Tác Động Của Các Hiện Tượng Khí Hậu Cực Đoan Tới Sinh Kế Của Hộ Nghèo


Bảng 3.4: Bảng tổng hợp nguồn sinh kế


Nguồn sinh kế

Đơn vị tính

Trung bình

toàn xã

Hộ nghèo

Tổng thu nhập bình quân trên đầu người

Đồng/người/ năm

9.000.000

2.000.000 - 2.500.000

Trồng trọt

%

75

85

o Lúa

%

15

25

o Ngô

%

5

10

o Mía

%

53

50

o Khác

%

2

0

Chăn nuôi

%

20

10

o Chăn nuôi lợn

%

13

7

o Chăn nuôi gia cầm

%

5

3

o Chăn nuôi gia súc

%

2

0

Lâm nghiệp

%

4

0

Dịch vụ thương mại

%

Khác

%

1

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình - 7

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)

Qua bảng trên thấy rằng, thu nhập của hộ nghèo là rất ít, Hai loại cây trồng chính mang lại thu nhập cho hộ nghèo là cây lúa chiếm 25 % và cây mía chiếm 50%, chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất ít chỉ có 10%, họ không có thu nhập từ dịch vụ và lâm nghiệp. Thu nhập khác là từ làm thuê, làm mướn chỉ chiếm 5% trong tổng số thu nhập.


Bảng 3.5: Bảng tổng hợp tài sản của hộ nghèo


Loại tài sản

Đơn vị

Số liệu

Tỷ lệ số hộ có/tổng số hộ

Ghi chú

Lúa

m2

800

90/90


Ngô

m2

500

20/90

Ngô trồng trên đồi

Mía

m2

1500

90/90


Khác

m2

200

25/90

Trồng rau, đậu

Lợn

con

2

26/90

Trung bình bán 2 con/năm

con

25

70/90

Thường sử dụng vào cải thiện bữa ăn

Trâu bò

con

1

6/90

Rất ít hộ có trâu bò, khi cầy bừa phải đi thuê hoặc đổi công

Nhà

Cái

1

90/90


Xe đạp

Cái

1

87/90


Xe máy

Cái

1

8/90

Xe máy tàu đã cũ

Ti vi, đài

Cái

1

60/90

Ti vi đã cũ, đài loại nhỏ

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)


Hộ nghèo cũng có nguồn lực hạn chế thiếu đất đất canh tác mỗi hộ trung bình chỉ có 1500-2000 m2, thiếu sức kéo phần lớn không có trâu bò, phương tiên đi lại thiếut, tiếp cận thông tin kém...chính vì vậy họ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn trong cộng đồng hiện nay.


3.3. Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan tới sinh kế của hộ nghèo


Qua phỏng vấn trực tiếp kết hợp với thảo luận nhóm các hộ nghèo về mức độ và tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp đánh giá mức độ và tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan tới nông nghiệp của hộ nghèo


Đối tượng bị tác động

Các hiện tượng khí hậu cực đoan

Hạn hán

Mưa lũ

Rét đậm, rét hại

Mức độ tác động

Các tác động

Mức độ tác động

Các tác động

Mức độ tác động

Các tác động

Lúa

Mức độ cao

- Giảm diện tích lúa

- Giảm năng suất

- Sâu bệnh tăng

Mức độ cao

- Mất trắng

- Giảm năng suất

Mức độ trung bình

Tăng chi phí

Ngô

Mức độ trung bình

Giảm năng suất

Mức độ thấp


Mức độ thấp


Mía

Mức độ trung bình

Làm chết mía ở giai đoạn

trồng

Mức độ cao

- Mất trắng

- Giảm năng suất

Mức độ trung bình

Tăng chi phí

CN lợn

Mức độ thấp


Mức độ thấp


Mức độ trung bình


CN gia cầm

Mức độ thấp


Mức độ thấp


Mức độ trung bình


CN gia súc

Mức độ thấp


Mức độ thấp


Mức độ cao

Làm chết

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)


