệu: Người Việt gốc Miên [60], Phum sóc Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long [11], Vài nét về người Khmer Nam Bộ [19], Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng Sông Cửu Long [31], … Trong những công trình này, dù dưới nhiều mục đích khác nhau, các câu chuyện dân gian Khmer vẫn xuất hiện với tư cách là những luận cứ giải thích cho các vấn đề thuộc về văn hóa hay dân tộc học. Truyện dân gian, dưới dạng này hay dạng khác, là minh chứng và giải thích cho nhiều nét sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán của người


Khmer. Chẳng hạn trong phần viết về lễ hội của người Khmer, các nhà nghiên cứu cho rằng lễ hội thường gắn với truyền thuyết đậm chất Phật giáo, “dù ngày nay truyền thuyết trở nên không còn quan trọng” [76, tr.74] nhưng lễ tiết thì vẫn bắt buộc phải diễn ra. Điều này có nghĩa là yếu tố tinh thần của lễ hội vốn nằm trong truyền thuyết dân gian có thể bị lược bỏ hoặc xem nhẹ vì nó không đóng vai trò chính. Tương tự như vậy, ở một số lễ hội khác, truyền thuyết là công cụ tinh thần để lí giải chứ không phải là yếu tố chính để người ta trao lại cho đời sau. Những luận điểm khoa học của các công trình đó là những gợi ý cho luận án này về mặt đối chiếu, so sánh với những gì diễn ra trong thực tiễn.

3.2.2. Các công trình về VHDG.


VHDG Khmer Nam Bộ được nghiên cứu, sưu tầm dựa trên hướng tập trung vào tư liệu và có thời gian bắt đầu muộn hơn so với VHDG các dân tộc thiểu số khác. Ở miền Bắc, từ sau 1945, chiến tranh xảy ra liên tục, việc sưu tầm gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi có trích dẫn ở dạng dị bản một số truyện của người Khmer để làm cơ sở so sánh cho các truyện của người Việt nhưng phần lớn những tác phẩm đó có nguồn gốc từ truyện của người Khmer ở Campuchia nhiều hơn là người Khmer Nam Bộ. Tư liệu về VHDG Khmer Nam Bộ trước năm 1975 chủ yếu có được từ nguồn sách vở của các nhà nghiên cứu người Pháp. Theo Trường Lưu [76], những tên tuổi như Barrault, Francois Martine, Louis Malleret, Georges Máspero ... và các tạp chí France-Asia, Extrême-Asia ... là những người quan tâm đến văn hoá người Khmer thông qua nhiều tài liệu điều tra dân tộc học và các bài báo viết về tộc người này. Tuy nhiên các tài liệu nêu trên thường không phân biệt giữa người Khmer ở Campuchia và người Khmer ở Nam Bộ, đồng thời cách nghiên cứu “chỉ mới ở dạng suy luận


và phỏng đoán trên cơ sở tư liệu chưa được xử lí một cách nghiêm túc lắm” [76, tr.8].

Cuốn Người Việt gốc Miên của Lê Hương có thể xem là một trong những quyển sách viết về người Khmer ở Nam Bộ khá cơ bản và có giá trị tham khảo tốt. Trong phần viết về “Văn hoá – Giáo dục”, tác giả dành 24 trang viết cho VHDG ở hai nhóm thể loại: tục ngữ-cách ngôn-ca dao và truyện truyền kì-dân gian. Sau một số phần giới thiệu về đặc điểm của các thể loại, tác giả ghi lại 17 truyện kể, trong đó có 01 truyện truyền kì Bà La Môn, 01 truyện Phật giáo và 03 truyện dân gian [60]. Cách tiếp cận của Lê Hương đối với truyện dân gian Khmer được tiến hành theo kiểu: lấy truyện để lí giải phong tục, lấy chi tiết thuyết minh cho sự kiện, lấy nội dung truyện kể để làm sáng tỏ trình tự lễ nghi. Cách làm đó buộc tác giả chỉ được phép tóm lược nội dung truyện kể để đảm bảo chức năng giải thích và chứng minh. Tuy vậy, khi bao quát toàn bộ tài liệu thì người đọc sẽ thấy nguyên tắc ấy không được duy trì triệt để: một số truyện được miêu tả kĩ, một số truyện khác thì đơn giản. Từ cách nghiên cứu của Lê Hương, việc xem xét truyện dân gian với chức năng của nó trong hoàn cảnh cụ thể đã được lưu ý từ sớm nhưng chưa thành hệ thống và chưa có nhiều thao tác thực hiện.

Trong lời giới thiệu cho cuốn Truyện cổ Khơ me Nam Bộ, tác giả Huỳnh Ngọc Trảng đánh giá:

Trước cách mạng tháng Tám 1945, những tập sách hay bài nghiên cứu về đồng bào Khơ me Nam Bộ có đề cập đến các mặt lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, dân tộc học, … nhưng phần thực sự gọi là VHDG thì chưa có gì đáng kể ngoài việc đưa ra một số truyền thuyết còn hạn hẹp…Dưới thời thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, vấn đề sưu tầm và nghiên cứu VHDG Khơ me Nam Bộ


cũng không được chú ý. Rải rác đây đó, trên các tạp chí xuất bản ở Sài Gòn, người ta thỉnh thoảng bắt gặp đôi chuyện kể Khơ me Nam Bộ được giới thiệu một cách tình cờ, tùy tiện [114, tr.3].

