Thêm nữa, gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có những cơ sở chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử thông qua các cuộc thi tìm hiểu lịch sử theo cách thức hiện đại sinh động, hoặc bằng facebook1. Mở rộng ra một số nước, chúng ta cũng có thể tìm thấy không ít kinh nghiệm kết hợp du lịch và truyền bá lịch sử truyền thống đã được khẳng định. Chẳng hạn chủ trương xây dựng công viên chủ đề (theme park) của Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản,...2. Hoặc kinh nghiệm phát triển văn học du lịch của Hàn Quốc3.
Về chương trình giảng dạy: hiện nay, kết cấu chương trình lịch sử địa phương dành 01-02 tiết dạy lịch sử đảng bộ huyện và khởi nghĩa Yên Thế, theo chúng tôi như vậy là thỏa đáng. Tuy nhiên, có thể kết hợp các thông tin lịch sử với các phiên bản văn hóa dân gian hoặc văn học viết để các giờ học sinh động và cũng là cơ hội để cung cấp những tri thức đa ngành và lối nghĩ đa dạng cho học sinh tự suy nghĩ tự lựa chọn cách hiểu, với sự hướng dẫn hoặc gợi ý của giáo viên. Thêm nữa, việc cung cấp các dạng văn bản khác nhau về một hiện tượng, theo chúng tôi cũng là cách khuyến khích sự năng động và cởi mở khi thể hiện ý kiến riêng của học sinh - một phẩm chất rất cần thiết của con người thời hiện đại.
Chúng tôi cho rằng, mảng giáo dục này rất cần gắn với quảng bá lễ hội lịch sử và chủ trương bảo tồn di tích lịch sử, đặc biệt là loại "Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia". Vì giáo dục lịch sử địa phương là cơ sở để nâng cao ý thức của người dân bản địa - những người trực tiếp thụ hưởng và lưu giữ di tích (cả vật thể lẫn phi vật thể), những người đại diện cho giá trị của di sản - khi đối diện và tiếp đón du khách.
2. Về việc tổ chức lễ hội Yên Thế, chúng tôi cho rằng, việc duy trì sự quản lí và tổ chức lễ hội của chính quyền như hiện nay đối với lễ hội Yên Thế là cần thiết. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tránh quản lý quá sâu, thậm chí "lấn
1 Xin xem kinh nghiệm này của một trường trung học cơ sở của tỉnh Ninh Bình tại http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/day-lich-su-cho-hoc-sinh-qua-facebook- 20161228065807599.htm
2 Xin xem ý kiến của ThS Lư Thị Thanh Lê tại http://www.baomoi.com/xay-dung-cong-vien-chu- de-truyen-kieu/c/17317921.epi
3 Tham luận “Phát triển du lịch văn học: kinh nghiệm Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam” của
PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền và TS. Nguyễn Thị Hiền trình bày tại Hội thảo Quốc gia “PHÁT TRIỂN VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ” do
Viện Văn học tổ chức tại Hà Nội, tháng 5.2014.
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Mục Tài Liệu Sách, Báo, Tạp Chí Tiếng Việt
- Những Quan Niệm Về Mối Quan Hệ Giữa Hư Cấu Và Sự Thực Lịch Sử Của Các Nhà Bình Điểm, Nghiên Cứu Văn Học Việt Nam Trước Và Sau Năm 1986
- Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 22
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
sân" cộng đồng trong việc tổ chức chương trình lễ hội, trong khi cộng đồng (nhất là Hội người cao tuổi, Hội Phật giáo, con cháu họ Hoàng,...) có khả năng tham gia vào việc tổ chức hoạt động này (hoặc giữ gìn các di tích lịch sử). Để nhận được sự đồng thuận cao hơn nữa từ phía người dân, các nhà quản lý phải lấy ý kiến từ cộng đồng, hỗ trợ cộng đồng tổ chức lễ hội, thay vì áp đặt chương trình có sẵn.Thực tiễn cho thấy, mô hình quản lý nào có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước (tại địa phương) với cộng đồng cư dân địa phương, để cộng đồng phát huy vai trò là chủ thể văn hóa thực sự trong hoạt động lễ hội, chính quyền quản lý các dịch vụ, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường,… thì hạn chế được nhiều mặt tiêu cực đang tồn tại trong lễ hội.
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy ban tổ chức lễ hội cần có sự phân biệt giữa nghi thức khai mạc và nghi thức tế lễ truyền thống. Trong đó, các nghi thức đám rước, tế lễ truyền thống vốn có của lễ hội Phồn Xương nên để cộng đồng thực hiện theo tập tục, đại diện cơ quan nhà nước không nên làm thay, ngay cả với nghi lễ thiêng liêng (dâng hương Hoàng Hoa Thám) trong lễ khai hội. Sau nghi thức tế lễ truyền thống, đại diện cơ quan nhà nước và du khách có thể thực hiện các nghi thức khai mạc mà không làm ảnh hưởng đến “tính thiêng” của lễ hội. Bên cạnh đó, việc thay đổi các nghi thức, về mặt thời gian và địa điểm, cần xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của cộng đồng mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc và giá trị di sản.
Về việc quảng bá: hiện nay, truyền thông đa phương tiện ngày càng có vai trò cao trong các hoạt động quảng bá. Hiện tại, việc quảng bá lễ hội Yên Thế đã được đa dạng hóa, tuy nhiên, những thông tin về lễ hội này các mạng xã hội Facebook, Youtube, Yahoo vẫn còn quá giản lược và đơn điệu, trong khi đây là kênh thông tin nhanh nhất đối với du khách mọi miền đất nước và cả du khách nước ngoài. Vì vậy, hiển nhiên đây là chỗ cần được các cơ quan liên quan chú trọng điều chỉnh, bổ sung.
Cuối cùng, theo chúng tôi, tất cả các hoạt động trên, bao gồm giáo dục và tổ chức lễ hội, cần đặt mục tiêu là tìm kiếm và tái hiện một nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám vừa sinh động vừa có giá trị khách quan.