Thời Gian, Địa Điểm, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu‌‌


gien phong phú của thiên nhiên. Tuy nhiên, rừng và hệ sinh thái rừng cũng chịu tác động đáng kể của sự biến đổi thời tiết và thiên tai.

Mỗi năm, bão và lốc xoáy làm đổ hàng chục ha cây rừng, phá hủy nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. Hạn hán kéo dài gây nguy cơ thiếu nước cho cây cối. Nắng nóng kết hợp khô hạn làm gia tăng cháy rừng trên địa bàn tỉnh, phá hủy hoàn toàn hệ sinh thái và đa dạng sinh học của rừng. Nhiều loại động vật, thực vật đã bị suy giảm nghiêm trọng do không thích nghi được với các điều kiện thay đổi của thời tiết và thiên tai hiện nay. (Viện khí tượng thủy văn và môi trường, 2011)

Theo một cán bộ thuộc Chi cục Bảo vệ Môi trường Hòa Bình, tại tỉnh Hòa Bình vấn đề “biến đổi khí hậu” được quan tâm và chú ý nhiều hơn trong mấy năm gần đây nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu hoặc kế hoạch cụ thể nào liên quan tới “tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu”. Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu các khía cạnh về biến đổi khí hậu là hết sức cấp thiết và là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu giảm thiểu thiệt hại mà nó gây ra đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân đặc biệt là hộ nghèo.


CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌

2.1. Thời gian nghiên cứu


Nghiên cứu được tiến hành chủ yếu trong giai đoạn từ tháng 04 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011.

2.2. Địa điểm nghiên cứu


Địa điểm nghiên cứu tại xã Tây Phong huyện Cao Phong Tỉnh Hòa Bình.


2.2.1. Điều kiện tự nhiên


Vị trí địa lý

Xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình có tọa độ địa lý 200 40’55’’ vĩ độ bắc và 105017’44’’ kinh độ đông, phía Bắc giáp thị trấn Cao Phong và xã Bắc Phong, phía Đông giáp xã Dũng Phong, phía Nam giáp xã Nam Phong, phía Tây giáp huyện Tân Lạc. Từ năm 2003 kể về trước, xã Tây Phong thuộc huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, nay thuộc huyện Cao Phong sau khi huyện Kỳ Sơn được tách thành 2 huyện Cao Phong và Kỳ Sơn. Xã Tây Phong cách thành Phố Hòa Bình 23 km về phía Tây Bắc,

nằm trên quốc lộ 6 đoạn km 92 đến km 92+700 về phía Tây Bắc thuận lợi cho giao thông, buôn bán và phát triển kinh tế.

Sơ đồ vị trí của xã Tây Phong được thể hiện trong hình 2.1.


Hình 2 1 Bản đồ xã Tây Phong  Đặc điểm địa hình Với diện tích tự 1


Hình 2.1: Bản đồ xã Tây Phong


Đặc điểm địa hình


Với diện tích tự nhiên là 2246 ha, Xã Tây Phong có đặc điểm địa hình khá đặc trưng của vùng miền núi, phần lớn diện tích là đồi thấp và núi đá vôi, diện tích đất nông nghiệp và đất ở chiếm tỷ lệ ít khoảng 12 % tổng diện tích. Theo đặc điểm địa hình xã chia làm 2 vùng khá rò rệt: vùng giáp núi đá gồm các xóm Chao, Khạ, Đồi, Nếp và Lãi. Khu vực này có đặc điểm địa hình cao là sát dãy núi đá vôi, địa hình phức tạp, có nhiều suối nhỏ chảy xuống khu vực ruộng bậc thang nhỏ, đất đai kém màu mỡ hơn, giao thông đi lại khó khăn; khu vực có địa hình bằng phẳng gồm các xóm Bảm, Đội Tây Phong, Xóm Bằng và Phố Bằng, Tây Sơn. Khu vực này có địa hình bằng phẳng hơn chủ yếu là đồi đất thấp và ruộng bậc thang có diện tích tương đối lớn, đất


đai màu mỡ hơn, giao thông thuận tiện chính vì vậy kinh tế ở vùng này cũng phát triển hơn, tỷ lệ hộ nghèo nhìn chung thấp hơn vùng gần núi đá vôi. Theo cán bộ địa chính xã Tây Phong: “xã có khoảng 20 suối lớn nhỏ cung cấp nước tưới cho toàn xã. Suối Bảm là một trong hai con suối lớn chảy qua địa phận xã nên khi có mưa lũ ảnh hưởng tới nhiều diện tích hoa màu của các hộ nông dân”.

