Tiểu kết chương 3
Nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng TCLTDL tỉnh Bắc Giang, tác giả cũng đã tham khảo các chuyên gia, các cơ quan quản lí và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Phân tích tổng hợp các nguồn thông tin và đánh giá chọn lọc, qua đó làm rõ về các định hướng, mục tiêu và dự báo phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quy hoạch TCLTDL tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Đặc biệt công tác quảng bá xúc tiến phát triển du lịch được đánh giá là rất quan trọng trong thời đại phát triển du lịch với công nghệ 4.0 hiện nay. Thiết nghĩ công tác quảng bá hình ảnh tốt thì lượng khách và doanh thu sẽ tăng, từ đó ngành du lịch phát triển và sẽ chuyển biến về TCLTDL mạnh mẽ trên địa bàn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Tỉnh Bắc Giang vốn là một phần của dòng chảy văn hóa văn hóa Kinh Bắc cổ xưa (cùng với tỉnh Bắc Ninh), với bề dày lớp lớp trầm tích văn hóa dân gian Bắc Bộ. Với không gian của cây đa, giếng nước, sân đình, nón quai thao, khăn mỏ quạ, áo tứ thân..... Pha trộn cùng nét độc đáo đó là văn hóa của các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Hoa, Sán Chí... với đa dạng màu sắc văn hóa dân gian, dân tộc.
Tỉnh Bắc Giang có địa hình chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng nên phong cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Đặc biệt các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế còn giữ được khá nguyên vẹn nét hoang sơ của các cánh rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh. Địa hình bán sơn địa tạo phong cảnh hữu tình nên thơ mà không kém phần hùng vĩ của sông nước núi rừng.
Bắc Giang còn lưu giữ được khá nhiều các công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa dân gian Bắc Bộ như là cổ Thổ Hà (Việt Yên), các kiến trúc đình làng. Đặc biệt, kiến trúc Phật giáo đẹp và cổ kính tại các ngôi chùa cổ như chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm. Song song là kiến trúc Phật giáo thiền phái Trúc Lâm mới được xây dựng như Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, Tây Yên Tử... Đây là những không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân, nơi người dân gửi gắm niềm tin và mơ ước đời thường của mình.
Bắc Giang còn là mảnh đất trăm nghề với nhiều làng nghề thủ công truyền thống, như làng Ngòi (gốm), làng Vân (rượu), làng Thổ Hà (bánh đa), làng Kế (mỳ gạo, bánh đa), làng Tăng Tiến (mây tre đan)... Nguồn TNDL văn hóa này tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
2. Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, du lịch Bắc Giang đang trong quá trình hình thành và phát triển. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã chú trong tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử vãn hóa, các lễ hội và làng nghề truyền thống,... trên cơ sở đầu tư vốn và cơ sở hạ tầng. Sở VH, TT&DL tỉnh Bắc Giang cũng quan tâm đẩy mạnh xây dựng, phát triển và giới thiệu sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan. Lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tăng, doanh thu du lịch liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Hàng loạt các điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch đã được quy hoạch, đưa vào khai thác.
Để đóng góp vào sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Bắc Giang, ngoài vai trò của các tài nguyên du lịch, chính sách nhà nước, cơ hội hội nhập.....việc nghiên cứu
TCLTDL có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành các điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch ở Bắc Giang. Nghiên cứu TCLTDL là tiền đề cho mọi chính sách quy hoạch, đầu tư, phát triển ngành du lịch Bắc Giang.
3. Thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc cách mạng 4.0 đã mang đến những cơ hội lớn cho sự phát triển ngành du lịch Bắc Giang. Du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp đáng kể vào nguồn thu cho ngân sách tỉnh và tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, đặc biệt ở một số vùng sâu vùng xa kinh tế còn khó khăn như các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn.
Yếu tố quan trọng nhất trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bắc Giang là nguồn nhân lực. Bởi thực tế nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Hiện tại và trong tương lai, Bắc Giang cần đầu tư xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ công việc phát triển du lịch bền vững.
4. Trong thời gian tới, để du lịch Bắc Giang phát triển, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, về tổ chức quản lí, về hoạt động kinh doanh du lịch và vốn đầu tư, về nguồn lao động, thị trường, ... Đặc biệt, việc phát triển du lịch Bắc Giang phải dựa trên mối quan hệ liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận trong vùng TDMNPB. Phát triển du lịch Bắc Giang cần có sự tham gia của nhiều ban ngành, các cấp chính quyền, cũng như cộng đồng và xã hội. Trong đó, việc nhận thức, vận dụng linh hoạt các chính sách và chiến lược vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong từng thời điểm nhất định có ý nghĩa cực kì quan trọng. Đồng thời, nghiên cứu TCLTDL tỉnh Bắc Giang sẽ góp phần nhìn nhận rõ hơn hiện trạng và tiềm năng, từ đó đưa ra những quy hoạch, định hướng khai thác phát triển du lịch hiệu qủa và bền vững. Làm tốt những điều này, chắc chắn sẽ góp phần khai thác hiệu quả và phát huy được tiềm năng, tạo tiền đề đưa du lịch Bắc Giang phát triển bền vững, khẳng định được vị thế của mình với du lịch cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Quản lý Di tích tỉnh Bắc Giang. 2012. Di tích Bắc Giang. NXB Thông tấn Hà Nội. Hà Nội
2. Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. 2012. Những Giá trị Văn hóa cổ truyền tỉnh Bắc Giang.
NXB Thông tấn Hà Nội. Hà Nội.
3. Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. 2013. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bảo tồn, Khai thác, Phát huy giá trị Văn hóa Phi vật thể các Dân tộc Thiểu số tỉnh Bắc Giang, NXB Thông tấn Hà Nội. Hà Nội.
4. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. 2012. Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, và Tầm nhìn đến năm 2030. NXB Lao động. Hà Nội.
5. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. 2012. Hỏi đáp Pháp luật về Di sản Văn hóa. Hà Nội.
6. Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch. 2013. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.
7. Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch. 2013. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.
8. Vũ Tuấn Cảnh. Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam. Đề tài Khoa học cấp Bộ. Hà Nội.
9. Vũ Tuấn Cảnh – Lê Thông. 1995. Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch du lịch. Tạp chí Du lịch và Phát triển.
10. Nguyễn Thế Chính (Chủ nhiệm đề tài). Nghiên cứu tiềm năng, đề xuất phương án xây dựng mô hình quản lý phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa, sinh thái và phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bắc Giang. Sở VH – TT & DL tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang.
11. Trần Thị Minh Hòa (chủ biên). 2015. Du lịch Việt Nam thời kì đổi mới. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.
12. Nguyễn Đình Hòe. 2001. Du lịch bền vững. Hà Nội.
13. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang. 2006. Nghị quyết số 06/2006/NQ-HĐND về Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2006-2020. Hà Nội.
14. Phạm Trung Lương. 1999. Tài nguyên và Môi trường du lịch Việt Nam. NXB Giáo Dục. Hà Nội.
15. Phạm Trung Lương (chủ biên). 2002. Du lịch sinh thái, những vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo Dục. Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Phương Nga. 2016. Phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập. Luận án Tiến sỹ Khoa học Địa lý. Trường ĐHSP Hà Nội. Hà Nội.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 2017. Luật Du lịch, Luật số 09/2017. QH14. Hà Nội.
18. Lưu Xuân San. 2013. Một số giải pháp cây dựng mô hình du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sỹ Khoa học quản lý thông tin. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa. Hà Nội.
19. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang. 2016. Báo cáo tổng kết tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2014 – 2016. Bắc Giang
20. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Bắc Giang. 2018. Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Bắc Giang.
21. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang. 2011. Du lịch Bắc Giang. NXB Lao động. Bắc Giang.
22. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang. 2010. Hội thảo Chuyên đề “Du lịch Bắc Giang - Tiềm năng và định hướng phát triển”. Bắc Giang.
23. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang. 2002. Lễ hội Bắc Giang. Bắc Giang.
24. Ngô Văn Trụ. 2011. Văn hóa Bắc Giang – Một góc nhìn. NXB Văn hóa – Thông tin. Hà Nội.
25. Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa. 2017. Địa lí du lịch, cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo Dục Việt Nam. Hà Nội.
26. Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ. 1998. Tổ chức lãnh thổ du lịch. NXB Giáo Dục. Hà Nội.
27. Tỉnh Ủy Bắc Giang. 2011. 5 Chương trình Phát triển Kinh tế - Xã hội Trọng tâm Giai đoạn 2011- 2015, Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Lần Thứ XVII. Bắc Giang.
28. Tổng cục Du lịch. 2012. Báo cáo tóm tắt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. NXB Lao động. Hà Nội.
29. Tổng cục du lịch. 2006. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020. Hà Nội.
30. Tổng cục thông kê. Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2000 – 2016. NXB Thống kê. Hà Nội
31. Tổng cục thống kê - Cục thống kê Bắc Giang. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang các năm 2010 - 2016. Bắc Giang.
32. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang. Thống kê năm 2017.
33. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. 2011. Hội thảo Chuyên đề “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Hà Nội.
34. Bùi Thị Hải Yến (n.d). Quy hoạch Du lịch. NXB Giáo Dục.
II. Tài liệu webside
35. Trang web: www.dulichbacgiang.gov.vn; www.vanhoabacgiang.vn.
36. Trang web: https://vi.m.wikipedia.org
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH DU LỊCH BẮC GIANG
Ảnh 2.1: Rừng nguyên sinh Khe Rỗ | Ảnh 2.2: Rừng nguyên sinh Khe Rỗ |
. | |
Ảnh 2.3. Thắng cảnh suối nước vàng: thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam | Ảnh 2.4. Thắng cảnh suối nước vàng: thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam |
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Báo Lượng Khách Du Lịch Đến Bắc Giang Giai Đoạn 2020 - 2030
- Bản Đồ Định Hướng Không Gian Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bắc Giang
- Giải Pháp Phát Triển Và Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Bắc Giang
- Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang - 16
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Ảnh 2.5. Nhà Ga cáp treo khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử | Ảnh 2.6. Đồng Cao: thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động |
Ảnh 2.7. Đồng cao | Ảnh 2.8. Thác Thùm Thùm (Suối Mỡ) |
.
Ảnh 2.9. Hồ Khuôn Thần | Ảnh 2.10. Hồ Cấm Sơn |
Ảnh 2.11. Sông Thương | Ảnh 2.12. Sông Lục Nam |