3.4.3. Cơ hội
Phát triển kinh tế hộ nông dân đang được các cấp chính quyền quan tâm: từ Trung ương tới các tỉnh huyện xã công tác phát triển kinh tế hộ nông dân luôn được quan tâm, đầu tư. Chính phủ có những văn bản qui phạm về nông nghiệp nông thôn để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển nhất là
chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới,
Quyết định
1956/QĐTTg của Thủ
tướng Chính phủ
ngày 27/11/2009 V/v Phê
duyệt
Đề án “Đào tạo nghềcho lao động nông thôn đến năm 2020”; đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020...
Công nghệ ngày càng phát triển: KHCN ngày càng phát triển, nguồn thông tin dồi dào phong phú tạo điều kiện cho người dân giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn.
3.4.4. Thách thức
Tình hình cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới ngày càng cao đòi hỏi các hộ nông dân phải không ngừng nắm bắt thông tin, có hướng sản xuất phù hợp tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Công nghệ ngày càng phát triển: các thông tin đưa lên rất nhiều nhất là trên Internet dẫn tới thông tin bị loãng, không chính xác người dân phải có các
kỹ năng nhất định để quả.
khai thác sử dụng các công nghệ, thông tin cho hiệu
3.5. Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển kinh tế hộ huyện Phú Lương
3.5.1. Phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Phú Lương
Căn cứ vào thực tế phân tích thực trạng sự phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện Phú Lương. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm Kinh
tế Xã hội của huyện đã nghiên cứu. Căn cứ vào định hướng phát triển
kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020 được thể hiện trong các nghị quyết
của Huyện
ủy, UBND. Tôi xin đưa ra một số
phương hướng phát triển
kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương đến năm 2020 như sau:
Cần nhanh chóng chuyển nền kinh tế tự túc sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tham gia sử dụng có hiệu quả tiềm năng và lợi thế so
sánh là những thế
mạnh của vùng, mục tiêu về
tăng trưởng kinh tế
13,13%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2020 nông lâm thuỷ sản giảm còn 16,4%,
công nghiệp xây dựng 52,6%, thương mại dịch vụ đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 13.309 tỷ đồng.
31,0%. Nhu cầu vốn
Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã
hội thực hiện mục tiêu cơ bản mà Nhà nước đã đặt ra: “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Tỷ lệ tăng dân số ổn định ở mức 1,23%, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 và đến năm 2020 khoảng dưới 5%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tái nghèo. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Phát triển kinh tế hộ nông dân phải phát huy năng lực nội sinh trong sự phát triển cộng đồng dân tộc và vai trò quyết định là Nhà nước.
Phát triển kinh tế hộ nông dân, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ trong nông thôn ở đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên nói chung và Phú
Lương nói riêng là hướng cơ
bản và lâu dài, khuyến khích nông hộ
làm
giàu bằng đất đai, tiềm năng tại chỗ.
Thực hiện đào tạo nghề
cho các hộ
nông dân theo Quyết định
1956/QĐTTg của Thủ
tướng Chính phủ
ngày 27/11/2009 V/v Phê
duyệt
Đề án “Đào tạo nghềcho lao động nông thôn đến năm 2020” để nâng cao
chât́ lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hoá
nông nghiệp, nông thôn phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững.
Việc thay đổi nếp sống tạm bợ, nếp làm ăn không có kế hoạch thì
không ai khác mà phải là bản thân hộ
nông dân tự
chịu trách nhiệm và
quyết tâm khắc phục sự bần cùng và nghèo đói.
Bên cạnh đó đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm hỗ
trợ
các mặt cho
đồng bào bằng các chính sách khuyến khích nông dân làm giàu, điều đó rất quan trọng đối với đồng bào có dân tộc vì bước đi ban đầu lên sản xuất lớn là rất khó khăn, đồng thời đây cũng là vùng sinh thái quan trọng và là vùng có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, liên quan đến sự phát triển cộng đồng các dân tộc trong tỉnh cũng như trong cả nước. Vì vậy, nếu không có sự hỗ trợ
của Nhà nước thì chính hộ hưởng lợi.
nông dân ở
nơi này là đối tượng không được
3.5.2. Mục tiêu phát triển kinh tế huyện Phú Lương năm 2020
Về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng tăng cường các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất,
chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản; tích cực phòng chống dịch bệnh
trên cây trồng vật nuôi và phòng chống cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, giảm nhẹ thiên tai.