Nhận định trên cho thấy nửa đầu thế kỉ XX về trước, việc nghiên cứu VHDG Khmer Nam Bộ ít được tập trung đầu tư và các hướng nghiên cứu thường tập trung vào các tư liệu đã được văn bản hoá ít chú trọng điền dã, hoặc chưa để ý nhiều đến việc nghiên cứu VHDG mà nặng về văn hóa lịch sử.

Sau khi đất nước thống nhất, công tác sưu tầm và tập hợp các nguồn truyện dân gian Khmer mới thực sự phát triển theo hướng folklore tư liệu, tức là dựa trên những văn bản ghi lại lời nói, lời kể của những cuộc điền dã. Phần lớn các văn bản có ghi tên, tuổi, địa điểm cư trú của người cung cấp nhưng không mô tả hoàn cảnh diễn xướng. Cụ thể, nhà văn Anh Động [30] sưu tầm và giới thiệu 08 truyện; Huỳnh Ngọc Trảng với tuyển tập Truyện dân gian Khơ Me Nam Bộ (2 tập) [114] đã đặt những cơ sở cho việc nghiên cứu VHDG Khmer sau này. Với 124 truyện kể các loại và một bài viết giới thiệu khái quát đặc điểm truyện dân gian Khmer, tuyển tập là sự tổng hợp từ kết quả sưu tầm ở một số tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL. Trong đó, tác giả có ghi rò người kể, địa chỉ, tuổi tác và có những dị bản xoay quanh một câu chuyện. Đây là công trình có tính khởi đầu cho khuynh hướng nghiên cứu chuyên sâu về truyện dân gian Khmer Nam Bộ. Sau tác giả này, các công trình về VHDG Khmer ở các địa phương, do các trường đại học khu vực phía Nam chủ trì, đã tiến hành điền dã, sưu tầm và văn bản hóa với số lượng tác phẩm VHDG khá phong phú và đa dạng. Sản phẩm của các đợt điền dã sưu tầm đã được in thành sách, tiêu biểu có: VHDG Đồng bằng Sông Cửu Long [69]; VHDG Sóc Trăng [24], VHDG Bạc Liêu [25], Tích xưa về người Khmer ở Sóc Trăng [117], ... Ngoài ra còn một số tài liệu sưu tầm của Hội Văn học -Nghệ thuật


các tỉnh thành trong khu vực nhưng vẫn còn ở dạng bản thảo. Điểm chung của nhóm công trình này là sưu tầm và giới thiệu nguồn truyện hiện tồn trong đời sống, có kết hợp với việc ghi lại tên tuổi, nghề nghiệp của người kể và địa điểm sưu tầm. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của hướng nghiên cứu trước nay vẫn là sự tổng hợp và chuyển thành văn bản để công bố dưới dạng các tập tài liệu và sách xuất bản. Theo Phạm Tiết Khánh, đến năm 2007, đã có 195 bản kể các thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích Khmer [68, tr.11]. Sau năm này, một số công trình tiếp tục việc sưu tầm theo thể loại: luận văn Giá trị văn hóa thực tiễn của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ [71] có tổng hợp được 100 truyện cười Khmer. Tiền Văn Triệu sưu tầm và giới thiệu 42 truyện dân gian Khmer in trong quyển Tích xưa về người Khmer Sóc Trăng [117]. Luận văn Đặc điểm truyện ngụ ngôn Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long [112] có tổng hợp được 54 truyện ngụ ngôn. Qua đó, có thể thấy vấn đề tìm hiểu truyện dân gian Khmer Nam Bộ trong thế kỉ XX còn dừng lại ở dạng sưu tầm và biên soạn; có nghiên cứu bước đầu ở mức độ khái niệm và một vài đặc điểm về thi pháp dựa trên việc văn bản hoá tài liệu sưu tầm. Mặc dù vậy, số lượng các công trình nghiên cứu VHDG Khmer còn khiêm tốn so với nhiều tộc người khác. May mắn thay, đặc điểm cuối trong những năm gần đây đã được khắc phục bằng việc các luận án, luận văn đã dần hướng về các đề tài về nguồn VHDG Khmer Nam Bộ.

Liên quan đến nhóm các tài liệu xuất bản còn có nhóm công trình ở dạng tuyển tập, tổng tập VHDG như Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân tộc ít người [12]; Ngụ ngôn các dân tộc thiểu số Việt Nam [39]; Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam (tập 3) [133]; Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam [132] … Do tính chất “tuyển” và “tổng” của các công trình dạng này nên cách tiếp cận chủ yếu của các tác giả là tập hợp từ nhiều tài liệu đã xuất bản và một số tài liệu sưu tầm. Với mục đích phân loại và lưu trữ,

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí