Đồ Thị Biểu Diễn Lượng Mưa Trung Bình Hàng Năm

Qua bảng 3.1 cho thấy, tần suất xuất hiện nhiệt độ cao trên 390C - 400C là 12 lần/26 năm đặc biệt từ năm 2005 đến nay xuất hiện nhiều hơn. Nhiệt độ thấp nhất dưới 100C hầu như năm nào cũng xuất hiện 24lần/26 năm, nhiệt độ thấp này có ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), nhiệt độ có tác dụng đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-300C), nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 400C hoặc dưới 170C, cây lúa tăng trưởng chậm lại. Dưới 130C cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần cây lúa sẽ chết. Đặt biệt ở giai đoạn mạ, nhiệt độ thấp làm giảm hoặc ngưng hẳn sự nẩy mầm của hạt, làm mạ chậm phát triển, cây mạ ốm yếu, bị lùn, lá bị mất màu. Ở giai đoạn trổ bông: trổ chậm, bông bị nghẹn, phần chót bông bị thoái hóa, sự thụ phấn bị đình trệ, khả năng bất thụ cao, hạt lép nhiều và chín kéo dài bất thường.

Theo nông lịch (bảng 3.7) thì thời kỳ gieo mạ thường từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm đây là thời gian có nhiệt độ thấp nhất trong năm (tham khảo số liệu bảng phụ lục 1) chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng phát triển của cây lúa ở giai đoạn này.

Đối với mía, nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15- 260C. Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 210C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 130C và dưới 50C thì cây sẽ chết, ở thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 150C tốt nhất là từ 260C - 330C. Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 150C và trên 400C

Nhiệt độ thấp kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn tới gia súc bị chết rét, năm 2008 xã Tây Phong chết 37 con trâu bò (UBND xã Tây Phong, 2008). Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến nay cho thấy, số ngày có nhiệt độ thấp dưới 150C, đặc biệt nhiệt độ dưới 100C có diễn biến tăng dần, kết quả được thể hiện qua Hình 3.2 và Hình 3.3



Số ngày có nhiệt độ <15 độ C Linear (Số ngày có nhiệt độ <15 độ C)



25


20


15


10

y = 0.8497x + 4.2273

R2 = 0.3508

5


0


Năm

Số ngày

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn số ngày có nhiệt độ < 150C

Số ngày

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn TP Hòa Bình)



Số ngày có nhiệt độ < 10 độ C Linear (Số ngày có nhiệt độ < 10 độ C)



14


12


10


8


y = 0.4545x + 2.2121

6 R2 = 0.1721


4


2


0


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn số ngày có nhiệt độ < 100C

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn TP Hòa Bình)

Qua Hình 3.2 và Hình 3.3 thấy rằng, số ngày rét đậm rét hại có diễn biến tăng dần với cường độ khắc nghiệt hơn, phương trình diễn số ngày có nhiệt độ <150C có dạng:


y = 0.8497x + 4.2273 (R2 = 0.3508)


Phương trình diễn biến số ngày có nhiệt độ <10 0C có dạng: y = 0.4545x + 2.2121 (R2= 0.1721)

Từ những kết quả trên cho thấy, nhiệt độ thấp trong năm kéo dài (rét đậm, rét hại) ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng phát triển cây trồng vật nuôi, chúng góp phần làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng, làm chết gia súc làm giảm thu nhập của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo, làm cho họ khó khăn hơn, dễ bị tổn thương hơn (tài lực, vật lực). Kết quả quan trắc này cũng phù hợp với thông tin thu được từ cộng đồng tham khảo (bảng 3.5)

Lượng mưa


T. lượng mưa TB năm Linear (T. lượng mưa TB năm)

3000


2500


2000


1500


1000

y = 2.881x + 1777.4

R2 = 0.004

500


0

Năm

Lượng mưa (mm)

Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng, nó phản ánh các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, mưa lũ trong năm. Kết quả lượng mưa từ năm 1985 đến nay được thể hiện phụ lục 2 và diễn biến lượng mưa trung bình hàng năm được thể hiện qua đồ thị sau


1985

1987

1989

1991

1993

1995

1997

1999

2001

2003

2005

2007

2009

2011

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn lượng mưa trung bình hàng năm

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn TP Hòa Bình)


Qua Hình 3.4 ta thấy, diễn biến lượng mưa từ 1985 đến nay có chiều hướng ổn định, có dạng phương trình: Y = 2.881x + 1777.4 (R2 = 0.004). Diễn biến này phù hợp với xu thế lượng mưa trung bình năm của 90 năm (1990 - 2001) tại vùng Tây Bắc của Nguyễn Đức Ngữ (2008). Nhưng từ năm 2005 đến nay lượng mưa trung bình có diễn biến giảm so với giai đoạn trước đó.

Số tháng có lượng mưa <150 mm Linear (Số tháng có lượng mưa <150 mm)

4.5


4


3.5


3


2.5


2

y = 0.0274x + 2.3231 R2 = 0.0508

1.5


1


0.5


0

Năm

Số tháng

Sự phân bố lượng mưa trong năm không đều chỉ tập chung vào từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, các tháng từ tháng 11 đến tháng tháng 3 hàng năm có lượng mưa rất ít, thậm chí có nhiều tháng không có mưa như tháng 12 (1987) tháng 1 (2004, tháng 12 (2009). Số tháng trong năm có lượng mưa ít có chiều hướng tăng lên, sự tăng lên được thể hiện qua Hình 3.5


1985

1987

1989

1991

1993

1995

1997

1999

2001

2003

2005

2007

2009

Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn số tháng có lượng mưa <150 mm

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn TP Hòa Bình)


Qua Hình 3.5 cho thấy, số tháng có lượng mưa thấp hơn 150 mm tăng rò rệt qua các năm diễn biến tăng dần các tháng được thể hiện qua phương trình: y = 0.0274x + 2.3231 (R2 = 0.0508)


Qua kết quả này cho thấy rằng, tình hình hạn hán ở đây có chiều hướng tăng lên cả về thời gian và cường độ, kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra thực địa tại xã Tây Phong nó làm thay đổi lịch thời vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng năng suất, chất lượng, diện tích cây trồng như cây lúa, nó tác động mạnh mẽ tới nguồn sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo là hộ dễ bị tổn thương.

3.1.2. Các hiện tượng khí hậu cực đoan


Thông qua khảo sát tại cộng đồng kết hợp với thu thập số liệu từ các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của xã Tây Phong và báo cáo phòng chống bão lũ của huyện Cao Phong (từ năm 2004 đến nay) thấy rằng, các hiện tượng khí hậu cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu ở đây chủ yếu là các hiện tượng mưa lũ, hạn hán, rét đậm rét hại và mưa đá. Các hiện tượng này có những biến đổi bất thường có nhiều thay đổi, chúng tác động không nhỏ tới sinh kế của người dân đặc biệt là hộ nghèo. Sau đây là bảng xếp thứ tự mức độ ảnh hưởng và tần suất xuất hiện.

Bảng 3.2: Các hiện tượng khí hậu cực đoan xã Tây Phong


Các hiện tượng khí hậu cực đoan

Mức độ gây thiệt hại

Tần suất xuất trong năm

Thời gian xảy ra trong năm

Tỷ lệ % Số người đồng ý

Hiện tại

5 năm trước

Mưa lũ

2

1 – 3 lần

1 – 3 lần

Tháng 5,6,7

100

Hạn hán

1

2 – 4 lần

1 – 2 lần

Tháng 1,2,

11,12

100

Rét đậm, rét hại

3

2– 3 lần

1 – 2 lần

Tháng 1,2,

11,12

100

Mưa đá

4

không xảy ra

Ít xảy ra

Tháng 7

(1986)

94

Nắng nóng

5

1 – 3 lần

1 – 3 lần

Tháng 5,6,7

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình - 6

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại cộng đồng và Báo cáo phát triển kinh tế xã hội, Báo cáo phòng chống lũ bão huyện Cao Phong từ năm 2004 đến nay)


Ghi chú: Mức độ gây thiệt hại lớn nhất là số 1 và giảm dần đến số 5

Qua bảng trên ta thấy, hạn hán là hiện tượng khí hậu cực đoan gây hại lớn nhất với tần suất tăng hơn so với 5 năm trước 2-4 lần/năm tiếp đó là mưa lũ với 1- 3 lần/năm. Bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia và sử dụng công cụ biểu đồ lịch sử kết hợp với phỏng vấn bán cấu trúc, chúng tôi đã tìm hiểu về các hiện tượng khí hậu cực đoan trong thời gian là 25 năm qua và các tác động của chúng tới cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo, kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Thống kê sự xuất hiện của khí hậu cực đoan và các tác động


Thời gian sảy ra

Khí hậu cực đoan

Thiệt hại

Số tháng thiếu đối của hộ nghèo

1985

Không

Không

- 85 hộ/90 hộ thiếu

ăn 4 tháng

1986

Mưa đá

- 50 % diện tích mía mất trắng, 50

% diện tích mía giảm 40% năng suất

- 30% diện tích lúa mất trắng, 40%

diện tích lúa giảm năng suất 30% so với năm trước đó

- 85 hộ/90 hộ thiếu ăn 6 tháng

- 5 hộ/90 hộ thiếu ăn 7 tháng

1988

- Mưa lũ

- Rét hại

- Hạn hán

Không thiệt hại nhiều

- 90 hộ/90 hộ thiếu ăn 4 tháng

1989

- Rét

- Hạn hán

Không thiệt hại

- 90 hộ/90 hộ thiếu

ăn 4 tháng

1990

- Mưa lũ

- Rét hại

Đổ 10 nhà, chết 50 con trâu, giảm 30% năng suất lúa trên toàn bộ diện tích

- 85 hộ/90 hộ thiếu ăn 5 tháng

- 5 hộ/90 hộ thiếu ăn 5 tháng

1991

- Mưa lũ

- Hạn hán

- Rét hại

- Đổ 30 nhà, vỡ 1 bai

- Giảm 30% năng suất trên toàn bộ diện tích, giảm 40% diện tích lúa

- Chết 40 con trâu

- 87 hộ/90 hộ thiếu ăn 6 tháng

- 3 hộ/90 hộ thiếu ăn 7 tháng

1993

- Rét hại

- Hạn hán

Thiệt hại ít

- 90 hộ/90 hộ thiếu

ăn 3 tháng

1994

- Rét hại

- Mưa lũ

- Chết 60 con trâu

- Mất trắng 40 ha lúa

- 80 hộ/90 hộ thiếu ăn 6 tháng

- 10 hộ/90 hộ thiếu





ăn 4 tháng

1995

Hạn hán

- Chết 50% diện tích mía

- 40 ha lúa không có nước cấy

- 90 hộ/90 hộ thiếu

ăn 5 tháng

1996

- Mưa lũ

- Vỡ bai, mất trắng 30 ha lúa

- 90 hộ/90 hộ thiếu

ăn 5 tháng

1997

Hạn hán

- Chết 30% diện tích mía

- 10 ha lúa không được thu hoạch

- 90 hộ/90 hộ thiếu

ăn 5 tháng

1998

- Mưa lũ

- Hạn hán

- Làm hư hại 30 % diện tích lúa

năng suất giảm 30 %

- 90 hộ/90 hộ thiếu

ăn 6 tháng

1999

Rét hại

- Chết 30 con trâu bò

- Chết 95% diện tích mạ vụ xuân

- 90 hộ/90 hộ thiếu ăn 5 tháng

2000

Hạn hán

70% diện tích lúa giảm 20% năng suất

- 83 hộ/90 hộ thiếu ăn 6 tháng

- 7 hộ/90 hộ thiếu ăn 5 tháng

2001

Không có


- 90 hộ/90 hộ thiếu

ăn 2 tháng

2003

Hạn hán

Chết mía 20% diện tích mía

- 90 hộ/90 hộ thiếu

ăn 4 tháng

2004

- Hạn hán

- Lốc xoáy

- 80% diện tích lúa giảm 30% năng suất lúa, diện tích lúa giảm 40%

- Lốc mái 15 hộ

- 90 hộ/90 hộ thiếu ăn 4 tháng

2005

- Mưa lũ

- Rét đậm

Thiệt hại ít