Bảng 3.26. Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
chủ yếu của huyện đến năm 2015 tầm nhìn 2020
Chỉ tiêu | ĐVT | Năm 2015 | Năm 2020 | |
1 | Tốc độ tăng trưởng kinh tế | % | 13 | 13,13 |
2 | GDP bình quân đầu người (giá TT) | Tr.đ | 21,85 | 38,81 |
3 | Tỷ lệ hộ nghèo | % | Dưới 10 | Dưới 5 |
4 | Tỷ lệ xã đạt tiêu chí NTM | % | 20 | 70 |
5 | Cơ cấu kinh tế | |||
| Nông lâm thuỷ sản | % | 24 | 16,4 |
| Công nghiệp xây dựng | % | 44 | 52,6 |
| Thương mại dịch vụ | % | 32 | 31,0 |
6 | Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp thuỷ sản | % | 5,0 | 5,5 |
7 | Giá trị sản xuất trồng trọt | Tr.đ/ha | 50 | 70 |
8 | Giá trị sản xuất tính trên một nhân khẩu nông nghiệp | Tr.đ | 10,1 | 17,3 |
9 | Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông – lâm nghiệp thủy sản | |||
| Trồng trọt | % | 46,8 | 40,1 |
| Chăn nuôi | % | 37,9 | 38,4 |
| Dịch vụ | % | 3,6 | 6,1 |
| Lâm nghiệp | % | 6,2 | 7,9 |
| Thủy sản | % | 5,6 | 7,5 |
10 | Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, xây dựng | % | 19,50 | 16,5 |
11 | GDP thương mại, dịch vụ, du lịch | Tỷ đồng | 362,49 | 713,16 |
12 | Tốc độ tăng trưởng thương mại, dịch vụ, du lịch | % | 16,50 | 14,50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Bổ Đất Đai Của Nông Hộ Điều Tra Năm 2012
- Chi Phí Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Của Hộ Nông Dân Năm 2012
- Ảnh Hưởng Trình Độ Học Vấn, Nguồn Gốc Và Thành Phần Dân Tộc Của Chủ Hộ Nông Dân
- Quy Hoạch Phát Triển Theo Lãnh Thổ Và Đô Thị Hóa
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn - 15
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn - 16
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
(Báo cáo tổng kết của huyện phú lương năm
2012)
Tiếp tục thực hiện các Chương trình, Đề án thuộc lĩnh vực nông
nghiệp phát triển nông thôn; tích cực mời gọi đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, phát triển nông thôn, ưu tiên các Đề án phát triển sản xuất gắn với chế biến và
tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu
quốc gia về Xây dựng nông thôn mới.
Về phát triển thương mại, dịch vụ: Tiếp tục thực hiện quy hoạch khu
dân cư nông thôn để dần từng bước hình thành các cụm thương mại trong
nông thôn. Xây dựng và phát triển hệ
thống chợ
nông thôn, trong đó chú
trọng đầu tư cho những chợ có doanh thu cao. Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại dịch vụ, đơn
giản thủ tục trong việc cấp giấy đăng ký kinh doanh, thuê đất, vay vốn.
Từng bước xây dựng và cải tạo nâng cấp các cơ sở hạ tầng du lịch và dịch
vụ như: Di tích lịch sử Đền Đuổm, di tích Khuân Lân Hợp Thành, phát
triển các loại dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách.
Về phát triển sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xúc tiến xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm. Tuyên truyền quảng bá uy tín, chất lượng sản phẩm, triển khai thực hiện tốt các dự án khuyến công.
Về đầu tư xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng các công trình thuộc các chương trình mục tiêu như: Xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn
quốc gia về y tế, cải tạo nâng cấp một số công trình giao thông, thủy lợi,
đường điện, trụ
sở làm việc của huyện và thị
trấn, các công trình thuộc
nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia 134, 135, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tích cực vận động và triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư của nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, của trung ương và của tỉnh; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ cấp quyền sử dụng đất.
Về tài nguyên – môi trường: Cần làm tốt công tác quản lý nhà nước
về đất đai, các thủ
tục về
thu hồi đất, cho thuê cấp đất, cấp quyền sử
dụng đất; phân kỳ để tập trung giải quyết các tồn tại về đất đai, rà soát lại các quy hoạch để hiệu chỉnh cho hợp lý, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên khoáng sản và việc khai thác chế biến khoáng sản, đẩy mạnh công tác bảo vệ
môi trường.
Về quản lý thu chi ngân sách: Tăng cường kiểm tra, rà soát các hộ kinh doanh để điều chỉnh mức thuế và bổ sung lập sổ bộ thuế với diện hộ kinh doanh mới. Thực hiện tốt công tác quản lý chợ nhằm chống thất thu các
khoản nợ
thuế, phí và lệ
phí. Tăng cường công tác thu phí bảo vệ
môi
trường. Tích cực triển khai quy hoạch các khu dân cư tạo nguồn ngân sách để đầu tư phát triển. Tăng cường lập và thẩm định hồ sơ quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, đẩy nhanh tiết độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản nhằm thu dứt điểm nguồn thu thuế của các công trình XDCB. Thực hiện tốt công tác quản lý chi ngân sách theo quy định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Về giáo dục đào tạo: Thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương dạy và học và thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với 4 nội dung của Bộ GD&ĐT, tăng cường xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt trong các nhà trường, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, tư cách người học sinh. Mạng lưới trường lớp và giáo viên: về cơ bản phải đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện, từ nay đến 2020 kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia. Chú trọng công tác dạy nghề, liên doanh, liên kết đa dạng hóa cá loại hình đào tạo ngành nghề và mở rộng các làng nghề ở nông thôn.
Về văn hóa, thông tin, thể
dục, thể
thao, truyền thanh, truyền hình:
Duy trì tốt việc xây dựng gia đình, làng bản, cơ quan văn hóa. Nâng cao
chất lượng hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, triển khai đẩy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của các cấp, các ngành và địa phương tới
nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động phong trào văn hóa, thể dục thể thao quần chúng ở các xã, các thôn bản và các ngành. Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động văn hóa, các dịch vụ văn hóa tạo môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng phát thanh truyền hình và đổi mới các hình thức tuyên truyền.
Về y tế và chăn sóc sức khỏe nhân dân: Tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và y đức cho đội ngũ cán bộ y, bác sĩ các trạm xá và y tế thôn bản. Chủ động trong các tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân.
Về dân số, việc làm, xóa đói giảm nghèo: Tích cực thực hiện tốt công
tác truyền thông dân số, nâng cao hiệu quả tư
vấn, phân nhóm để
tuyên
truyền trong lĩnh vực dân số
gia đình và trẻ
em. Phát triển thị trường lao
động, xuất khẩu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện tốt các tác dạy nghề tạo việc làm cho người lao động, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng dân cư.
3.5.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bình Gia
Qui luật tất yếu của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là: Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán phải được giải quyết. Số lượng hộ sản xuất nông nghiệp lớn, nhưng qui mô của mỗi hộ nhỏ như hiện nay hoàn toàn không thể tồn tại mãi. Nó vừa đang là trở lực lớn nhất, vừa là một thực trạng sớm muộn phải mất đi. Vậy giải pháp để giải quyết vấn đề này như thế nào đây? Đã đến lúc phải khuyến khích mạnh mẽ kinh tế trang trại đi đôi với tổ chức các hình thức liên kết, hợp
tác (cả tín dụng, mua, bán và sản xuất) giữa các hộ nông dân nhỏ lẻ với
nhau trong cùng một phương hướng sản xuất (cùng kinh doanh cây, con nào
đó). Mặt khác, phải tổ chức việc chuyển đổi ngành nghề, tạo điều kiện
kinh tế cho quá trình tích tụ ruộng đất. Kết quả là sẽ giảm dần hộ nông nghiệp, đồng thời tăng qui mô sản xuất của mỗi hộ. Những quá trình nói trên sớm muộn cũng sẽ diễn ra. Nếu chúng ta thực hiện nó một cách chủ động và tự giác không chỉ đem lại sự phát triển cho kinh tế hộ nông nghiệp
mà còn tạo nên sự ổn định về mặt xã hội. Ngược lại, nếu ta để cho quá
trình đó diễn ra một cách tự phát thì sự phát triển sẽ chậm trễ và còn gây ra những bất lợi về mặt xã hội.
Những quan điểm, mục tiêu và phương hướng trên về phát triển kinh tế hộ nông dân chỉ được thực hiện trên cơ sở đề ra những giải pháp khoa học, sát với điều kiện thực tế của các hộ nông dân có tính khả thi cao là một yêu cầu cấp thiết của huyện Bình Gia. Những giải pháp này tập trung vào một số vấn đề hết sức cấp bách trong thời kỳ hiện nay, những nội dung này phải làm càng sớm càng tốt:
Cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, chăm sóc y tế, sức khỏe cho dân cư nông thôn để giúp giảm được rủi ro đói nghèo và giúp họ hòa nhập được vào lực lượng lao động công nghiệp (thành thị), nâng cao năng suất lao động, kể cả khi họ ở lại với nông thôn.
Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn để tăng liên kết nông thôn thành thị, thu hút đầu tư công nghiệp về nông thôn.
Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp, khuyến
nông, sản xuất và marketing sản phẩm mới để tăng thu nhập cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt từ các hoạt động sản xuất hướng xuất khẩu.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hình thành