Bảng Xếp Hạng Loại Hộ Bị Ảnh Hưởng Bởi Các Hiện Tượng Khí Hậu Cực Đoan


Bảng 3.9: Bảng xếp hạng loại hộ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan


Loại hộ

Khá

Trung bình

Nghèo

Xếp hạng

3

2

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình - 8

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)


Qua bảng trên cho thấy, hộ nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan tương ứng với số 1, các hộ trung bình bị ảnh hưởng ít hơn tương ứng với số 2, các hộ khá bị ảnh hưởng ít nhất tương ứng với số 3.

Bằng phương pháp vẽ bản đồ và phương pháp cho điểm đánh giá mức độ tổn thương do tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu thấy rằng, các xóm có tỷ lệ hộ nghèo cao cũng là những nơi bị ảnh hưởng lớn do các hiện tượng khí hậu cực đoan, duy chỉ có 2 xóm Chao và xóm Khạ có tỷ lệ hộ nghèo cao mà không bị ảnh hưởng nhiều do các hiện tượng khí hậu cực đoan. Qua khảo sát thực tế thấy rằng, 2 xóm này có địa hình cao, giáp với núi đá nên diện tích trồng trọt ít và gần nguồn nước hơn, ít bị ảnh hưởng bởi hạn hán và mưa lũ. Nhưng diện tích đất canh tác ít, nguồn thu nhập có nhiều hạn chế chính vì vậy tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các xóm ở vùng thấp

Các hiện tượng khí hậu cực đoan là yếu tố trực tiếp tác động tới sản xuất nông nghiệp, nguồn sinh kế của hộ nghèo trong đó:

- Tăng sự rủi ro cho hộ nghèo: Trồng mía đầu tư lớn, rủi ro cao (rủi ro từ thiên nhiên, rủi ro thị trường bấp bênh)

- Thay đổi cơ cấu cây tròng, cơ cấu mùa vụ: mất một vụ đông (thu nhập giảm 20%), lịch thời vụ chậm so góp phần làm dịch bệnh ra tăng

- Giảm thu nhập, tăng chi phí: gia súc, gia cầm chết rét, mất vụ đông, giảm năng suất, giá trị cây trồng


3.4. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu‌


3.4.1 Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương (huyện, xã)

Hiện nay, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Cao Phong nói riêng chưa có bộ phận phụ trách việc phòng chống hay thích ứng với BĐKH mà các hoạt động dựa vào ban phòng chống lũ bão ở các cấp từ tỉnh tới xã. Sau đây là sơ đồ quản lý theo dòi của ban phòng chống bão lũ.


Ban chỉ huy Phòng, chống bão lũ Tỉnh Hòa Bình

Ban chỉ huy Phòng, chống bão lũ huyện Cao Phong


Ban chỉ huy Phòng, chống bão lũ các xã, phương


Ban thực thi thôn

Hình 3.7: Sơ đồ tổ chức Phòng chống bão lũ tỉnh Hòa Bình


Năng lực nhân lực:


Cấp huyện: Chủ tịch UBND huyện là Trưởng ban phòng chống bão lũ huyện, Phó ban là các phó chủ tịch UBND huyện và Trưởng phòng NN&PTNT là phó ban trường trực, Ủy viên là trưởng các phòng ban ngành trong toàn huyện, chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

Cấp xã: Trưởng ban là Chủ tịch UBND xã, Ủy viên gồm xã đội trưởng, công an xã, đoàn thanh niên, trưởng xóm các thôn, đại diện phụ nữ xã


Cấp thôn: Trưởng ban là Trưởng thôn, Ủy viên gồm công an viên thôn, chi hội trưởng hội nông dân, đoàn thanh niên, đại diện hội phụ nữ, đại diện hội cựu chiến binh thôn.

Năng lực tài chính:


Cấp huyện: Theo cán bộ NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết, huyện được hỗ trợ 90 triệu đồng/năm từ vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác phòng chống bão lũ để mua các dụng cụ như: quốc, xẻng, bao tải, đèn pin, quần áo bảo hộ lao động, công trực phòng chống lũ bão…

Cấp xã, thôn: Hiện nay, ở cấp xã chưa có kinh phí phân bổ phục phục vụ cho công tác phòng chống bão lũ.

Năng lực chuyên môn


Cấp huyện: Theo cán bộ NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết, Ban phòng chống bão lũ huyện được tập huấn 1 lần/2-3 năm về các tình huống xử lý lũ bão khi xảy ra.

Cấp xã: Trưởng ban phòng chống bão lũ xã 2 – 3 năm được tập huấn 1 lần về các tình huống xử lý lũ bão khi xảy ra, khi xảy ra thiên tai.

Năng lực thông tin:


Hiện nay, xã Tây Phong có hệ thống thông tin liên lạc hoạt động tốt khi sự cố xảy ra hoặc triển khai công tác phòng chống bão lũ đều được thông báo cho cấp huyện kịp thời xử lý và ngược lại.

Quy trình triển khai công tác phòng chống lũ bão:Ban phòng chống lũ bão huyện phân công cán bộ trực phòng chống bão lũ 24/24 tại trụ sở.

Khi xảy ra thiên tai, cấp huyện chỉ đạo trực tiếp xuống cấp xã triển khai công tác phòng chống bão lũ và thực hiện theo nguyên tắc 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).


Hạn chế


Năng lực chuyên môn: Công tác phòng chống lũ bão tại địa phương còn mang tính sự vụ, chưa có kế hoạch chiến lược cụ thể. Tập huấn công tác phòng chống bão lũ còn ít, chưa được tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

Chính sách: Chưa có chính sách hỗ trợ tài chính phòng chống lũ bão cho cấp xã


Tài chính: Theo cán bộ NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết, tài chính dành cho phòng chống bão lũ là rất ít, không đủ để triển khai hỗ trợ tới tất các các xã phường trên địa bàn.

3.4.2 Năng lực thích ứng của hộ nghèo với biến đổi khí hậu


Qua phỏng vấn 90 hộ dân và lãnh đạo địa phương, tác giả đã thống kê về sự hiểu biết chung về biến đổi khí hậu (khí hậu cực đoan, thiên tai) kết quả được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.10: Bảng tổng hợp đánh giá nhận thức người dân xã Tây Phong về BĐKH


Nhận thức của người dân

Số người trả lời

Tỷ lệ

Nguồn thông tin

Không biết gì

55/95

57,8 %


Biết một vài thông tin

45/95

42,2%

Tivi, đài báo

Biết rất rò

0

0


(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)

Nhìn chung, sự nhận thức rò ràng của người dân về biến đổi khí hậu còn hạn chế, họ chỉ biết một số thông tin về biến đổi khí hậu thông qua phương tiện thông tin đại chúng, 100% người dân được hỏi chưa được tham gia bất kỳ cuộc truyền thông, hội thảo hay tập huấn về biến đổi khí hậu. Họ chưa nhận thức được rằng, các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, mưa lũ, rét đậm rét hại… là các biểu hiện của BĐKH.

Qua kết quả phỏng vấn thấy rằng, năng lực thích ứng của hộ nghèo được trình bày qua bảng sau:


Bảng 3.11: Năng lực thích ứng của hộ nghèo


Hiện tượng khí hậu cực

đoan

Năng lực thích ứng của hộ nghèo

Điểm mạnh

Hạn chế


Năng lực về tài chính:



Thu nhập từ 2 triệu – 2,5 triệu

Số vốn vay và hộ nghèo được vay


động/người/năm. 70% số hộ

còn ít so nhu cầu vay vốn của hộ


nghèo phỏng vấn được vay vốn

nghèo


với vốn vay trung bình từ 2-5



triệu đồng/hộ với lãi suất ưu đãi



(0,6%/năm) để đầu tư sản xuất từ



Ngân hàng chính sách.




- 100% hộ nghèo cho rằng số buổi



tập huấn còn ít, thời gian tập huấn



ngắn, nội dung tập huấn chưa sát với


Hạn hán, mưa lũ, rét đậm rét hại

Năng lực về kiến thức

- Hàng năm hộ nghèo được tập huấn sử dụng vốn theo chương trình vay vốn của Ngân hàng chính sách.

thực tế nhu cầu của nông dân

- 77% hộ nghèo được hỏi chưa thực hiện thành thục hoạch toán trong đầu tư sản xuất

- 100% hộ nghèo chưa biết sử dụng

kỹ thuật phòng trừ dịch hại cho mía,


- 100% hộ nghèo được hỏi đều biết cách chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mía

kỹ thuật bón phân cho mía đúng cách…

- 100% chưa biết cách áp dụng kỹ

thuật phối trộn thức ăn, phòng trừ



dịch bện đúng kỹ thuật



- 100% chưa áp dụng đúng kỹ thuật



bón phân cho lúa và phòng trừ dịch



hại


Năng lực về thông tin

67% hộ nghèo được hỏi có đài hoặc ti vi

100% hộ nghèo trả lời chưa được tiếp cận với các kênh thông tin về thị

trường hay tư vấn kỹ thuật

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)


Qua bảng trên cho thấy năng lực thích ứng của hộ nghèo còn nhiều hạn chế, họ chưa có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.

