Bảng4: Mức đầu tư phân bón của 3 nhóm nông hộ tại xã Tân Cương
Loại phân bón | Số lần bón trong năm (lần) | Lượng bón cho 1 sào Bắc Bộ trong 1 năm (kg) | Lượng bón cho 1 ha /năm (kg) | |
Đầu tư cao rất cao | Đạm urê (46%) | 8 | 40 - 48 | 1.080 – 1.296 |
Lân Hữu cơ Sông Gianh (P2O5: 3%) | 8 | 400 - 480 | 10.800 – 12.960 | |
Kali | 8 | 6,4 - 8 | 172,8 - 216 | |
Đầu tư trung bình khá | Đạm urê (46%) | 6- 8 | 16 - 24 | 432 - 648 |
Lân Hữu cơ Sông Gianh (P2O5: 3%) | 6- 8 | 160 - 240 | 4.320 - 6.480 | |
Kali | 6- 8 | 3 - 4 | 81 108 | |
Đầu tư thấp cực thấp | Đạm urê (46%) | 4-8 | 4 - 8 | 108 - 216 |
Lân Hữu cơ Sông Gianh (P2O5: 3%) | 4-8 | 40 - 100 | 1.080 - 2.700 | |
Kali | 2-3 | 1 - 2 | 27 - 54 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Chè Xuất Khẩu Của Việt Nam Và Một Số Nước Lớn Trên Thế Giới, Theo Tháng, 2007-2009, Usd/tấn [19]
- Sơ Đồ Vị Trí Khu Vực Nghiên Cứu
- Tình Hình Canh Tác Chè Và Hiện Trạng Môi Trường Tại Khu Vực Nghiên Cứu
- Những Thuộc Tính Của Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp Vùng Chè Xã Tân Cương
- Những Thế Mạnh Của Mô Hình Sản Xuất Chè An Toàn Tại Xã Tân Cương, Thành Phố Thái Nguyên. (S)
- Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 10
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
+ Nhóm hộ có mức đầu tư trung bình: Đây là nhóm hộ chiếm tỷ lệ đông nhất trong kết quả điều tra (52,5% tổng số hộ tham gia điều tra) và có thể coi là mức đầu tư đại trà tại địa phương. Lượng hữu cơ được cung cấp hàng năm chủ yếu thông qua 2 nguồn chính là: Từ phân hữu cơ và từ chính cây chè (lá rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau). Một số ít hộ có tủ thêm gốc từ cây guột. Như vậy tổng lượng hữu cơ này trung bình khoảng 10 - 15 tấn /ha/năm.Nitơ được bón dưới dạng phân urê. Một năm bón khoản 6 - 8 lần bón. Tính ra cho 1 ha lượng N là 200 300N/năm.Lân cũng được bón chủ yếu thông qua phân bón Lân hữu cơ Sông Gianh (P2O5: 3%). Một năm cũng bón 6 - 8 lần thì P2O5 dã sử dụng là 130 200 kg /ha/năm.Kali được bón thường xuyên cùng với đạm và lân hữu cơ Sông Gianh. Một năm cũng bón 6- 8 lần nên lượng K2O dùng là 40 - 54 kg/ha/năm.
+ Nhóm hộ có mức đầu tư thấp, cực thấp: Lượng hữu cơ (5- 8 tấn /ha/năm)
được cung cấp hàng năm chủ yếu thông qua 2 nguồn chính là: Từ phân hữu cơ và từ chính cây chè (lá rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau). Không có hộ nào trong
nhóm này dùng biện pháp tủ gốc bằng cây guột. Nitơ được bón dưới dạng phân urê. Một năm bón khoảng 4 - 8 lần. Tính ra cho 1 ha lượng N là 50 - 100N/năm.Lân một năm cũng bón 4 - 8 lần dưới dạng phân bón Lân Hữu cơ Sông Gianh (P2O5: 3%). Như vậy lượng P2O5 đã sử dụng là 32 81 kg /ha/năm.Kali rất ít được bón, lượng K2O dùng là 13 - 27 kg/ha/năm.Điều này cho thấy, người dân đã quan tâm rất nhiều đến việc đầu tư phân bón cho chè và đặc biệt dễ nhận thấy là muốn có năng suất mang tính bền vững thì vấn đề đầu tư phân bón hữu cơ cho chè được quan tâm (dùng biện pháp tủ gốc bằng cây guột, lá chè rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau) hoặc các dạng phân hữu cơ sinh học như Lân HCSH Sông Gianh.
