Tình Hình Canh Tác Chè Và Hiện Trạng Môi Trường Tại Khu Vực Nghiên Cứu

diện tích tưới bằng công trình 1.535,33ha, tổng diện tích tưới không có công trình 449,67ha.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới tiêu của Thành phố là 5.760ha (lúa: 4.845ha), chiếm tỷ lệ 65,77% (lúa 88,07%), như vậy vấn đề tưới cho chè vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của công tác thuỷ lợi trong những năm tới.

Về hệ thống kênh mương nội đồng của Tân Cương dài 6,23km kênh mương. Nhìn chung, hệ thống tưới cho chè vùng đặc sản vẫn bị hạn chế về nguồn nước và chất lượng nước nhất là vào mùa khô, đây là một thực tế ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chè trong những năm tới.

Giao thông

Nhìn chung mạng lưới giao thông của thành phố Thái Nguyên nằm trong những tuyến giao thông đường bộ quan trọng, đường sắt và đường thuỷ hạn chế. Tuy nhiên nhìn chung giao thông nông thôn ở xã Tân Cương đang dần phát triển, nhưng còn một số tuyến đường chất lượng vẫn còn kém, nhiều khu vực đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Giao thông đường bộ: Gồm 4 tuyến đường gắn kết trực tiếp với hệ thống giao thông của Thái Nguyên:

+ Quốc lộ 3: Chạy dọc qua tỉnh và thành phố Thái Nguyên, phía Bắc đi Bắc Kạn, Cao Bằng và về phía Nam nối với Hà Nội, là trung tâm KTXH quan trọng nhất miền bắc, khoảng cách với Hà Nội dài 80 km. Chiều dài đoạn tuyến qua thành phố Thái Nguyên dài 8,18km, bề rộng mặt cắt ngang từ 20-32m.

+ Quốc lộ 1B: Nối Thái Nguyên với Lạng Sơn chiều dài đoạn tuyến thành phố 2,73km, quy mô mặt cắt 22m.

+ Quốc lộ 37: Về phía Bắc liên hệ với Tuyên Quang, về phía Nam liên hệ với Bắc Giang và một số tỉnh phụ cận khác. Hiện tuyến đạt đường cấp V-IV, chất lượng đường trung bình. Chiều dài đoạn tuyến trong phạm vi thành phố 2,47km, quy mô mặt cắt 18-20m.

+ Tỉnh lộ 16 đi Trại Cau, liên hệ các huyện phía Đông. Tỉnh lộ 253 liên hệ giữa thành phố với các huyện phía Tây, đường chất lượng trung bình xấu.

Hệ thống điện

Đến nay toàn bộ xã Tân Cương đã có điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Công tác quản lý và sử dụng điện ngày càng được củng cố và phát triển.

Nguồn điện: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn công suất (2x12) MW xây dựng từ năm 1970 nhưng đã bị đánh hỏng trong những năm chiến tranh phá hoại của Mỹ. Hiện tại xây dựng nhà máy mới với công suất đạt (2x55) MW.

Thái Nguyên có hệ thống lưới điện 220,110KV khá phát triển tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên.

Lưới trung áp của Thành phố Thái Nguyên đã được cải tạo nâng cấp từ lưới 6KV lên lưới 22KV- đi nổi dùng dây XLPE tiết diện đường trục chọn XLPE-185 đường nhánh chọn XLPE-99 áp dụng cho phía Bắc của thành phố Thái Nguyên (từ Cao Ngạn cho tới cầu Loàng). Hiện tại mạng lưới này đã đưa vào vận hành. Riêng khu vực phía Cam Giá chưa được cải tạo. Tổng số đường dây 6KV chuyển sang lưới 22KV khoảng 129km cung cấp điện cho khoảng 135 trạm với tổng công suất 32.028KVA.

Lưới hạ áp: Lưới 0,4KV đi nổi kết hợp đi trên cùng hàng cột cao thế

2.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2012 đến tháng 10/2012. Quá trình nghiên cứu xây dựng luận văn được thực hiện như sau:

Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến luận văn (từ 01/03/2012 đến 30/03/2012): Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu về phương pháp nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp; tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP. Thái Nguyên; tài liệu về sản xuất chè an toàn.

Nghiên cứu thực địa: Tác giả tiến hành nghiên cứu thực địa làm 2 đợt:

+ Đợt 1: Từ 01/05/2012 đến – 15/05/2012: Đến UBND xã Tân Cương thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội. Đến Hội Nông Dân của xã Tân Cương và Phòng Nông nghiệp thành phố Thái Nguyên tìm hiểu về khu vực sản xuất chè an toàn, định hướng phát triển mô hình sản xuất chè an toàn. Quan sát thực địa và phỏng vấn nhanh người dân.