- 90 hộ/90 hộ thiếu

ăn 2 tháng

2006

- Hạn hán

- Rét đậm

- 80% diện tích lúa giảm 25 % năng suất lúa, diện tích lúa giảm 30%

- 20% diện tích mía bị chết rét

- Chết 40% diện tích mạ

- 90 hộ/90 hộ thiếu ăn 5 tháng

2007

- Hạn hán

- Rét hại

- Ít ảnh hưởng

- Chết 90% diện tích mạ

90 hộ/90 hộ thiếu ăn

1 tháng

2008

- Rét hại

- Rầy hại chết 50 ha lúa

- Chết 37 con trâu bò

90 hộ/90 hộ thiếu ăn

3 tháng

2009

- Hạn hán

- Rét hại

- 50 ha/56 ha lúa giảm 30% năng suất của

- Chết 40 con trâu bò

90 hộ/90 hộ thiếu ăn 4 tháng

2010

Hạn hán

40ha/56,7 ha lúa giảm 30% năng suất

90hộ/90 hộ thiếu ăn

3 tháng

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)


Thống kế các hiện tượng khí hậu cực đoan từ 1985 đến nay

Hạn hán: từ 1985 đến nay số lần xuất hiện gây thiệt hại lớn là 12 lần. Trong 5 năm trở lại đây tần suất xuất hiện nhiều hơn (4 lần) chiếm 41 % tổng số lần xuất hiện;

Rét đậm, rét hại: từ 1985 đến nay số lần xuất hiện gây thiệt hại lớn là 9 lần. Trong 5 năm trở lại đây tần suất xuất hiện nhiều hơn (4 lần) chiếm 44 % tổng số lần xuất hiện;

Mưa lũ: từ 1985 đến nay số lần xuất hiện gây thiệt hại lớn là 6 lần. Trong 5 năm trở lại xuất hiện 2 lần chiếm 33 % tổng số lần;

Mưa đá: từ 1985 đến nay số lần xuất hiện gây thiệt hại lớn là 1 lần. Trong 5 năm trở lại đây chưa xuất hiện lần nào.

Từ kết quả bảng bảng 3.2 và 3.3 và kết quả tổng hợp trên cho thấy các hiện tượng khí hậu cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều hơn với cường độ mạnh hơn, hạn hán xảy ra liên tục có diễn biến tăng dần trong mấy năm trở lại đây. Điều này chứng tỏ rằng khí hậu ở đây ngày càng thay đổi theo chiều hướng bất lợi, mà thể hiện là các hiện tượng khí hậu cực đoan

Từ kết quả nghiên cứu tại cộng đồng kết hợp với kết quả phân tích số liệu quan trắc cho thấy các hiện tượng khí hậu cực đoan ở đây chủ yếu là hạn hán, rét đậm rét hại và mưa lũ, chúng xuất hiện nhiều hơn, khắc nghiệt hơn ảnh hưởng tới cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo như: năng suất, phẩm chất cây trồng giảm, thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi lịch thời vụ, dịch bệnh gia tăng, gia súc chết rét, chi phí đầu tư lớn, lợi nhuận thu lại ít dẫn tới số tháng thiếu ăn tăng lên.

3.2. Các nguồn sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo

Để biết được nguồn sinh kế hộ nghèo chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực trực tiếp (90 hộ nghèo, 10 cán bộ thôn, 5 cán xã, 1 cán bộ huyện) kết hợp với khảo sát thực địa chúng tôi thấy rằng, nguồn sinh kế của cộng đồng nói chung và hộ nghèo nói riêng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng chính. kết quả được thể hiện qua bảng sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022