3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè
Sâu bệnh hại chè
Điều tra thực địa tại vùng dự án cho thấy sâu bệnh chính hại chè là: rầy xanh (Empoasca flavescens), bọ cánh tơ (Physothrips setiventris), nhện đỏ (Oligonychus coffeae), bọ phấn gai, sâu cuốn lá chè (Homona coffearia), bệnh thối búp (Colletotrichum theae), bệnh chấm xám (Pestalozzia theae), bệnh phồng lá chè (Exobasidium vexans).
Bảng5:Mức độ phổ biến của sâu hại chè ở vùng dự án
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Rầy xanh | + | + | ++ | ++ | +++ | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | ++ | ++ |
Bọ cánh tơ | - | - | + | ++ | ++ | ++ | ++ | ++ | + | + | + | + |
Nhện đỏ | + | + | + | ++ | ++ | ++ | ++ | + | + | + | + | + |
Bọ xít muỗi | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
Sâu cuốn lá | - | - | - | + | + | + | + | + | + | + | + | - |
Phồng lá chè | 0 | 0 | - | + | + | + | + | - | - | - | 0 | 0 |
B.chấm xám | 0 | 0 | - | - | - | - | + | + | + | - | - | 0 |
B.thối búp | - | - | + | + | + | + | + | + | + | + | + | 0 |
Ghi chú: (0) Không có; ( -:) Rất ít gặp (tần xuất bắt gặp < 2%); (+) ít gặp (tần xuất bắt gặp 2- 10%); (++) Gặp trung bình (tần xuất bắt gặp 10- 20%); (+++) Gặp phổ biến (tần xuất bắt gặp > 2.
Tình hình sử dụng thuốc BVTV
Khoảng những năm 2007 – 2009, người trồng chè đã sử dụng khoảng 20 chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật với 25 thương phẩm của 19 hoạt chất khác nhau. Có một số hoạt chất (Alpha-cypermethrin, Beta-cyfluthrin, Fenitrothion+Trichlorfon, Thiamethoxam...) được sử dụng trong năm trước nhưng không sử dụng vào năm tiếp theo (Abamectin, Nereistoxyn, Profenofos, Etofenprox,...). Người dân thường thay đổi các loại hóa chất BVTV để sâu bệnh khó có khả năng thích nghi.
Trong hai năm (2007 -2008), người trồng chè đã sử dụng tổng số 20 loại chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, số lượng chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng trong năm 2006 và năm 2007 tương ứng là 12 và 15 chế phẩm. Trong các chế phẩm đã sử dụng chủ yếu là chế phẩm thuộc nhóm thuốc hóa học, mỗi năm có 9 chế phẩm thuộc nhóm thuốc hóa học. Các chế phẩm còn lại thuộc nhóm điều hoà sinh trưởng, thuốc thảo mộc, thuốc có nguồn gốc sinh học (mỗi nhóm có 1 loại). Có 3 loại chế phẩm là hỗn hợp giữa các hoạt chất với nhau: 2 loại là hỗn hợp giữa hoạt chất hóa học với hoạt chất có nguồn gốc sinh học và chỉ có 1 loại chế phẩm là hỗn hợp giữa hoạt chất có nguồn gốc sinh học với vi sinh vật gây bệnh côn trùng.
Trong các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng có một thuốc bulldock với hoạt chất là Beta-cyfluthrin được sử dụng trong năm 2007 thuộc nhóm tương đối độc (nhóm Ib). Các chế phẩm thuốc còn lại khác đều thuộc nhóm độc trung bình (nhóm II) và nhóm ít độc (nhóm III).
Bảng6: Chủng loại TBVTV được sử dụng trên chè năm 2006 và 2012
Đơn vị: chế phẩm
Năm 2006 | Năm 2012 | |
Số lượng chế phẩm | 12 | 15 |
Số chế phẩm thuộc nhóm hóa học | 9 | 0 |
Số chế phẩm thuộc nhóm thảo mộc | 1 | 7 |
Số chế phẩm thuộc nhóm điều hoà sinh trưởng | 1 | 0 |
Số chế phẩm nguồn gốc sinh học | 0 | 6 |
Hỗn hợp hoạt chất có nguồn gốc sinh học với VSV gây bệnh côn | 1 | 0 |
Hỗn hợp hoạt chất có nguồn gốc sinh học với hoạt chất hóa học | 0 | 2 |
Số chế phẩm thuộc nhóm tương đối độc (nhóm Ib) | 1 | 0 |
Số chế phẩm thuộc nhóm độc trung bình (nhóm II) | 5 | 0 |
Số chế phẩm thuộc nhóm ít độc (nhóm III) | 5 | 0 |
Nguồn: Tài liệu điều tra năm 2006, điều tra thực địa 2012 Tại thời điểm đó người dân thường sử dụng chế phẩm hóa học, rất ít dùng chế phẩm sinh học và thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh.
Bảng 7: Số lần phun thuốc trên chè trong 1 năm (số liệu điều tra năm 2009)
Số lần phun/năm | Mức độ phun thuốc theo tỷ lệ (%) người được hỏi (lần/năm) | ||||
<11 lần | 11-15 lần | 16-20 lần | >20 lần | ||
Tân Cương | 14,2 | 21,7 | 28,4 | 30,3 | 19,6 |
Một điều đáng lưu ý là hầu hết người trồng chè không tuân thủ thời gian cách ly. Kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết người trồng chè hiện nay chỉ để thời gian cách ly khoảng 7 - 10 ngày.
Kết quả của một nhóm điều tra khác tại Tân Cương năm 2007 cho thấy: 100% số hộ phun thuốc trừ sâu từ 1 - 5 lần trên 1 lứa hái (35 - 45 ngày 1 lứa), trong
đó 17,8% số hộ phun trên 3 lần 1 lứa, 42% số hộ phun từ 2 - 3 lần 1 lứa với nhiều loại thuốc.
Hầu hết người trồng chè ít chú ý tới bảo hộ lao động. Phần lớn người trồng chè (hơn 50% số người được hỏi) đã không dùng bảo hộ lao động. Trong những người trả lời có dùng bảo hộ lao động thì chỉ có dưới 10% có dùng đủ khẩu trang, gang tay, kính bảo hộ, ủng và quần áo riêng để phun thuốc. Nhiều hộ nông dân sau phun thuốc đã không thu gom bao bì đựng thuốc, mà bỏ trên nương chè, nhất là các nương chè không gần nhà ở.
Nhưng những năm gần đây, qua khảo sát điều tra, 98% người dân đã không còn sử dụng chế phẩm hóa học để phun cho cây chè trước hết sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người đi phun, sau nữa sẽ làm hại cây chè, chỉ được vài vụ chè sẽ hỏng, rất xấu, không cho giá trị kinh tế ổn định.
3.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu
Kết quả phân tích nước tưới được tiến hành tại Phòng phân tích ứng dụng (Viện Hóa học), xác định hàm lượng của thuỷ ngân, asen, cadimi và chì. Kết quả cho thấy hàm lượng một số kim loại nặng (thuỷ ngân, asen, cadimi, chì) trong nguồn nước thu tại Tân Cương đều ở mức rất thấp. Giới hạn cho phép của thuỷ ngân, asen, cadimi và chì tương ứng là 0,001-0,002 mg/lít; 0,05-0,1 mg/lít; 0,01- 0,02 mg/lít và 0,05-0,1 mg/lít. Như vậy hàm lượng các kim loại nặng như thuỷ ngân, asen, cadimi và chì trong nước ở Tân Cương còn thấp dưới xa ngưỡng giới hạn cho phép.
Bảng8: Kết quả xác định kim loại nặng trong mẫu nước thu tại Tân Cương
Hàm lượng một số kim loại nặng (mg/l) | ||||
Hg | As | Cd | Pb | |
1 | <0,0001 | 0,0019 | 0,0002 | 0,0015 |
2 | <0,001 | 0,0008 | 0,0005 | 0,0580 |
3 | <0,0001 | 0,0010 | 0,0003 | 0,0012 |
4 | <0,0001 | 0,0009 | 0,0010 | 0,0052 |
5 | <0,0001 | 0,0008 | 0,0009 | 0,0176 |
(Nguồn: Viện BVTV, 2011)
Tương tự mẫu nước, chọn 6 mẫu đại diện cho các địa điểm cần quan tâm để phân tích hàm lượng một số kim loại nặng. Các kim loại nặng được phân tích gồm thuỷ ngân, cadimi và chì. Kết quả cho thấy hàm lượng các kim loại nặng như thuỷ ngân, cadimi và chì trong mẫu đất thu tại Tân Cương đều ở mức thấp dưới ngưỡng cho phép. Giới hạn cho phép của cadimi và chì trong đất nông nghiệp tương ứng là 2 mg/kg và 70-100 mg/kg.
Bảng 9: Kết quả xác định kim loại nặng trong mẫu đất thu tại Tân Cương
Hàm lượng một số kim loại nặng (mg/kg) | |||
Hg | Cd | Pb | |
1 | 0,11 | 0,98 | 14,3 |
2 | 0,06 | 0,36 | 17,6 |
3 | 0,02 | 0,34 | 19,4 |
4 | 0,07 | 0,39 | 21,1 |
5 | 0,14 | 0,72 | 10,3 |
6 | 0,05 | 1,70 | 14,6 |
(Nguồn: Viện BVTV, 2011)
3.2. Thực trạng phát triển mô hình sản xuất chè an toàn tại Tân Cương
3.2.1. Quy trình sản xuất chè an toàn
Giống
Chăm sóc
Hái
Héo nhẹ
Sử dụng phân sinh học, BVTV thảo mộc
Cây chè
Búp chè
Sao diệt men
Vò nhẹ
Chè thành phẩm
Đóng gói
Đánh hương
Phân loại chè
Sao khô
Loại bỏ cánh
Sao khô
Vò bằng
Hình 4: Quy trình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, TP Thái Nguyên
Kỹ thuật đốn chè
Đốn chè vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trưởng không ra búp, thường đốn chè vào thời gian từ tháng 11 đến cuối tháng 1 (chủ yếu người dân chọn đốn chè vào tháng 12).Khi cây chè 2 tuổi, đốn cách mặt đất 25 – 30 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40- 45cm. Khi cây chè 3 tuổi, đốn cách mặt đất 30 – 35cm, đốn cành tán cách mặt đất 40- 45cm. Những năm sau đó:
Đốn phớt: Độ cao của vết đốn năm sau cao hơn độ cao của vết đốn năm trước từ 1- 3cm, tỉa bớt cành tăm hương của mặt tán. Dụng cụ để đốn phớt là kéo hoặc dao.
Đốn lửng: những nương chè đốn phớt nhiều năm (thường là 5 năm đốn phớt một lần) vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, chè bị sâu bệnh, nhiều búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất từ 50 – 60cm, nếu năng suất còn khá nhưng cây quá cao thì đốn cách mặt đất từ 60 – 70 cm, đốn như vậy để thuận tiên cho việc hái và chăm sóc chè. Dụng cụ để đốn lửng là dao.
Đốn đau: với những nương chè đốn lửng nhiều năm, cành của cây chè có nhiều u bướu, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm rò rệt thì đốn cách mặt đất 40 – 50 cm. Dụng cụ để đốn đau là dao
Đốn trẻ lại: Đối với những nương chè già cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 15cm. Trước khi đốn trẻ lại cần phải bón phân đầy đủ, đặc biệt là phân hữu cơ cho cây. Trong quá trình hái lượt đầu sau khi đốn trẻ lại cần chừa lại 3- 4 lá để cây quang hợp. Dụng cụ để đốn trẻ lại là cưa.
Kỹ thuật hái chè
Hái chè là khâu cuối cùng của kỹ thuật trồng trọt và là khâu đầu tiên của quá trình chế biến chè. Hái chè ngoài thu sản lượng còn có ý nghĩa rất quan trọng đến tạo hình, tạo tán cây chè, mỗi lần hái chè cũng như một lần đốn nhẹ góp phần thúc đẩy cây chè sinh trưởng, phát triển, làm cho cây chè ra nhiều mầm, nhiều búp, cành mọc nhiều đợt trong năm, đồng thời muốn thu được năng suất cao, chất lượng tốt, nương chè có nhiệm kỳ kinh tế dài, ổn định trong nhiều năm cần hái đúng lứa, hái đúng kỹ thuật, không nên hái quá già hoặc quá non.
Cây chè 1 tuổi: Trong năm đầu không hái lá để quang hợp nuôi cây, bộ rễ và thân, lá phát triển.
Cây chè 2 tuổi: Vẫn để bộ lá nuôi cây là chính, sau 15 tháng chè đã phát triển mạnh từ tháng 17 có thể hái nhẹ những cành cao hơn 65cm.
Cây chè 3 tuổi: Bắt đầu hái nhưng vẫn phải nuôi tán, lần đầu hái rất quan trọng, chỉ hái những búp cao hơn 65cm (hái 1 tôm và 2 hoăc 3 lá non), những cành thấp hơn sẽ không được hái trong lượt đầu này.
Vào những năm tiếp đó luôn phải tuân thủ chọn đúng thời điểm để hái, không để búp chè quá già hoặc quá non.
Vụ xuân (tháng 3-4): Hái 1 tôm + 2 lá non, chừa lại 2-3 lá
Vụ hè thu (tháng 5-10): Hái 1 tôm + 2 lá non, chừa lại 1 lá cá và 1 lá thật tạo tán bằng. Những búp cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ xuân (tháng 11-12): Hái 1 tôm + 2 lá non, tháng 11 hái chừa lại lá cá, tháng 12 hái hết.
Đặc biệt, tùy theo của kháchhàng, có thể lựa chọn cách hái cho hợp lý và hái lại sau đó.
Buổi sáng hái chè sau đó để trải chè ra nong trên nền nhà thành một lớp dày 20 – 30 cm, cứ 2 – 3 tiếng đảo chè một lần làm vậy để chè ráo bớt nước đến chiều sẽ chế biến ngay tránh để lâu chè sẽ bị ôi, mất mùi thơm ngon.
Kỹ thuật chế biến chè
Sao diệt men: Diệt men là khâu quan trọng nhất quết định đến chăt lượng và các tính chất đặc trưng của chè. Có nhiều phương pháp diệt mem khác nhau, nhưng hầu hết là dùng nhiệt độ cao truyền vào khối chè làm đình chỉ hoạt tính sinh học của các hệ men có trong lá chè.
Sao diệt men bằng chảo: Đốt chảo đến nhiệt độ 250 – 3000 C (đáy chảo
chuyển mày đen sậm, chuẩn bị xuất hiện màu hồng là được) rồi mới cho vào chảo sao. Chảo được đặt nghiêng về phía trước 150 để tăng diện tích tiếp xúc giữa chè và thành chảo thuận tiện cho khi ra chè. Lượng chè cho vào trong chảo nhiều hay ít tùy thuộc vào kích thước chảo. Nếu cho chè vào ít chè rễ bị cháy, nếu cho nhiều thì chè diệt men không đều. Đối với chảo sao có đường kính từ 40 – 90 cm thì mỗi mẻ sao là 8kg chè tươi, có thể dùng cặp gạc tre vót dẹt, nhẫn hoặc dùng tay có đeo găng để sao chè. Chè cần được đảo liên tục để khối chè nóng đều, diệt men đều, tránh để cháy chè. Thời gian mỗi mẻ từ 5-7 phút. Nhiệt độ khối chè trong chảo khoảng 800 –