3.5. Đề xuất các cơ sở thích ứng với khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu


Qua các kết quả thu thập, điều tra và phân tích đã trình bày ở các phần trên, chúng tôi xin đề xuất một số cơ sở về tài chính, năng lực kỹ thuật, nhân lực, thông tin, chính sách… để làm tăng khả năng thích ứng với hiện tượng khí hậu cực đoan trong bối cảnh BĐKH, đặc biệt là hộ nghèo.

Tài chính


Đối với cấp chính quyền địa phương: Cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho ban phòng chống bão lũ cấp xã để triển khai công tác phòng chống bão lũ tránh các tổn thất đối với người dân.

Đối với hộ nghèo: Ngân hàng chính sách xã hội huyện cần tạo điều kiện để số hộ nghèo được vay vốn nhiều hơn với vốn vay lớn hơn để hộ nghèo chủ động động hơn trong việc đầu tư tái sản xuất. Tiếp tục duy trì phát triển các nguồn sinh kế sẵn có bên cạnh phát triển các nguồn sinh kế khác như phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp…

Năng lực kỹ thuật


Đối với cấp chính quyền địa phương: Cần nâng cao kiến thức cho cán bộ phòng chống bão lũ địa phương đặc biệt là cấp xã thông qua các cuộc tập huấn về phòng chống bão lũ, thích ứng với hiện thượng khí hậu cực đoan. Cần có kế hoạch phòng chống bão lũ cụ thể và hiệu quả.

Đối với các hộ nghèo: Nâng kiến thức, kỹ năng sử dụng vốn, kỹ thuật canh tác cải tiến cho lúa và mía thông qua các buổi tập huấn, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.


Thông tin


Duy trì hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên giữa xã Tây Phong và Ban phòng chống bão lũ huyện Cao Phong, tiếp tục thực hiện việc trực phòng chống và thực hiện theo nguyên tắc 4 tại chỗ.

Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể xã hội như Hội cực chiến binh, Hội nông dân, Hội Phụ nữ tuyên truyền phổ biến các thông tin cho các hộ nghèo không có điều kiện tiếp cập với các nguồn thông tin về giá cả thị trường, tư vấn kỹ thuật.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Kết luận


1) Xã Tây Phong có đặc điểm khí hậu đặc trưng của vùng, nhiệt độ trung bình từ 1985 trở lại đây dao động từ 22,50 C đến 24,50 C có diễn biến tăng dần, số ngày có nhiệt độ <100C và <150C cũng có chiều tăng trong 10 năm trở lại dây.Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1082 mm (1991) đến 2507 mm (2005) nhưng chỉ tập chung vào các tháng giữa năm từ tháng 5 đến tháng 9, số tháng có lượng mưa <150 mm có diễn biến tăng dần;

2) Có 4 loại hiện tượng khí hậu cực đoan là: Mưa lũ, hạn hán, rét đậm rét hại và mưa đá, trong đó tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng lần lượt là hạn hán, mưa lũ và rét đậm rét hại, chúng có tác động mạnh mẽ tới sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo như giảm năng suất, giảm diện tích lúa, thay đổi lịch thời vụ, sâu bệnh tăng, chết gia súc, đổ nhà….

3) Nguồn sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo chủ yếu là trồng trọt chiếm 80% tập trung vào 2 loại cây trồng chính là lúa và mía. Tỷ lệ chăn nuôi là rất nhỏ trong sinh kế của hộ gia đình đặc biệt là hộ nghèo chỉ chiếm 10% trong tổng thu nhập. Hộ nghèo cũng là hộ bị tổn thương nhiều nhất bởi tác động của hiện tượng khí hậu cực đoan;

4) Năng lực thích ứng của cộng đồng xã Tây Phong trong đó có hộ nghèo còn nhiều khó khăn mặc dù đã được cải thiện trong khoảng 5 năm trở lại đây với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương như: tài chính, kỹ thuật khi xảy ra sự cố. Hầu hết các hộ được hỏi đều không biết hoặc biết rất ít về biến đổi khí hậu, họ chưa nhận thức được rằng biến đổi khí hậu có các biểu hiện như các hiện tượng khí hậu cực đoan: hạn hán, mưa lũ, rét đậm rét hại… các hoạt động thích ứng chỉ mang tính thời vụ chưa có kế hoạch cụ thể.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí