Phương Pháp/các Công Cụ Phân Tích Trong Nghiên Cứu


- Số liệu quan trắc: các chỉ số quan trắc cần thu thập để phục vụ nghiên cứu trong luân văn được thể hiện trong bảng sau

Bảng 2.2: Bảng chỉ số cần thu thập


Stt

Các chỉ số cần thu thập

Mục đích

Nơi cung cấp thông tin

1

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 1985 đến nay

Biết được diễn biến nhiệt độ trung bình từ 1985 đến nay

Trung tâm quan trắc TP Hòa Bình

2

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1985 đến nay

Biết được diễn biến lượng mưa trung bình từ 1985 đến nay

Trung tâm quan trắc TP Hòa Bình

3

Số ngày trong năm <100C,

<150C từ 1985 đến nay

Biết được diễn biến số ngày rét đậm rét hại từ 1985 đến nay

Trung tâm quan trắc TP Hòa Bình

4

Số tháng có lượng mưa

<150mm, <500mm,

1000mm từ 1985 đến nay

Biết được diễn biến các tháng có lượng mưa ít (hạn hán) trong năm từ 1985 đến nay

Trung tâm quan trắc TP Hòa Bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình - 5

- Các hiện tượng khí hậu cực đoan: Mưa lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại, nắng nóng..


Để có được các thông tin về các loại khí hậu cực đoan, chúng tôi thu thập số liệu từ 2 nguồn chính:

i) Nguồn thứ 1: Từ bác báo cáo phòng chống bão lũ hàng năm của huyện Cao Phong và báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã Tây Phong 5 năm trở lại đây

ii) Nguồn thứ 2: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa tại cộng đồng (biểu đồ lịch sử, bản đồ thiên tai)


- Số liệu về số hộ nghèo, thu nhập bình quân, các nguồn sinh kế của cộng đồng và hộ nghèo. Chúng tôi thu thập từ các báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã Tây Phong các năm 2008, 2009, 2010 và tổng hợp kết quả phỏng vấn hộ dân.

Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:


Đây là hình thức phỏng vấn sử dụng danh mục các câu hỏi chủ chốt như một bản hướng dẫn linh hoạt. Trong quá trình điều tra, nếu thấy có câu hỏi nào không phù hợp thì có thể thay đổi câu hỏi đó cho phù hợp. Mục đích sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin mang tính đại diện, các thông tin chuyên sâu, các kiến thức hay hiểu biến của cộng đồng hay hộ dân về BĐKH. Các đối tượng cần phỏng vấn như sau:

Phỏng vấn hộ dân: Để có được thông tin về các nguồn sinh kế; thu nhập; nhu cầu…của các hộ dân đặc biệt là nhận thức của họ về BĐKH, chúng tôi sử dụng danh mục câu hỏi (phụ lục 3), cách thức lựa chọn và phỏng vấn như sau:

Cách lựa chọn hộ: Lựa chọn 90 hộ nghèo tương đương với 30% số hộ nghèo toàn xã (theo tiêu chí hộ nghèo của Bộ thương binh và xã hộ năm 2011) để đảm bảo tính đại diện số hộ nghèo chia 3 vùng là: vùng núi cao, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa tương ứng 3 xóm (xã Tây Phong có 10 xóm) đại diện của 3 vùng, các hộ nghèo trong xóm được lựa chọn theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên và ít nhất 30% số người tham gia trên 45 tuổi

Cách phỏng vấn: Các hộ được lựa chọn được mời tới địa điểm nhất định (nhà văn hóa thôn, nhà hộ dân…) các hộ được phỏng vấn theo danh mục câu hỏi đã chuẩn bị trước

Phỏng vấn chính quyền địa phương: để thu thập thông tin chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển cũng như các hiểu biến và kinh nghiệm trong việc


tích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan….chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ địa phương, cách thức tiến hành như sau:

Thành phần tham gia phỏng vấn: Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện (Phó ban phòng chống bão lũ huyện), Chủ tịch UBND xã Tây Phong, 1 cán bộ phụ trách địa chính xã, 1 cán bộ khuyến nông xã, Chủ tịch hội phụ nữ xã, Chủ tịch hội nông dân xã và 10 trưởng xóm đại diện cho 10 xóm trong xã.