+ Đợt 2: Từ 25/5/2010 đến 10/6/2012: Đến phỏng vấn sâu người dân với những nội dung cần thiết cho đề tài (phụ lục).

Tổng hợp bảng hỏi, phân tích số liệu và viết luận văn từ tháng 07/2012 đến tháng 10/2012.

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận của đề tài dựa theo Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống được ra đời năm 1956 cùng với tác phẩm “Học thuyết chung về hệ thống” của nhà sinh học nổi tiếng người Áo có tên Ludwig von Bertalanffy. Theo Bertalanffy (1956), “Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó”. Học thuyết của Bertalanffy chỉ rò cách thức đúng đắn mà con người xây dựng khái niệm về thực tại xung quanh mình, đồng thời cũng là một cách tiếp cận sắc sảo để giải quyết các vấn đề được đặt ra. Thực tế cho thấy, hướng tiếp cận này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của các ngành khoa học, bởi lẽ quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất luôn đi cùng với sự gia tăng xu hướng chia kiến thức thành các hợp phần nhỏ để nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tiễn khoa học ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề mà không một ngành khoa học độc lập nào có thể giải quyết được. Tiếp cận hệ thống không chỉ sử dụng kiến thức chuyên sâu của một ngành khoa học, mà còn sử dụng kiến thức đa ngành và liên ngành. Vì vậy, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong nghiên cứu môi trường và phát triển - một lĩnh vực đòi hỏi đa dạng các kiến thức liên ngành và đa ngành. Tiếp cấn hệ thống là một lĩnh vực mới mẻ và đa được hoàn thiện rất nhanh do tính thực tiến cao của nó.

Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tương tác giữa chúng. Mỗi hệ thống là một tập hợp các thành tố tương tác với nhau, sự thay đổi của một thành tố sẽ dẫn đến thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi thành tố thứ ba,...và do đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống. Bất cứ mối tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều khiển. Một cách khái quát, tiếp cận hệ thống là

cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận động và toàn diện. Cách tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất với các vấn đề môi trường và phát triển - các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích và tổng hợp hệ thống, mô hình và mô phỏng là các phương pháp, công cụ cụ thể được sử dụng trong tiếp cận hệ thống.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa tài liệu: kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu tính bến vững của hệ sinh thái nông nghiệp, sản xuất chè an toàn ở Việt Nam và trên thế giới, cũng như các số liệu thống kê, số liệu điều tra khảo sát thực địa của các đề tài nghiên cứu đã được thực hiện tại khu vực xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. Ngoài ra, các tài liệu và thông tin trên mạng Internet cũng được khai thác để đảm bảo tính cập nhật và đa chiều của thông tin được thu thập.

Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống: Phân tích hệ thống giúp đơn giản hoá hệ sinh thái nông nghiệp của khu vực nghiên cứu thành các thành tố cơ bản của hệ thống đó nhằm nghiên cứu chi tiết và tìm hiểu các loại quan hệ tồn tại giữa chúng. Ngược lại tổng hợp hệ thống giúp nghiên cứu hệ thống dựa trên tính tổng thể, phức tạp và luôn vận động của hệ thống. Trong khuôn khổ đề tài này, phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống sẽ được áp dụng với hệ sinh thái nông nghiệp của xã Tân Cương – Thành phố Thái Nguyên

Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng mẫu phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về tình hình kinh tế, tình hình lao động và sự phân công lao động việc làm của hộ gia đình và toàn xã. Tình hình sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho nông nghiệp và cho phát triển các ngành kinh tế khác.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: được sử dụng để xử lý các thông tin từ các phiếu điều tra thực hiện tại các điểm nghiên cứu cũng như các số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): phương pháp này sử dụng các kỹ thuật như quan sát trực tiếp, phỏng vấn bán cấu trúc (SSI), lịch thời vụ,...để

tác gia thu thập nhanh những thông tin ban đầu về các vấn đề hiện trạng tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, việc trồng, chăm sóc, chế biến chè an toàn và các thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của xã Tân Cương. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn nhanh các cán bộ chủ chốt của phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên và Hội trưởng Hội nông dân xã phụ trách trực tiếp về chè an toàn của xã để biết được quy hoạch, định hướng phát triển của vùng chè an toàn tại địa phương. Bên cạnh đó tác giả đã chọn ngẫu nhiên 150 hộ gia đình trong tổng số 740 hộ gia đình của 16 thôn sản xuất chè an toàn để thu thập những thông tin về quy trình sản xuất chè an toàn, nhận biết khác biệt giữa chè an toàn về chè đại trà thông thường, những mối đe dọa với ngành chè an toàn của địa phương đang gặp phải và thị trường tiêu thụ đối với sản phẩn chè của gia đình.

Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và áp lực (SWOT): phương pháp này được sử dụng để xác định tiềm lực, cơ hội cũng áp lực đối với người dân địa phương khi tham gia vào mô hình sản xuất chè an toàn. Về cơ bản, mô hình của phân tích SWOT được trình bày trong bảng.

Bảng 3: Ma trận phân tích SWOT



Hoạt động/Tổ chức/Khu vực

Điểm mạnh Những điểm tích cực của tổ chức/hoạt động/khu

vực

Điểm yếu Những điểm tiêu cực của tổ chức/hoạt

động/khu vực

Cơ hội

Các yếu tố thuận lợi trong môi trường


Các chiến lược đương đầu

Áp lực

Các yếu tố không thuận lợi trong môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 6

Điểm mạnh, điểm yếu phản ánh yếu tố chủ quan, yếu tố bên trong, trong khi cơ hội và áp lực phản ánh các yếu tố bên ngoài khách quan tác động vào cộng đồng. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, môi trường và các khía cạnh khác.

Mục đích của SWOT là tìm ra điểm mạnh, cơ hội để phát huy, điểm yếu và áp lực để khắc phục và giảm thiểu nhằm phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp phát triển bền vững vùng chè an toàn Tân Cương.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN‌‌

3.1. Tình hình canh tác chè và hiện trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu

3.1.1. Tình hình sử dụng phân bón

Tại xã Tân Cương người dân hiện đang sử dụng phổ biến các loại phân bón sinh học trên chè là: phân lân hữu cơ Sông Gianh, phân bón sinh hóa hữu cơ Sông Gianh, phân bón sinh hóa tổng hợp NPK Sông Gianh, phân phức hợp hữu cơ Fito, phân vi sinh Biogro, phân hữu cơ Cầu Diễn, phân vi sinh Humix và phân Biomix. Các sản phẩm phân bón sinh học trên thuộc 6 công ty sản xuất: Công ty Sông Gianh, Doanh nghiệp Bình Nguyên, Công ty TNHH sản phẩm hữu cơ Hà Nội, nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, công ty Thiên Sinh và Xí nghiệp Vi sinh Sơn Tây. Trong số 8 sản phẩm phân bón Sinh học của 6 công ty đang có trên thị trường xã, các sản phẩm của Công ty Sông Gianh chiếm thị phần tiêu thụ nhiều nhất (77%) sau đó đến sản phẩm của Bình Nguyên (8%), Cầu Diễn (4%). Sản phẩm của các đơn vị còn lại chiếm 11% thị phần tiêu thụ hàng năm.

Kết quả điều tra nông hộ tại 80 gia đình trồng chè thuộc xã Tân Cương, Thái Nguyên (16 xóm, mỗi xóm 5 gia đình) về tình hình sử dụng phân bón và chế độ canh tác đối với cây chè những năm gần đây cho thấy: Đã có một sự phân hóa về mức đầu tư phân bón của các nông hộ. Rất dễ dàng nhận thấy có 3 mức đầu tư phân bón và tạm chia thành: Mức đầu tư rất cao (27,5%), mức đầu tư trung bình khá (52,5%) và mức đầu tư thấp cực thấp (20%). Để thu được một năm 8 lứa hái chè chính và 2 lứa phụ (vụ đông), với 40 - 50 ngày một lứa thì các nông hộ đã đầu tư lượng phân bón trung bình hàng năm như sau:

+ Nhóm hộ đầu tư cao : Lượng hữu cơ được cung cấp hàng năm chủ yếu thông qua 3 nguồn chính là: Cây guột, phân hữu cơ và sinh khối cây chè trả lại cho đất (lá rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau). Tổng lượng hữu cơ này trung bình khoảng 20-30 tấn/ha/năm.Đạm được bón dưới dạng phân urê, thường bón sau mỗi lứa hái. Trung bình lượng bón là 5 - 6 kg urê/sào/lần bón. Một năm có khoảng 8 lần

bón, lượng quy đổi cho 1 ha là 500 - 600 kg N/năm.Tuyệt đại đa số lân được sử dụng trong nhóm hộ này là lân hữu cơ Sông Gianh (P2O5 : 3%). Với lượng bón 50 - 60 kg lân Sông Gianh/sào/lần bón, bón 8 lần /năm, lượng P2O5 đã sử dụng là 325 390 kg/ha/năm. Đây là một điểm khá đặc biệt so với các vùng chuyên canh chè khác của cả nước.Kali được bón thường xuyên cùng với đạm và lân hữu cơ Sông Gianh với lượng bón cho một lần là 0,8 - 1 kg/sào, như vậy lượng K2O dùng là 86 - 110 kg/ha/năm.

Ở nhóm hộ có mức đầu tư cao, mức chi phí đầu tư cũng như lượng phân bón cao hơn rất nhiều so với các khuyến cáo trước đó của các nhà khoa học trong cũng nhưngoài nước về kỹ thuật thâm canh chè.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022