Thông qua các cuộc họp với các hộ nghèo, chúng tôi đã tiến hành xây dựng và thống nhất người dân trên địa bàn nghiên cứu các tiêu chí đánh giá tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan với 100% số người đồng ý cụ thể như sau: Mức độ tác động cao là mức làm mất trắng 1000 m2/năm/hộ trở lên, giảm diện tích, giảm năng suất từ 30% trở lên đối với cây trồng, làm chết 2 con trâu trở lên/năm/hộ đối với vật nuôi. Mức độ tác động trung bình là mức làm mất trắng từ 200-1000 m2/năm/hộ, giảm diện tích, giảm năng suất từ 20-30% đối với cây trồng, làm chết 1 con trâu/năm/hộ đối với vật nuôi. Mức độ tác động thấp là mức làm mất trắng dưới 200 m2/năm/hộ, giảm diện tích, giảm năng suất dưới 10% đối với cây trồng. Căn cứ vào thực tế kết hợp với các tiêu chí đã xây dựng người dân đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Qua bảng trên ta thấy rằng, hạn hán và mưa lũ là hai hiện tượng khí hậu cực đoan tác động lớn nhất tới sinh kế của hộ nghèo. Hạn hán tác động tới trồng lúa ở mức độ cao làm giảm năng suất, giảm diện tích, góp phần gia tăng sâu bệnh. Đối với ngô và mía, hạn hán tác động ở mức trung bình làm giảm năng suất đối với ngô, làm chết mía ở giai đoạn trồng. Đối với chăn nuôi, tác động là không đáng kể. Mưa lũ cũng tác động rất lớn tới cây trồng đặc biệt là lúa và mía, chúng làm mất trắng, giảm năng suất, giảm giá trị. Đối với chăn nuôi, mưa lũ chỉ có tác động rất nhỏ. Bên cạnh hạn hán và mưa lũ, rét đậm rét hại cũng tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp của hộ dân trong đó chăn nuôi làm chết rất nhiều gia súc lớn, trồng lúa và trồng mía bị tác động ở mức trung bình cụ thể làm tăng chi phí đầu vào sản suất như gieo mạ nhiều lần, trồng lại mía…

Không những gây thiệt hại trực tiếp tới nguồn thu nhập của bà con, các hiện tượng khí hậu cực đoan còn tác động tới tập quán canh tác, thay đổi lịch thời vụ ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng cây trồng. Qua điều tra cho thấy trong những năm trở lại đây lịch thời vụ bị dịch chuyển do các hiện tượng khí hậu đặc biệt là


hạn hán từ 1 – 1,5 tháng. Sự dịch chuyển này là rất bất lợi cho cây trồng đặc biệt là trồng lúa, nó làm giảm năng suất, gia tăng sâu bệnh…Điều đặc biệt hơn nữa là bà con bị mất một vụ đông do không thể cấy sớm hơn dự kiến, như vậy thu nhập của bà con giảm xuống rò rệt (ước tính khoảng 20% thu nhập so với trước đó). Lịch thời vụ được thể hiện rò qua bảng sau:

Bảng 3.7: Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan tới lịch thời vụ



Thời gian


T1


T2


T3


T4


T5


T6


T7


T8


T9


T10

T 11

T 12

Hiện nay

Lúa













Mía














Vụ đông













5 năm trước đây

Lúa















Mía














Vụ đông















10 năm trước đây

Lúa














Mía















Vụ đông















20 năm trước đây

Lúa














Mía















Vụ đông













(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)


Ghi chú:





Nông lịch của lúa Nông lịch của mía Nông lịch vụ đông


Như đã phân tích ở trên kết hợp với kết quả thu được từ bảng 3.8 và 3.9 cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đặc biệt là hạn hán ảnh hưởng rất rò rệt tới sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo: năng suất lúa giảm 10-30% so với trước khi xuất hiện, năng suất ngô giảm từ 45 tạ/ha đầu năm 2009 xuống còn 35 tạ/ha 6 tháng cuối năm 2009 (UBND xã Tây Phong, 2009). Bên cạnh đó lịch thời vụ bị thay đổi, cây trồng không được gieo trồng đúng thời vụ đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sâu bệnh gây hại ngày càng nhiều (dịch Rầy gây hại lúa, 2010, bệnh vàng lùn sọc đen hại lúa 2009, 2010). Đặc biệt nghiêm trọng hơn là diện tích lúa chuyển đổi sang trồng mía là rất lớn: năm 2004 là 157,3 ha đến năm 2009 chỉ còn 56,5 ha (UBND xã Tây Phong, 2009). Sau khi tìm hiểu nguyên nhân về việc giảm diện tích lúa, chúng tôi thu được kết quả như sau:


Diện tích lúa giảm

Bỏ hoang (1% DT)

Chuyển sang trồng mía (98% DT)

Chuyển sang mục đích khác (1% DT)



Do hạn hán

Giảm 70% diện tích (90/90 người được hỏi đồng ý)

Mía được giá

Giảm 30% diện tích (90/90 người được hỏi đồng ý)

Hình 3.6: Cây vấn đề về diện tích lúa giảm


Qua hình trên ta thấy, diện tích lúa giảm là do 2 nguyên nhân chính: i) hạn hán kéo dài không có nước để trồng lúa trên các diện tích ruộng bậc thang vốn dĩ mất nước rất nhanh, ii) mía trong mấy năm gần đây được giá so với các cây trồng khác mặc dù đầu tư lớn nhưng người dân vẫn chọn cây mía làm cây để sản xuất.

Như chúng ta cũng biết, lúa là cây trồng cung cấp lương thực cho người dân đặc biệt là hộ nghèo mặc dù trồng lúa không mang lại kinh tế cao nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn về mặt an toàn lương thực, an sinh xã hội. Qua phỏng vấn các hộ dân thấy rằng, 100% các hộ đều trả lời nếu có đủ nước sẽ tiếp tục trồng lúa để đảm bảo lương thực. Mía là cây trồng mang lại lợi nhuận cao hơn một số cây trồng khác khi thị trường ổn định bán được giá cao, nhưng nếu rớt giá thì nông dân gặp rất nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, đầu tư cho mía là gánh nặng đối với các hộ nghèo (gấp 6-7 lần so với trồng lúa) và đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn gây ra những tổn thương khi mất mùa hay rớt giá. Mía là cây trồng gây hại cho đất: cứ 2 năm trồng mía thì phải cho đất nghỉ một năm (phỏng vấn hộ dân), cây mía cũng là cây trồng yêu cầu đầu tư phân bón hóa học cao, cần sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, nếu không có biện pháp canh tác hợp lý sẽ gây tác động nguy hại tới môi trường đặc biệt là môi trường đất. Đây là thực trạng của huyện Cao Phong nói chung, xã Tây Phong nói riêng, nếu không có giải pháp phù hợp sẽ ảnh hưởng tới phát triển sinh kế bền vững tại địa phương. Dưới đây là bảng hoạch toán trồng mía và trồng lúa.


Bảng 3.8: Bảng hoạch toán trồng lúa và trồng mía


Thời gian


Mục chi

Hiện nay

(Tính cho 1000 m2/12 tháng, đvt: đồng)

5 năm trước đây

(Tính cho 1000 m2/12 tháng, đvt: đồng)

Lúa

Mía

Lúa

Mía

Tổng chi

1.361.880

6.984.900

521.920

3.449.600

Phân bón

764.000

4.170.000

336.000

1.930.000

Giống

350.000

1.500.000

100.000

1.000.000

ThuốcBVTV

50.000

300.000

30.000

150.000

Lãi ngân hàng

197.880

1.014.900

55.920

369.600

Tổng thu

4.200.000

12.000.000

2.800.000

9.000.000

Hoạch toán

2.838.120

5.015.100

2.278.080

5.550.400

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)


Qua Bảng 3.8 ta thấy, đầu tư cho sản xuất mía gấp 6-7 lần trồng lúa nhưng lợi nhuận thu được trên cùng một đơn vị diện tích cùng một thời gian chỉ gấp 2 lần trồng lúa. Điều này minh chứng rằng diện tích lúa giảm không chỉ bởi trồng mía thu được nhiều lợi nhuận.

Như vậy, hạn hán là nguyên nhân lớn dẫn tới diện thích lúa giảm, ảnh hưởng tới an ninh lương thực và an sinh xã hội. Điều này phù hợp với kết quả điều tra: hộ nghèo là đối tượng chịu tác động lớn nhất bởi những hiện tượng khí hậu cực đoan và được thể hệ qua bảng sau:

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí