Phân Bổ Đất Đai Của Nông Hộ Điều Tra Năm 2012


3.2.2.2. Các yếu tố sản xuất của hộ nông dân

* Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất nông, lâm nghiệp của hộ nông dân. Để phát triển kinh tế hộ nông dân trước hết phải dựa vào nguồn tài nguyên đất, nhất là những nơi tiềm năng để mở rộng đất đai còn nhiều. Vì vậy, khi phân tích cần dựa vào tiêu thức phân tổ theo loại đất sử dụng, mức thu nhập và quy mô diện tích đất của vùng nghiên cứu. Nếu theo loại đất sử dụng thì đất nông nghiệp chung cho cả 3 xã là 40,8%. Trong đó, những hộ có thu nhập nhóm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất (43,9%), thấp nhất là các hộ có thu nhập thuộc nhóm 1 (37,5%). Đất lâm nghiệp được phân bố tương đối đồng đều ở các nhóm hộ (từ 38,6 đến

40,6%). Đất ở

và làm vườn

ở hộ

thu nhập nhóm 1 chiếm tỷ

lệ cao nhất

(23,4%) và thấp nhất ở có thu nhập nhóm 3 (15,5%).

Bảng 3.10. Phân bổ đất đai của nông hộ điều tra năm 2012


ĐVT:%



Chỉ tiêu


Trung bình

Hộ từ khá trở lên

Nhóm hộ trung bình

Nhóm hộ nghèo và

cận nghèo

Tổng đất đai

100

100

100

100

1. Phân bổ đất sử dụng





­ Đất nông nghiệp

40,8

37,5

41,1

43,9

­ Đất sản xuất lâm

nghiệp

39,4

39,1

38,6

40,6

­ Đất ở và làm vườn

19,7

23,4

20,3

15,5

2. Phân bổ theo quy mô

diện tích





­ Dưới 0,5 ha

13,8

0

9,5

32,0

­ Từ 0,5­ dưới 1 ha

32,1

6,2

30,2

60,0

­ Từ 1­ dưới 2 ha

27,9

34,4

41,3

8,0

­ Từ 2 ha trở lên

26,1

59,4

19,0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn - 10

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)


Thực tế cho thấy, đất vườn của các hộ nông dân có điều kiện trồng những cây có giá trị kinh tế cao như các loại cây ăn quả, đặc sản, mặt khác vườn ở gần nhà có điều kiện thâm canh tốt hơn đã tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn. Về quy mô diện tích đất của hộ nông dân điều tra, các hộ có thu nhập từ khá trở lên quy mô đất chủ yếu là từ 2ha trở lên chiếm 59,4%, quy mô đất từ 1­2ha chiếm 34,4%, quy mô đất từ 0,5 ­ 1ha chiếm 6,2%các hộ có thu nhập trung bình quy mô đất đai chủ yếu từ 1­2ha chiếm 41,3%, từ 0,5­1ha chiếm 30,2%, các hộ nghèo và cận nghèo quy mô

diện tích đất chủ

yếu từ

0,5 ­1ha chiếm

60,0% và dưới 0,5 ha chiếm

32,0%. Như vậy diện tích đất của những hộ có mức sống từ khá trở lên là cao nhất sau đó giảm dần theo thu nhập.

* Lao động

Khi nghiên cứu yếu tố lao động phải đề cập đến hai khía cạnh của lao động đó là số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao động của hộ bao

gồm các thành viên trong gia đình có khả năng lao động. Chất lượng lao

động thể hiện trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nhận thức về chính trị, xã hội thông qua các kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua quá trình sản xuất của hộ nông dân.

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu của hộ nông dân điều tra năm 2012‌

ĐVT: người



Chỉ tiêu

Nhóm hộ

từ khá trở lên

Nhóm hộ trung bình

Nhóm hộ nghèo và cận nghèo

Trung bình

Tổng số hộ điều tra

32

63

25

120

­ Bình quân số khẩu/hộ

3,88

4,34

4,67

4,30

­ Bình quân lao động/hộ

2,47

2,54

2,11

2,37

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)


Qua bảng 3.11 cho thấy, chỉ tiêu bình quân khẩu/hộ cao nhất ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo (4,67 ngưòi), thấp nhất ở nhóm hộ có thu nhập từ khá trở lên (3,88 người). Bình quân lao động/hộ cao nhất là hộ có mức sống trung bình (2,54 người) và thấp nhất ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo (2,11 người).


Bảng 3.12. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân năm 2012

ĐVT: %


Chỉ tiêu

Quy mô lao động bình quân/hộ

1­2

3­4

> 5

1. Theo xã điều tra




­ Xã Yên Ninh

51,5

43,5

5,0

­ Xã Động Đạt

54,5

40,5

5,0

­ Xã Vô Tranh

55,1

42,4

2,5

2. Theo dân tộc




­ Dân tộc Kinh

52,3

44,6

3,1

­ Dân tộc khác

61,8

32,7

5,5

3. Theo thu nhập




­ Nhóm hộ từ khá trở lên

30,0

63,7

6,3

­ Nhóm hộ trung bình

46,1

52,3

1,6

­ Nhóm hộ nghèo và cận nghèo

74,0

26,0

­

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

Về quy mô lao động, số lượng lao động qua 120 hộ điều tra cho thấy,

có 64 hộ

có từ

1 ­ 2 lao động chiếm 53,7%, 51 hộ

có từ

3 ­ 4 lao động

chiếm 42,2% và 5 hộ có từ 5 lao động trở lên chiếm 4,1%. Phân tích quy mô lao động theo các xã cho thấy, các xã có quy mô lao động chủ yếu từ 1­ 2 lao động (xã Yên Ninh 51,5%, xã Động Đạt 54,5% và xã Vô Tranh 55,1%).

Quy mô 3­4 lao động, cao nhất là xã Yên Ninh chiếm tỷ lệ 43,5%, thấp

nhất là xã Động Đạt chiếm 40,5%. Nếu xét theo dân tộc thì hộ nông dân là người Kinh có quy mô 1­2 lao động chiếm 52,3% còn các dân tộc ít người


khác chiếm

61,8%. Nhóm hộ

có từ

3­4 lao động chiếm

44,6% ở

dân tộc

Kinh và 32,7% ở dân tộc ít người khác. Những hộ có quy từ 5 lao động trở lên phần lớn thuộc về dân tộc ít người (5,5% so với dân tộc Kinh là 3,1%).

Nếu căn cứ

vào thu nhập thì nhóm hộ

từ khá trở

lên có quy mô lao

động 3 ­ 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất (63,7%) từ 5 lao động trở lên chỉ

chiếm

6,3%. Hộ

có mức sống trung bình quy mô 3 ­ 4 lao động chiếm

58,9% và từ 1­2 lao động chiếm 39,5%. Hộ nghèo và cận nghèo có quy mô 1 ­ 2 lao động chiếm 74,0%, quy mô 3 ­ 4 lao động chỉ chiếm 26,0%. Có thể thấy, quy mô lao động đối với hộ thu nhập trung bình và khá trở lên chủ yếu là 3 ­ 4 lao động, còn những hộ nghèo và cận nghèo chủ yếu từ 1 ­ 2 lao động.

Bảng 3.13. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra ở vùng nghiên cứu năm 2012

ĐVT: %


Chỉ tiêu

THPT

THCS

Tiểu học

Tổng số hộ điều tra

24,2

52,5

23,3

1. Theo xã điều tra




­ Xã Yên Ninh

25,0

47,5

27,5

­ Xã Động Đạt

20,0

57,5

22,5

­ Xã Vô Tranh

27,5

52,5

20,0

2. Theo thu nhập




­ Nhóm hộ từ khá trở lên

59,4

37,5

3,1

­ Nhóm hộ trung bình

14,3

71,4

14,3

­ Nhóm hộ nghèo và cận nghèo

4,0

24,0

72

(Nguồn : Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

Từ bảng trên cho thấy xét về chất lượng lao động, trong 120 hộ điều tra, chủ hộ có trình độ văn hóa cấp I là 28 người, cấp II là 63 người và cấp III là 29 người. Như vậy các chủ hộ đa phần là có trình độ cấp II.

