BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
NGUYỄN NGỌC DIỆP
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã số ngành: 60340103
TP. HCM - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
NGUYỄN NGỌC DIỆP
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã số ngành: 60340103
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG
TP. HCM - 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Hồ Ngọc Phương
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 14 tháng 4 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Họ và tên | Chức danh Hội đồng | |
1 | PGS. TS Nguyễn Quyết Thắng | Chủ tịch |
2 | TS. Đoàn Liêng Diễm | Phản biện 1 |
3 | TS. Trần Văn Thông | Phản biện 2 |
4 | TS. Trần Đức Thuận | Ủy viên |
5 | TS. Nguyễn Thành Long | Ủy viên, Thư ký |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh - 2
- Mục Tiêu Chung: Nghiên Cứu Tiềm Năng Du Lịch Văn Hóa Khmer Nam Bộ Tại Trà Vinh.
- Văn Hóa Khmer Nam Bộ Và Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Khmer Nam Bộ
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
TP. HCM, ngày 27 tháng 4 năm 2018
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN NGỌC DIỆP Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 06/10/1989 Nơi sinh: Trà Vinh Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1641890004
I- Tên đề tài:
Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch của các thành tố văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh
Thực hiện đề tài theo hướng nghiên cứu ứng dụng bằng việc áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, tổng hợp tài liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá tiềm năng du lịch của đối tượng nghiên cứu.
Kết quả đạt được: tiêu chí đánh giá điểm du lịch văn hóa Khmer, đánh giá tiềm năng điểm du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh và giải pháp chiến lược xây dựng thương hiệu “Trà Vinh – du lịch văn hóa xanh”.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 09/9/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 17/3/2018
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Hồ Ngọc Phương
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CÁM ƠN
“Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh” là một đề tài rộng và rất cần thiết cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh. Do vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp phải một khó khăn. Để vượt qua những khó khăn và hoàn thành đề tài luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiệt tình từ thầy Hồ Ngọc Phương – người đã định hướng, góp ý và luôn theo sát quá trình nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia: thầy Trần Văn Thông, anh Trần Minh Thanh, chú Thạch Xuân Hoàng, chị Thạch Thị Út Linh, các anh chị và bạn đồng nghiệp đã đóng góp những ý kiến quý báu của mình cho nghiên cứu cũng như cho sự phát triển của du lịch Trà Vinh.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng nghiệp cùng đơn vị đã sẳn sàng hỗ trợ, chia sẻ công việc để tôi tập trung hơn vào công tác nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tác giả rất cảm ơn quý thầy cô thuộc Khoa Quản trị Nhà hàng – Du lịch và các giảng viên tham gia giảng dạy, cùng tập thể lớp 16SDL11. Nhờ có quý anh, chị mà tác giả đã tích lũy được rất nhiều kiến thức thực tế về nghề nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân tất cả quý thầy, anh, chị và bạn bè
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Ngọc Diệp
TÓM TẮT
Trà Vinh là một tỉnh nhỏ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với sự cộng cư của ba dân tộc anh em Kinh – Khmer và Hoa. Trà Vinh và Sóc Trăng là hai địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất Việt Nam, người Khmer cùng văn hóa của họ đã làm nên nét văn hóa đặc biệt cho vùng đất nơi này. Người dân Khmer Nam bộ nói chung và người Khmer sinh sống tại Trà Vinh nói riêng, trong quá trình cộng cư với các dân tộc có sự giao thoa nhưng vẫn giữ được nét riêng trong sinh hoạt cộng đồng, ẩm thực, lễ hội và nghệ thuật biểu diễn truyền thống.
Với các yếu tố văn hóa đặc sắc của người Khmer, tỉnh Trà Vinh đã đưa ra mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển du lịch dựa vào văn hóa người Khmer bản địa. Các văn bản pháp luật, hoạt động kêu gọi đầu tư, khảo sát thực địa, tổ chức hội thảo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Trà Vinh cũng đã dần đưa du lịch văn hóa Khmer nói riêng và du lịch Trà Vinh đến gần hơn với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, các hoạt động này cho thấy, chỉ có một vài đơn vị cố gắng thực hiện mục tiêu phát triển du lịch, mà chưa có sự thống nhất và đồng tâm cùng làm của các cấp, các đơn vị, người dân và chủ thể văn hóa.
Khách du lịch rất thích thú với văn hóa Khmer (đặc biệt là khách nước ngoài), tuy nhiên họ (du khách và đơn vị lữ hành) vẫn chưa tìm được phương tiện, cách thức nào để tiếp cận và sử dụng tối ưu nhất tài nguyên văn hóa này. Mặt khác, Trà Vinh được đánh giá là có tiềm năng du lịch không thua gì các tỉnh lân cận nhưng lượng khách đến và biết về Trà Vinh là rất ít. Văn hóa Khmer cũng đang dần bị mai một do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sự thay đổi trong cơ cấu nguồn nhân lực tỉnh nhà. Tất cả đều có một sức ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động duy trì, bảo vệ và tôn tạo nền văn hóa của người Khmer Nam bộ tại Trà Vinh.
Sau nhiều sự trăn trở về du lịch Trà Vinh và sản phẩm du lịch văn hóa Khmer Nam bộ của tỉnh nhà, tác giả nhận thấy đề tài “Nghiên cứu tiềm năng văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh”, sẽ là một nghiên cứu mang tính ứng dụng cao cho thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh.
Phương pháp nghiên cứu chính của tác giả là khảo sát thực địa, phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia (là các cá nhân có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và
thâm niên trong lĩnh vực du lịch). Với phương pháp này, tác giả đã thu nhận và phát triển thêm được nhiều hành động, giải pháp mới cho việc đưa thương hiệu “Trà Vinh – Du lịch văn hóa xanh” đến gần hơn với các đối tượng đã, đang và sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tại Trà Vinh.
Cụ thể, chương 1 tác giả trình bày Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn hóa và văn hóa Khmer Nam bộ, kinh nghiệm làm du lịch văn hóa của các quốc gia trong khu vực và kinh nghiệm của các địa phương có du lịch văn hóa nổi bật ở Việt Nam. Chương 2 của đề tài là Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh, nghiên cứu 2 vấn đề chính: thực trạng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh và du lịch tỉnh Trà Vinh; đánh giá tiềm năng du lịch của các thành tố văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Tổng hợp nghiên cứu thực tế từ chương 1, 2 cùng với việc tổng hợp ý kiến chuyên gia, chương 3 là những đề xuất giải pháp của tác giả cho sự phát triển du lịch Trà Vinh nói chung và du lịch văn hóa Khmer Nam bộ nói riêng.
Kết quả của nghiên cứu, tác giả đưa ra bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch văn hóa Khmer, đánh giá điểm du lịch tiềm năng của du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh, sản phẩm tour du lịch trải nghiệm, kịch bản và tiêu chuẩn tổ chức đêm giao lưu văn nghệ Khmer Nam bộ tại chùa Khmer trên địa bàn tỉnh. Với những sản phẩm du lịch văn hóa Khmer như trên, tác giả mong rằng đề tài “Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh” sẽ được tham khảo, ứng dụng vào thực tế kinh doanh du lịch tại Trà Vinh.