Cách thức phỏng vấn: i) Đối với Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện (Phó ban phòng chống lũ bão huyện), Chủ tịch UBND xã Tây Phong, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng các bảng hỏi (phụ lục 4). ii) Đối với các thành viên còn lại được mời tới UBND xã Tây Phong để phỏng vấn trực tiếp theo danh mục câu hỏi (phụ lục 5).

Phương pháp phân tích thông tin


Để tổng hợp và phân tích thông tin chúng tôi đã sử dụng các pháp và công cụ theo bảng sau:

Bảng 2.3: Phương pháp/các công cụ phân tích trong nghiên cứu


Phương pháp/công cụ phân tích thông tin

Mục đích sử dụng

Cách làm

Đối tượng tham gia

Kết quả mong đợi

Phương pháp thống kê đơn giản, số trung

bình

Để tổng hợp số liệu như nhiệt độ, lượng mưa trung bình, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập

bình quân/đầu người/năm….

- Sau khi thu thập số liệu sử dụng bảng tính Excel và đồ thị biểu diễn

- …..

Cán bộ văn thư xã Tây Phong, cán bộ trạm quan trắc khí tượng thành phố

Hòa Bình

Có được kết quả trung bình lượng mưa, nhiệt độ hàng năm và đồ thị

biểu diễn…

Biểu đồ lịch sử

Để thu thập thời gian, tần suất xuất hiện của các hiện tượng khí hậu cực đoan và tác động

- Tại xã: Biểu đồ lịch sử được các trưởng xóm điền các thông tin vào bảng theo hướng dẫn

- Tại các xóm: Các hộ dân được chia làm 3 nhóm ngẫu nhiên, các hộ thảo luận và điền thông tin vào bảng có sẵn

(sau khi có kết quả tại xã biểu đồ lịch sử được so sánh với với biểu đồ của các hộ dân nếu có khác nhau cần kiểm tra lại thông tin)

Cán bộ phụ nữ, hội nông dân, cán bộ địa chính, 10 trưởng xóm, hộ dân

Có được biểu đồ lịch sử ghi lại sự xuất hiện, tần suất và tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan

Lịch mùa vụ

Để thu thập thời gian gieo

trồng của lúa, mía, cây vụ đông

Làm như biểu đồ lịch sử

Cán bộ phụ nữ, hội nông

dân, cán bộ địa chính, 10 trưởng xóm, hộ dân

Có được lịch thời vụ diễn biến trong 20 năm

Bảng xếp hạng, đánh giá theo ma trận

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng cực đoan tới sinh kế của hộ nghèo

Làm như biểu đồ lịch sử

Cán bộ phụ nữ, hội nông dân, cán bộ địa chính, 10 trưởng xóm, hộ dân

Có được bảng xếp hạng các hiện tượng khí hậu cực đoan

Phân tích SWOT

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chính quyền địa phương, cộng đồng, hộ nghèo trong việc thích với các hiện

tượng khí hậu cực đoan

Sử dụng câu hỏi mở để phỏng vấn các hộ và cán bộ địa phương về điểm mạnh, điểm yếu trong kinh nghiệm thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan

Cán bộ phụ nữ, hội nông dân, cán bộ địa chính, 10 trưởng xóm, hộ dân

Có được bảng phân tích điểm mạnh điểm yếu trong thích ứng với các hiện tượng khí

hậu cực đoan


27


Các khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu


- Số liệu trong báo cáo của xã, huyện có chỗ chưa thống nhất, thiếu thông tin, đặc biệt là các hiện tượng khí hậu cực đoan

- Nghiên cứu còn thiếu thời gian, nguồn lực…


- Tiếp cận nguồn thông tin còn hạn chế


2.3.3. Nội dung nghiên cứu


- Xác định đặc điểm khí hậu của trong vùng nghiên cứu, đặc biệt tập trung vào các hiện tượng khí hậu cực đoan cũng như tác động của chúng;

- Phân tích đánh giá sinh kế của cộng đồng địa phương, đặc biệt liên quan đến sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi;

- Phân tích đánh giá tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan lên sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thiệt hại lên cộng đồng địa phương và ảnh hưởng đến phát triển sinh kế;

- Phân tích năng lực thích ứng của hộ nghèo tập trung vào năng lực tài chính và năng lực trình độ dựa trên quan điểm phát triển sinh kế bền vững;

- Phân tích năng lực thích ứng của cộng đồng tập trung vào năng lực tài chính và cách thức hỗ trợ hộ nghèo;

- Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ nghèo để nâng cao sinh kế dựa vào cộng đồng.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌‌


3.1. Đặc điểm khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan


3.1.1. Nhiệt độ, lượng mưa


Hiện nay, tại địa điểm nghiên cứu không có trạm quan trắc khí tượng do đó chúng tôi xem xét sử dụng số liệu trạm khí tượng gần với điểm điểm nghiên cứu nhất và có đặc điểm khí hậu tương đồng. Tỉnh Hòa Bình có 4 trạm khí tượng thủy văn Thành Phố Hòa Bình, huyện Mai Châu, huyện Lạc Sơn, huyện Kim Bôi gần với địa điểm nghiên cứu nhưng trạm khí tượng thành phố Hòa Bình là phù hợp vì trạm khí tượng này gần với địa điểm nghiên cứu nhất (khoảng 23 km về phía Tây Bắc), đặc biệt là có sự tương đồng về đặc điểm khí hậu. Các trạm khác không đảm bảo theo tiêu chí trên. Chính vì vậy chúng tôi quyết định sử dụng số liệu quan trắc tại trạm quan trắc khí tượng thành phố Hòa Bình từ năm 1985 đến nay.

Nhiệt độ


Nghiên cứu về nhiệt độ, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu nhiệt độ trung bình hàng năm từ 1985 đến nay của thành phố Hòa Bình để biết được diễn biến trong 25 năm qua, kết quả thể hiện bảng phụ lục 1 và được biểu diễn dưới dạng đồ thị (hình 3.1)


Nhiệt độ TB năm Linear (Nhiệt độ TB năm)

25.0


24.5


24.0


23.5


23.0

y = 0.0228x + 23.451

R2 = 0.1478

22.5


22.0


21.5

Năm

Nhiệt độ (độ C)

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn nhiệt độ trung bình hàng năm


(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn TP Hòa Bình)


Qua Hình 3.1, cho thấy nhiệt độ trung bình năm trong 25 năm qua có những biến động tăng dần qua từng năm giao động từ 22,50C đến 24,50C. Phương trình biểu diễn nhiệt độ trung bình hàng năm (từ 1985 đến nay) như sau

y = 0.0228x + 23.451 (R2 = 0.1478)

Qua phương trình và đồ thị cho thấy, sự biến động của nhiệt độ trung bình năm tại thành phố Hòa Bình phù hợp với xu thế biến động nhiệt độ trung bình năm của 90 năm (1990 -2001) tại vùng Tây Bắc của Nguyễn Đức Ngữ (2008)


Bảng 3.1: Bảng thống kê nhiệt độ tuyệt đối hàng năm



Năm

Nhiệt độ cao nhất (Phần 100C)

Nhiệt độ thấp nhất (Phần 100C)

Ngày, tháng

Giá trị

Ngày, tháng

Giá trị

1985

05/ V

38,0

24/ XII

8,0

1986

02/ VII

39,4

07/ I

6,5

1987

21/ V

39,5

07/ XII

6,4

1988

23/ VI

39,0

19/ I

8,1

1989

18/ VI

37,3

14/ I

8,6

1990

22/ IV

39,1

04/ XII

9,1

1991

23/ V

38,7

28/ XII

7,5

1992

17/ V

38,2

17/ I

8,5

1993

14/ VI

38,7

30/ I

6,6

1994

03/ V

41,2

21/ I

10,0

1995

20/ V

39,2

31/ XII

6,9

1996

07/ V

39,1

01/ I

6,8

1997

06/ VI

39,7

11/ I

10,4

1998

22/ VII

39,7

20/ I

9,9

1999

08/ VII

37,0

23/ XII

4,0

2000

26/ V

37,9

02/ II

7,5

2001

21/ IV

40,0

24/ XII

7,5

2002

21/ V

38,8

27/ XII

8,4

2003

06/ V

40,3

22/ XII

8,2

2004

03/ VII

39,5

25/ I

7,4

2005

29/ IV

40,0

03/ I

5,6

2006

11/ IV

40,5

23/ XII

8,3

2007

08/ VI

38,5

29/ I

7,6

2008

27/ V

38,7

02/ II

7,0

2009

08/ VI

38,7

11/ I

6,2

2010

19/ VI

41,8

27/ XII

9,4

2011

07/ VII

38,9

11/ I

8,2

T.Đ

19/ VI/ 2010

41,8

23/XII/1999

4,0

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn TP Hòa Bình)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022