Đặc điểm khí hậu

Xã Tây Phong nằm tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ chính vì vậy khí hậu của xã Tây Phong có đặc điểm khí hậu của vùng tiếp giáp giữa hai vùng này, do đó khí hậu vùng tương đối phức tạp. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,80C, nhưng mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp có thể xuống thấp tới 40C (2009), vào mùa hè nhiệt độ cao tăng rất cao có thời điểm lên tới 41,80C (2010). Lượng mưa trung bình 25 năm trở lại đây vào khoảng 1817,7 mm/năm, tính theo lượng mưa một năm chia 2 mùa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm (Trung tâm khí tượng thủy văn thành phố Hòa Bình, 2011).

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất qua một số thời điểm

Hiện trạng sử dụng đất của xã Tây Phong từ năm 2000 đến 2011 được thể hiện trong bảng 2.1

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất từ năm 2000 đến 2011


Năm

Loại đất

2000

(ha)

2004

(ha)

2007

(ha)

2009

(ha)

2011

(ha)

Đất trồng lúa

155,2

157,3

56,7

41,2

56,9

Đất trồng ngô, sắn

45,5

47

56

70

90

Đất trồng mía

53,2

43,0

250,5

300

300

Đất trồng màu

2

5

7

15

12

Tổng diện tích đất lâm nghiệp

543,4

556,7

567,1

638,4

657,3

Tổng cộng

799,3

809,0

937,3

1064,6

1116,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

( Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Tây Phong từ năm 2004 đến 2011)


Qua Bảng 2.1 cho thấy, hiện trạng mục đích sử dụng đất đã thay đổi từ năm 2000 trở lại đây, diện tích đất trồng lúa giảm một cách rò rệt 157,332 ha (2004) chỉ còn 56,7 ha năm (2007). Ngược lại diện tích đất trồng mía tăng rất mạnh từ 43,01 ha năm 2004 tăng lên 250,5 ha năm 2007. Qua điều tra thấy rằng hiện tượng trên xảy ra được cho là 2 nguyên nhân chính: i) hạn hán kéo dài không có nước để trồng lúa trên các diện tích ruộng bậc thang vốn dĩ mất nước rất nhanh, ii) cây mía trong mấy năm gần đây được giá so với các cây trồng khác mặc dù đầu tư lớn nhưng người dân vẫn chọn cây mía làm cây để sản xuất. Đây là thực trạng của xã Tây Phong nói riêng và huyện Cao Phong nói chung. Cây mía góp phần phát triển kinh tế nhưng đây là cây trồng cần đầu tư vốn lớn, bên cạnh đó cây mía là một trong cây trồng làm hại đất nên nếu không có giải pháp phù hợp giải quyết việc sử dụng đất hợp lý thì sẽ ảnh hưởng tới phát triển sinh kế bền vững của địa phương.

2.2.3. Tình hình kinh tế, xã hội


Xã Tây Phong có 10 xóm, 1167 hộ với 5018 nhân khẩu (UBND xã Tây Phong, 2009), theo số liệu điều tra năm 2011 xã có 1206 hộ với 5204 nhân khẩu. Tổng diện tích đất tự nhiên 2246 ha, đất nông nghiệp 252,3 ha, đất ở 161,35 ha, còn lại là đất lâm nghiệp, núi đá chiếm khoảng 98% tổng diện tích. Thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 85%, tổng sản lượng lương thực 1145 tấn/năm, cây trồng chủ yếu là mía và lúa, chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi gia cầm và gia súc lớn, thu nhập bình quân đầu người đạt 8,2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 19,9 % (UBND xã Tây Phong, 2009). Theo số liệu điều tra mới tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 chiếm 29%, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt khoảng 9,5 triệu đồng/người/năm.

Trong năm 2008 – 2009 có 3 cấp học với tổng số học sinh là 879 học sinh trong đó: mầm non 220 cháu; tiểu học 340 học sinh và trung học cơ sở có 319 học sinh. Công tác y tế năm 2009 khám chữa được 2364 lượt bệnh nhân, tiêm chủng cho 92 cháu, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 22%. (UBND xã Tây Phong, 2009).


2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu‌


2.3.1. Phương pháp luận


Sau khi xem xét các phương pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Chúng tôi thấy rằng phương pháp “phân tích tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng dựa vào cộng đồng” của Tổ chức CARE Intenational kết hợp với khung sinh kế bền vững SLF là phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nghiên cứu này.

Phương pháp phân thích tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng dựa vào cộng đồng (CVCA).

Khái niệm: CVCA là một phương pháp luận để thu thập, tổ chức và phân tích thông tin về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân. Nó cung cấp những hướng dẫn và công cụ cho nghiên cứu, phân tích và học hỏi có sự tham gia. Nó cũng tính đến vai trò của các cơ quan và chính sách quốc gia và địa phương trong thực hiện hoạt động thích ứng. (CARE International, 2010).

Phương pháp luận CVCA tạo ra một khuôn khổ phân tích khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp độ cộng đồng. Kết hợp kiến thức cộng đồng và dữ liệu khoa học để có được sự hiểu biết hơn về tác động của BĐKH tới địa phương.

CVCA tập trung vào mức độ cộng đồng nhưng kết hợp phân tích những vấn đề ở cấp độ vùng và quốc gia trong một nỗ lực để thúc đẩy một môi trường hỗ trợ cho sự thích ứng dựa vào cộng đồng.

Khung sinh kế bền vững (SLF).


SLF là chữ viết tắt của Sustainable Livelihoods Framework (Khung Sinh kế Bền vững) do Bộ Phát triển Hải ngoại Anh Quốc – DFID (Department For International


Development, 2001) phát triển, đã nêu lên những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế người dân.

DFID sử dụng định nghĩa sinh kế bền vững như sau:

“Một sinh kế thì bao gồm những năng lực, tài sản (bao gồm cả tài sản vật chất và tài nguyên xã hội) và các hoạt động cần thiết để làm phương tiện sinh sống. Một sinh kế là bền vững khi có thể đối phó và phục hồi từ các stress, các cú sốc, và duy trì được hoặc tăng cường được các khả năng và các tài sản này cho cả hiện tại và tương lai, trong khi không gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên”.


Chiến lược sinh

kế

N

h ằ m đ ặ t đ ư ợ

c

Tài sản sinh kế

ảnh hưởng 2 chiều


Phạm vi có thể bị tổn thương


- Các cú sốc

- Các xu hướng

- Thời vụ

Tiến trình thay đổi cơ cấu

Cơ cấu

- Các cấp chính quyền

- Đơn vị tư nhân

Tiến trình

- Luật Pháp

- Chính sách

- Văn hóa

- Thể chế tổ chức

Kết quả sinh kế

- Tăng thu nhập

- Tăng sự ổn định

- Giảm rủi ro

- Nâng cao an toàn lương thực

- Sử dụng bền vững hơn

các nguồn lợi tự nhiên

Hình 2.2: Khung sinh kế bền vững (SLF)


(Nguồn: DFID, 2001)


S

H

P

N

F

5 loại vốn trong khung sinh kế

Human capital (H): Nguồn vốn con người Natural capital (N): Nguồn vốn thiên nhiên Financial capital (F): Nguồn vốn tài chánh Social capital (P): Nguồn vốn xã hội Physical capital (S): Nguồn vốn vật chất


Khung SLF là một công cụ giúp hiểu về sinh kế, mục đích áp dụng khung sinh kế bao gồm:

- Mục đích chung nhất của khung SLF là giảm nghèo;


- Hiểu rò hơn về tất cả các khía cạnh của vấn đề nghèo;


- Giúp định ra các ưu tiên hành động;


- Giúp tìm ra chiến lược sinh kế phù hợp;


- Sử dụng khung sinh kế bền vững trong quá trình đánh giá tính dễ bị tổn thương.


Cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo cần kết hợp cả năm loại vốn để cải thiện chất lượng cuộc sống. Chỉ một loại vốn không thì có thể không đủ để tạo ra sinh kế bền vững nhưng không phải là phải cần tất cả các loại vốn với mức độ như nhau.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp thu thập thông tin


Phương pháp kế thừa tài liệu: Phương pháp kế thừa tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin từ các nguồn tài liệu sẵn có như: Sách, báo, luận văn trước, các báo cáo…

Các loại số liệu cần thu thập

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022