Nếu phân tích theo vùng điều tra cho thấy, xã Yên Ninh chủ hộ có

trình độ học vấn từ cấp I chiếm tỷ lệ cao nhất 27,5%, tỷ lệ này ở Động


Đạt là 22,5% và ở Vô Tranh là 20%. Trình độ cấp II xã Động Đạt chiếm tỷ lệ cao nhất 57,5% (Vô Tranh 52,5%, Yên Ninh 27%), trình độ cấp III xã Vô Tranh là 27,5% (Động Đạt 20,0%, Yên Ninh 25,0%).

Nếu phân tích theo thu nhập thì thấy rằng nhóm hộ

từ khá trở

lên

có trình độ

học vấn chủ

yếu là cấp III chiếm 59,4%; (37,5% trình độ

văn hóa cấp II và 3,1% cấp I). Nhóm hộ có thu nhập trung bình có trình

độ học vấn chủ yếu là cấp II chiếm 71,4%, cấp III và cấp I có tỷ lệ

bằng nhau là 14,3%. Hộ

nghèo và cận nghèo có tỷ lệ

chủ

hộ trình độ

học vấn cấp I nhiều nhất chiếm 72%. Như vậy, những hộ ở vùng cao vùng sâu, vùng xa trình độ học vấn thấp hơn các hộ ở vùng thấp, vùng

trung tâm nên việc tiếp thu,

ứng dụng các tiến bộ

khoa học kỹ

thuật

vào sản xuất cũng chậm hơn dẫn tới năng suất lao động, thu nhập thấp.

* Vốn sản xuất

Vốn là điều kiện rất quan trọng để tiến hành sản xuất đối với các hộ. Để phát triển sản xuất, nhất là sản xuất ở quy mô lớn thì đòi hỏi hộ nông dân phải có vốn. Tại thời điểm điều tra quy mô vốn của các hộ nông dân trong 3 xã cũng có sự chênh lệch đáng kể. Mức vốn bình quân chung 3 xã là 16,01 triệu đồng, trong đó cao nhất là xã Động Đạt 16,80 triệu đồng, thấp nhất là Yên Ninh 14,65 triệu đồng. Về nguồn vốn của các hộ nông dân qua bảng cho thấy chủ yếu là vốn tự có chiếm 76,4%, vốn vay chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 18,1% và vốn khác chiếm tỷ trọng rất thấp 5,5%.

Bảng 3.14. Vốn sản xuất bình quân của nông hộ năm 2012

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Xã Yên Ninh

Xã Động

Đạt

Xã Vô

Tranh

BQ chung

3 xã

Tổng vốn/hộ nông

dân

14,65

16,80

16,57

16,01

1. Vốn tự có

10,80

12,70

13,20

12,23

2. Vốn vay

2,90

2,70

2,50

2,70


3. Vốn từ nguồn khác

0,95

1,40

0,87

1,07

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

Phân tích quy mô vốn của hộ nông dân theo nguồn gốc, theo dân tộc và theo thu nhập cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa các xã nghiên cứu. Nếu xét chung các xã thấy mức vốn cao nhất là của chủ hộ đi xây dựng vùng kinh tế mới 18,48 triệu đồng so với mức 13,53 triệu đồng của chủ hộ là người dân bản địa. Phân tích theo nguồn gốc chủ hộ là người dân bản địa cho thấy mức vốn cao nhất là ở xã Động Đạt 14,30 triệu đồng thấp nhất là xã Yên Ninh 12,40 triệu đồng.

Bảng 3.15. Vốn bình quân hộ nông dân năm 2012

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Xã Yên

Ninh

Xã Động

Đạt

Xã Vô

Tranh

BQ Chung 3

Tổng vốn/hộ

14,65

16,80

16,57

16,01

1. Theo nguồn gốc hộ





Dân bản địa

12,40

14,30

13,90

13,53

Dân di dời, khai hoang

16,90

19,29

19,24

18,48

2. Theo dân tộc





­ Dân tộc Kinh

15,91

18,40

17,84

17,38

­ Dân tộc khác

13,38

15,20

15,30

14,63

3. Theo thu nhập





­ Nhóm hộ từ khá trở lên

19,40

22,70

21,70

21,27

­ Nhóm hộ trung bình

13,70

15,90

16,30

15,30

­ Nhóm hộ nghèo và cận

nghèo

10,85

11,80

11,70

11,45



Phân tích quy mô vốn của hộ

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

nông dân theo dân tộc cho thấy có sự

chênh lệch giữa nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ là người dân tộc thiểu số. Chủ hộ là người Kinh ở xã Yên Ninh có vốn bình quân là 15,91 triệu đồng ở xã Động Đạt là 18,40 triệu đồng và ở xã Vô Tranh là 17,84 triệu đồng.


Phân tích vốn đầu tư của các nhóm hộ theo quy mô thu nhập, các hộ có chênh lệch đáng kể về vốn đầu tư. Hộ thu nhập từ khá trở lên có mức

vốn trung bình là 21,27 triệu đồng, hộ thu nhập trung bình là 15,30 triệu

đồng và hộ nghèo và cận nghèo là 11,45 triệu đồng. Qua đây thấy rằng,

mức vốn đầu tư của các hộ nông dân rất khác nhau giữa các vùng, các dân tộc. Những hộ ở vùng cao hơn có mức vốn bình quân thấp hơn.


Công cụ sản xuất của hộ nông dân là một trong những nguồn vốn cố định, mặt khác nó phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật, là thước đo trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Sau Nghị quyết 10, nhờ phát huy tất cả các nguồn vốn và năng lực sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân, việc trang bị tài sản cố định được tăng lên nhanh chóng. Sự tăng lên của nguồn vốn là điều kiện của các hộ nông dân mở ra nhiều hướng hoạt động kinh tế không chỉ cho hộ đó mà còn tạo điều kiện cho các hộ khác sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, thông qua việc thuê mướn lao động, công cụ sản xuất là dịch vụ. Nhìn chung hệ thống công cụ sản xuất của các hộ nông dân, đặc biệt là trong các khâu trực tiếp sản xuất nông nghiệp có sự biến đổi nhanh chóng, các loại máy trong nông nghiệp đã giải phóng phần lớn sức lao động của con người trong sản xuất.

3.2.2.3. Kết quả sản xuất của hộ nông dân

Bảng 3.16. Tổng giá trị sản phẩm từ sản xuất Nông ­ Lâm nghiệp của hộ gia đình năm 2012‌

ĐVT: Triệu đồng



Phân loại hộ

Tổng thu NLN

Trong đó

Trồng trọt

Chăn nuôi

Lâm nghiệp

Bình quân tổng thu

50,67

32,55

12,99

5,13

1. Theo xã





­ Xã Yên Ninh

45,48

27,52

11,79

6,17

­ Xã Động Đạt

51,75

33,85

12,94

4,96

­ Xã Vô Tranh

54,39

36,27

14,25

3,87



Phân loại hộ

Tổng thu NLN

Trong đó

Trồng trọt

Chăn nuôi

Lâm nghiệp






2. Theo dân tộc





­ Dân tộc Kinh

54,2

36,80

12,94

4,46

­ Dân tộc khác

47,14

28,29

13,06

5,79

3. Theo thu nhập





­ Nhóm hộ từ khá trở lên

71,33

45,42

18,87

7,04

­ Nhóm hộ trung bình

49,54

33,01

12,56

3,97

­ Nhóm hộ nghèo và cận nghèo

31,18

19,23

7,58

4,37

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

Tổng thu nhập bình quân từ nông lâm nghiệp của 120 hộ nông dân điều tra là 50,67 triệu đồng, trong đó thu từ trồng trọt 32,55 triệu đồng,

chăn nuôi 12,99 triệu đồng và từ lâm nghiệp

5,13 triệu đồng. Nếu

theo

vùng thì tổng thu bình quân trên hộ cao nhất là xã Vô Tranh 54,39 triệu

đồng, trong đó thu từ trồng trọt 36,27 triệu đồng, chăn nuôi 14,25 triệu

đồng, lâm nghiệp 3,87 triệu đồng. Thấp nhất là xã Yên Ninh tổng thu

bình quân là 45,48 triệu đồng trong đó thu từ trồng trọt là 27,52 triệu đồng, chăn nuôi 11,79 triệu đồng và từ lâm nghiệp 6,17 triệu đồng.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí