Những Thuộc Tính Của Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp Vùng Chè Xã Tân Cương

900 C (sờ tay vào khối chè cảm thấy bỏng rát). Theo dòi thường xuyên nhiệt độ thành lò (bằng kinh nghiệm để nhận biết) để tăng hoặc giảm lượng than, củi cho vào lò.

Sao diệt men bằng thùng tôn quay: Cũng tương tự như sao diệt men bằng chảo, thùng tôn được đốt nóng đều, cho 3- 4kg búp chè tươi vào thùng quay khoảng 5 – 10 phút để cánh chè héo bớt, bay đi khoảng 30 – 40% lượng hơi nước trong lá chè tạo ra mùi thơm. Khi sao bằng thùng tôn quay cũng đặc biệt lưu ý đến nhiệt độ của bếp, lửa phải luôn to đều và đượm.

Với mỗi mẻ diệt mem, người sao chè cần quan sát về mức độ diệt men. Diệt men tốt thường có mùi cốm thơm, búp chè sau khi sao chín đều vẫn giữ được mầu xanh, lá chè cong, mềm, dèo, búp đinh không bị dập gẫy, bẻ không gẫy, không úa đỏ, không bị cháy xém. Ngược lại nếu chè ít thơm, kém mềm rẻo hoặc bị cháy xém là chè không đạt yêu cầu.

Vò nhẹ

Sau khi sao diện men xong cho chè ra nong, vò nhẹ bằng tay 2- 3 lần để cánh chè có độ dẻo đều và không bị giòn khô khi đưa vào máy vò rồi rũ tơi để chè nhanh nguội.

Vò bằng máy

Máy vò: Phần chính của các máy vò đều có một thùng hình trụ chứa chè vò chuyển động theo quý đạo tròn song song với bề mặt của một mâm vò. Tùy theo thiết kế máy vò có tác dụng đơn hay tác dụng kép mà mâm vò có thể đứng yên hay chuyển động cùng chiều với thùng cò nhưng lệch pha nhau 1800. Khối chè được đảo

trộn, chà sát, miết xoắn do tổng hợp của nhiều lực tác dụng đồng thời tạo ra độ dập và xoăn của cánh chè. Để tăng tác dụng nén ép lên khối chè, người ta còn thiết kế các loại máy vò có bàn ép phía trên thùng vò, các máy vò chè loại này gọi là máy vò kín. Máy vò không dùng bàn ép gọi là máy vò mở. Cứ 3 mẻ chè sao diệt men người ta cho vào máy vò một lần, mỗi mẻ vò khoảng 15’ – 20’, lưu ý khi vò chè phải đặt ở tốc độ vừa phải, nếu nhanh quá thì chè sẽ bị gẫy cánh, chập quá chè sẽ bị dập. Sau

khi vò xong, chè được cho vào nia để chè nguội bớt và dùng tay đảo chè tơi trước khi cho vào sao khô.

Sao khô

Chè sau khi để nguội từ máy vò sẽ được cho vào thùng tôn để sao khô, mục đích của sao khô là làm bốc hơi lượng nước dư trong lá chè, tăng hương thơm, định hình sợi chè xoăn chặt hơn, mặt chè sáng bóng. Cứ 3 mẻ vò khô sẽ cho vào 1 mẻ sao khô

Sao khô lần 1: sao khô ở nhiệt độ 1200- 1400 trong khoảng thời gian 6 – 12

phút khi độ ẩm chè đạt 30% – 35% (nắm chè vào tay không thấy dính, có tính đàn hồi).

Sao khô lần 2: Chè được sao cho đến bán thành phẩm, sau khi sao xong chè khô còn 5-7% độ ẩm, sợi nhẵn bóng, hương thơm mạnh.

Giữa hai lần sao khô cần cho chè ra nia để nguội vì nếu sao khô liên tục sẽ làm cánh chè bị mấy nước nhanh, cánh chè dễ bị giòn và cháy đồng thời loại bỏ những cánh chè vụn hay những cánh chè đã bị cháy để khi sao khô lần 2 chè không bị cháy thêm và có mùi cháy khét, mất vị ngon của nước chè.

Phân loại chè

Sau 2 lần sao khô chè được để nguội và phân loại ngay tại chỗ, với các loại là: Chè ban (những búp chè, cánh chè chưa xoăn); chè cánh (những búp chè, sợi chè xoăn chặt); chè vụn. Sau khi phân loại xong, các loại chè sẽ được bảo quản trong túi nilon để giữ hương thơm và được lấy hương trước khi chè được giao bán.

Lấy hương chè

Sao thật nhỏ lửa từ 4 – 5 phút để tạo hương thơm cho chè, mỗi lần lấy hương khoảng 2- 3kg chè/1 mẻ. Sau khi lấy hương từ 2- 3 ngày chè sẽ có mùi thơm nhất.

Trong quá trình chế biến, mỗi gia đình có một cách sao và vò chè khác nhau sẽ tạo nên chất lượng chè khác nhau, loại chè càng ngon đòi hỏi quá trình chế biến càng tỉ mỉ, cẩn thận từng khâu hơn nữa quá trình chăm sóc cây chè rất kỹ lưỡng. Hiện tại trong khu vực xã Tân Cương có 2 hộ gia đình điển hình về sản xuất chè an toàn có loại chè “thượng ti” (1 tôm và 1 lá) và một trong số 2 hộ gia đình đó sản xuất chè

đinh (chỉ có 1 tôm), kỹ thuật chế biến loại chè này đòi hỏi tỉ mỉ hơn, nếu không cẩn thận cánh chè sẽ bị gẫy và giá thành cao hơn nhiều so với các loại chè khác.

3.2.2. Những thuộc tính của hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè xã Tân Cương


Bảng 10 dưới đây tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến mỗi đặc tính của hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè Tân Cương.

Năng suất

Năng suất chè phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, giống và khâu chăm sóc. Trong búp chè có chứa 75- 80% nước, búp chè non được thu hoạch liên tục trong năm do vậy cây chè lấy đi một lượng nước lớn trong đất nên nhu cầu về nước của cây chè rất cao, cần lượng mưa hàng năm lớn, trung bình từ 1500 đến 2000mm.


Bảng 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính của hệ sinh thái nông nghiệp trong mô hình sản xuất chè an toàn ở Tân Cương

Đặc tính

Các yếu tố ảnh hưởng


Năng suất

- Thời tiết, lượng mưa

- Giống

- Cách thức chăm sóc


Ổn định

- Hạn hán, lũ lụt, lạnh bất thường

- Thị trường tiêu thụ bất ổn

- Thiếu hụt lao động

- Sâu bệnh


Bền vững

- Môi trường đất, nước và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm

- Xói mòn đất và suy giảm độ phì

- Các biện pháp bảo vệ đất, nguồn nước và chất dinh dưỡng

- Sự hợp tác trong cộng đồng


Công bằng

- Quyền sử dụng đất

- Tiếp cận với các chương trình hỗ trợ

- Chia sẻ lợi ích trong chuỗi giá trị chè

- Đa dạng trong sinh kế

- Thể chế


Tự trị

- Tiếp cận thị trường

- Sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất và các nhu yếu phẩm cần thiết khác

- Thủy lợi

- Chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền sử dụng đất và hợp tác xã


Hợp tác

- Mức độ hợp tác trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm

- Các kênh hợp tác

- Cấp ra quyết định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


- Chính sách của Nhà nước liên quan đến lao động


Mặt khác, cây chè cần lượng mưa phân bố đều qua các tháng, trung bình trên dưới 110mm/tháng, do đó sự phân bố lượng mưa không đều ảnh hưởng thậm chí quyết định đến năng suất cây chè.

Hình 5 Mối liên hệ giữa sản lượng chè và lượng mưa trung bình theo tháng 1

Hình 5: Mối liên hệ giữa sản lượng chè và lượng mưa trung bình theo tháng

Vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 khi thời tiết khô hạn kéo dài cộng thêm nhiệt độ xuống thấp làm cho sinh trưởng và năng suất của cây chè giảm sút lớn, trung bình 25- 30% so với trung bình thu hoạch cả năm, đặc biệt là giống chè Trung du. Tuy nhiên cũng vào thời gian này giống chè TRI777 lại có năng suất tốt hơn các giống khác do giống này có khả năng chống chịu và phù hợp với thời tiết mùa khô hơn. Vào mùa mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 9, cây chè sinh trưởng nhanh, lượng chè thu được nhiều hơn so với lượng chè trung bình mỗi vụ từ 20- 25% và thời gian để thu hoạch mỗi vụ chỉ cần 30 ngày. Vào tháng 10, khi thời tiết tạnh ráo, mát mẻ cũng là lúc cây chè cho sản phẩm ngon nhất.

Cơ cấu giống chè cũng ảnh hưởng quyết định đến năng suất của hệ. Hiện nay, TRI777, LDP1 và các giống chè nhập nội đang là các giống chè chủ đạo tại Tân Cương. Với ưu thế về năng suất và chất lượng, các giống chè nhập nội đang

dần thay thế cho các giống chè bản địa năng suất thấp hơn và chất lượng kém hơn như TRI777. Tuy nhiên, các giống chè bản địa thường thích nghi tốt hơn với điều kiện khí hậu địa phương, ví dụ vào mùa đông giống chè TRI777 có năng suất tốt hơn các giống khác do giống này có khả năng chống chịu và phù hợp với thời tiết mùa khô hơn.

Hình 6 Sự thay đổi cơ cấu giống chè tại Tân Cương 2006 2012 Quá trình chăm 2

Hình 6: Sự thay đổi cơ cấu giống chè tại Tân Cương (2006 - 2012)

Quá trình chăm sóc là khâu quan trọng nhất để tạo nên sản phẩm chè an toàn, đòi hỏi người dân thường xuyên theo dòi đồi chè để có thể sớm phát hiện sâu bệnh và sử dụng thuốc thảo mộc với thời gian cách ly hợp lý, giữa các vụ phải thường xuyên làm cỏ tránh để cỏ mọc tràn lan, ức chế sự phát triển của cây chè. Nếu người dân tuân thủ chặt chẽ yêu cầu theo dòi cây chè thường xuyên sẽ phát hiện sớm sâu bệnh, kịp thời hạn chế sự phát tán sâu bệnh trên diện rộng thì cây chè sẽ cho năng suất ổn định.

Ổn định

Năng suất của cây chè qua các tháng có sự thay đổi do thời tiết, đặc biệt là phân bố lượng mưa nhưng sự thay đổi đó mang tính chu kỳ đều đặn năm này qua năm khác nên không ảnh hưởng đến tổng năng suất của một năm. Điều đặc biệt của cây chè nếu mất mùa một vụ thì vụ sau vẫn có chè để thu hoạch mà không bị mất trắng hoàn toàn như những cây nông nghiệp khác.


Hình7 Năng suất trung bình của chè qua các năm 2006 – 2011 Bền vững Điều kiện 3

Hình7: Năng suất trung bình của chè qua các năm 2006 – 2011

Bền vững

Điều kiện khí hậu đang có nhiều sự thay đổi, lạnh hơn về mùa đông, nóng hơn về mùa hè trong những năm gần đâyảnh hưởng lớn đến năng suất cây chè.Trong điều kiện bình thường, vào mùa đông khoảng 45- 60 ngày chè có thể hái được, nhưng trong năm 2011, thời tiết lạnh bất thường kéo dài nên thời gian để được thu hoạch lên đến 90 ngày, trong thời gian đó giá chè lên cao do nguồn cung cho thị trường khan hiếm.

Khi sử dụng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật không đúng tiêu chuẩn sẽ gây dư lượng chất bảo vệ thực vật, làm ô nhiễm nguồn nước và đất. Một số chương trình hỗ trợ đã tổ chức cáclớp tập huấn về kỹ thuâṭ ủ phân bằng phương

pháp lên men sinh học nhằm giảm sử dụng cá c loaị phân hóa hoc từ 30 - 40% tăng

lươn

g chất hữu cơ góp phần tăng đô ̣phì cho đất , kéo dài tuổi thọ và chu kỳ khai

thác của nương chè đáp ứng yêu cầu canh tác nông nghiệp bền vững.

Hiện nay, một sức ép mới đang dần xuất hiện đe dọa đến tính bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè. Đó là việc một số gia đình không có điều kiện chăm sóc nên đồi chè xấu, năng suất thấp cộng với khu vực đồi này có Sông Công chảy qua nên dưới tầng đất trồng trè là tầng cát rất đẹp nên xẩy ra hiện tượng người dân phá đồi chè để lấy tầng cát ở dưới bán với giá khoảng 1 mẫu cát được

100.000.000 đồng. Việc hoàn thổ và khôi phục lại nương chè hoàn toàn không được quan tâm.

Ngoài ra, những sức ép đến từ sự thay đổi đột ngột của thị trường tiêu thụ và thiếu hụt nhân công lao động cũng làm giảm tính chống chịu của hệ.

Công bằng

Các hoạt động chăm sóc, chế biến chè thay đổi theo mùa vụ hàng năm. Nam giới làm các công việc nặng nhọc như phun thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, bón phân, cắt tỉa cành. Phụ nữ và trẻ em từ 7 – 18 tuổi tham gia vào hoạt động hái chè, nhặt chè ban… Các hộ gia đình có thể hái đổi công với nhau hoặc hộ nào có diện tích chè lớn sẽ thuê người hái không kể là người lớn hay trẻ nhỏ với giá 70.000 VNĐ/ngày cho những người có tay nghề cao, hái nhanh hoặc người nào hái được ít sẽ tính tiền theo số kg chè hái được, với giá 6.000 VNĐ/1kg chè tươi. Mỗi vụ hái kéo dài khoảng 4- 5 ngày. Việc chế biến chè cả nam và nữ đều có thể thực hiện được nhưng tùy gia đình có thể người vợ hoặc người chồng sao chè ngon hơn sẽ làm việc đó. Trong gia đình cả vợ và chồng cùng làm, mỗi người đảm nhận một công đoạn khác nhau của quá trình chế biến. Buổi sáng hái chè được bao nhiêu, buổi chiều sẽ chế biến hết chỗ đó, ngày nào hái nhiều thì phải thức đến khuya để chế biến xong mới nghỉ, búp chè tươi nếu không chế biến ngay trong ngày mà để ngày hôm sau chế biến sẽ bị héo úa, nước chè mất màu xanh, mất chất dinh dưỡng, mất vị thơm ngon của chè.

Kể từ khi mô hình sản xuất chè an toàn phát triển, số hộ giầu trong xã tăng lên 20% là một kết quả đáng mừng nhưng sự giầu lên đó chỉ là của một số hộ gia đình có diện tích trồng chè lớn với diện tích hơn 2000ha đã nhận được sự hỗ trợ về Tôn Inox, giống chè, phân bón của các dự án để phát triển mô hình sản xuất chè an toàn. Đồng thời, các hộ gia đình này có kinh tế khá giả đã đầu tư vốn cao hơn cho máy móc thiết bị sản xuất, quy trình chế biến cẩn thận nên giữ được khách và mở rộng thị trường

Đặc biệt, để mở rộng diện tích trồng thì đòi hỏi sự đầu tư ban đầu cao nhưng những gia đình có kinh tế thấp rất khó vay vốn từ ngân hàng để đầu tư bởi tài sản

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí