Nguyên Nhân Của Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Mạo Hiểm Tại Vườn Quốc Gia Ba Bể


sinh học của Việt Nam, giúp bảo tồn một cách có hiệu quả đa dạng sinh học tại các sinh cảnh đã bị chia cắt và chịu tác động của con người bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận sinh thái cảnh quan trong công tác quản lý khu bảo tồn.

Dự án “Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn” (viết tắt là Dự án 3PAD Bắc Kạn) có hiệu lực vào ngày 27/05/2009, kết thúc vào ngày 30/06/2015. Một trong những hợp tiêu hợp phần của dự án là các sáng kiến cải thiện môi trường. Mục tiêu của hợp phần này là xây dựng các hệ thống bảo vệ và bảo tồn đất dốc một cách bền vững về mặt xã hội, môi trường và kinh tế thông qua các tiểu hợp phần sau: (i) Quản lý đất bền vững và bảo tồn dựa vào trồng cỏ; (ii) Chi trả cho dịch vụ môi trường và (iii) Du lịch sinh thái.

Trong tất cả các nghiên cứu, quy hoạch này đều không thấy nhắc đến việc xây dựng chiến lược và quy hoạch du lịch mạo hiểm, mà chủ yếu là các sản phẩm, loại hình du lịch đã và đang tồn tại tại Ba Bể. Vì vậy mặc dù được thừa nhận là điểm nổi bật của du lịch Bắc Kạn với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, nhưng chiến lược phát triển du lịch mạo hiểm Ba Bể vẫn là một bài toán chưa có lời giải.

2.3.6. Hoạt động quảng bá du lịch mạo hiểm


Nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về miền đất, con người, tiềm năng văn hóa, du lịch của Ba Bể đến với các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước, trong những năm vừa qua, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch với nhiều hình thức và nội dung như: Xuất bản các ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp, đĩa DVD; quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền hình trung ương, địa phương, website của Sở); tổ chức các hội nghị giới thiệu quảng bá du lich Ba Bể nói chung; tổ chức khảo sát, xây dựng, phát triển các chương trình du lịch liên vùng, ký kết thoả thuận hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong công tác phối hợp quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi kinh nghiệm quản lý. Đặc biệt được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Kạn đã cùng với các tỉnh trong vùng chiến khu Việt Bắc: Hà Giang,


Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, cùng tổ chức Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc” luân phiên hàng năm tại các tỉnh. Hoạt động quảng bá xúc tiến, liên kết hợp tác phát triển du lịch nhìn chung đã đem lại hiệu quả, hình ảnh du lịch của Ba Bể nói riêng và Bắc Kạn nói chung đã được đông đảo công chúng, du khách trong và ngoài nước biết đến, lượng khách du lịch đến Bắc Kạn ngày càng tăng.


Đơn vị %

Hình thức khác, 21.2

Truyền miệng, 42.3

Sách hướng dẫn, 5.7

Công ty lữ hành, 17.3

Internet, 13.5


Biểu đồ 2.4. Các kênh thông tin về du lịch mạo hiểm Ba Bể


(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014)


Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một chiến dịch quảng bá riêng nào cho loại hình du lịch mạo hiểm nói riêng. Nhắc đến Ba Bể từ lâu vẫn gắn liền với loại hình du lịch sinh thái. Nếu đem so sánh với hoạt động quảng bá về hang Sơn Đoòng của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng thì du lịch mạo hiểm tại Ba Bể hầu như chưa được biết đến trên các phương tiên thông tin đại chúng trong nước chứ chưa nói đến nước ngoài.

Theo kết quả khảo sát, 42,3% du khách biết đến du lịch mạo hiểm qua sự giới thiệu của bạn bè, người quen, sau đó là qua các phương tiện truyền thông, công ty du lịch. Khảo sát tại thực địa cho thấy các trung tâm thông tin du lịch tại Ba Bể luôn


trong tình trạng không có người trực. Hoạt động giới thiệu quảng bá về du lịch mạo hiểm Ba Bể tại các hãng lữ hành cũng không mấy khả quan qua con số 17,1% du khách được hỏi trả lời rằng họ biết đến du lịch mạo hiểm Ba Bể qua sự chào bán của công ty du lịch. Thông thường các hãng lữ hành lớn ít chuyên về du lịch mạo hiểm nên nếu khách có nhu cầu thì họ thường bán lại cho các công ty lữ hành mạo hiểm địa phương hoặc thuê hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn trên tuyến như là các hoạt động xen kẽ vào chương trình du lịch của họ. Việc bán chương trình du lịch được thực hiện thông qua mạng hoặc khách trực tiếp đến văn phòng. Tờ rơi cũng được phát đến các khách sạn nhưng không phổ biến và không phải công ty nào cũng làm. Việc việc chăm sóc khách hàng cũng chưa được các công ty chú trọng. Khi quan sát một số hoạt động du lịch với các hướng dẫn viên thì thấy trong quá trình và kết thúc chuyến đi, họ không hề mời chào hay giới thiệu cho khách những hoạt động mạo hiểm có ở Ba Bể, điều đó cũng là một hạn chế cho việc khách quay trở lại lần tiếp theo.

2.4. Nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể

2.4.1. Những thành công và nguyên nhân


Du lịch mạo hiểm bước đầu được khai thác ở VQG Ba Bể và thu hút được số lượng khách du lịch nhất định. Có được những thành công bước đầu như trên là do:

VQG Ba Bể có đặc điểm địa chất, địa hình, hệ thống sông ngòi đa dạng, thích hợp với việc tổ chức các hoạt động tìm hiểu, khám phá. Hệ sinh thái độc đáo, đa dạng, trong đó có nhiều loài quý hiếm cũng là đặc điểm giúp cho du khách có thêm động lực đến thăm và tìm hiểu, đặc biệt đối với du khách quốc tế.

Điều kiện khí hậu và môi trường tự nhiên của VQG Ba Bể cũng là điều kiện lý tưởng giúp phát triển các loại hình du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng. Với khí hậu trong lành, thiên nhiên vẫn giữ được nét hoang sơ, ảnh hưởng của các


hoạt động của con người lên môi trường chưa nhiều. Đây là đặc điểm quan trọng thu hút được khách du lịch.

VQG Ba Bể có sức hút đối với du khách về việc khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm các đặc điểm văn hóa, truyền thống địa phương. Cộng đồng dân cư tại Ba Bể đã ý thức khá rõ về lợi ích của việc làm du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Họ tuân thủ tốt các chính sách, quy định về giá cả, cách thức của Ban quản lý VQG Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung, có thái độ niềm nở hiếu khách. Du lịch phát triển đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân bản địa. Đời sống của họ không những được nâng cao mà các giá trị văn hóa truyền thống cũng được bảo tồn. Khi hiểu được giá trị của các tài nguyên thiên nhiên thì việc phá rừng làm rẫy cũng giảm rõ rệt.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân


Hoạt động du lịch mạo hiểm Ba Bể vẫn chưa được phát triển đồng bộ và tương xứng với tiềm năng của nó. Một số khó khăn và nguyên nhân chính trong só đó là:

Vấn đề nhận thức: Tuy được thừa nhận có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và có những điều kiện thuận lợi phát triển du lịch mạo hiểm nhưng nhận thức từ các cấp chính quyền đến người dân địa phương về khai thác hiệu quả loại hình du lịch mới mẻ này ở Ba Bể còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện ở chỗ hiện nay ở Ba Bể chưa có bất kì một quy hoạch nào về phát triển du lịch mạo hiểm. Đối với mọi cấp, quy hoạch du lịch là rất cần thiết để có thể quản lý và thành công trong sự phát triển ngành du lịch. Kinh nghiệm quốc tế và ở Việt Nam đã cho thấy những địa bàn phát triển du lịch không có quy hoạch đều gặp phải những vấn đề về xã hội và môi trường, giảm lợi ích về kinh tế, không thể nào cạnh tranh một cách hiệu quả đối với bất kỳ một nơi nào đã có quy hoạch du lịch.


Chưa xây dựng được sản phẩm đặc trưng cũng như đẩy mạnh hoạt động liên kết phát triển thị trường: “Sản phẩm du lịch đặc thù được phát triển dựa trên tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo” [5,tr.57]. Thực tế cho thấy, các sản phẩm du lịch mạo hiểm tại Ba Bể vẫn còn đơn điệu và thiếu sự gắn kết giữa các tuyến, điểm du lịch, không gian du lịch của VQG Ba Bể chưa gắn kết chặt chẽ trong mối liên kết vùng của không gian du lịch miền núi phía Bắc. Những chương trình độc đáo hấp dẫn du khách còn hạn chế, du lịch còn mang tính mùa vụ. Có rất nhiều du khách chỉ ghé qua Ba Bể rồi đến các điểm du lịch khác, không lưu trú hoặc lưu trú 1 đêm.

Đây chính là các khó khăn và trở ngại chính ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng tại Ba Bể. Thực tế, so sánh về tiềm năng thì Ba Bể có nhiều điều kiện phát triển hơn các khu vực khác xong việc khai thác hiệu quả hoạt động du lịch chưa tương xứng với đúng giá trị và tiềm năng.

2.5. Đánh giá chung hoạt động du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể


Qua kết quả điều tra và phân tích điều kiện, thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm Ba Bể cho thấy du lịch mạo hiểm tại Ba Bể bên cạnh việc khai thác được những lợi thế về tài nguyên, còn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức cần được khắc phục.


Điểm mạnh

- Cảnh quan ngoạn mục, địa hình hiểm trở với các loại tài nguyên du lịch tự nhiên điển hình của vùng Trung du miền núi phía Bắc.

- Sức cuốn hút của văn hóa dân tộc

Điểm yếu

- Nhận thức về phát triển du lịch mạo hiểm của các cấp chính quyền, doanh nghiệp du lịch cũng như cộng đồng địa phương còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật chưa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 9



thiểu (phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực)

- Môi trường chính trị ổn định, người dân địa phương thân thiện với khách du lịch.

đáp ứng được yêu cầu của loại hình du lịch mạo hiểm.

- Sản phẩm du lịch đơn điệu, kém hấp dẫn, không có tính đặc trưng.

Cơ hội

- Ban đầu thu hút được sự hỗ trợ của một số dự án nước ngoài (PARC, 3PAD), sự đầu tư kinh doanh của một số doanh nghiệp lữ hành lớn (Saigon Tourist).

- Bước đầu có sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động khai thác du lịch.

Thách thức

- Chưa có quy hoạch riêng cho du lịch mạo hiểm Ba Bể.

- Khai thác tài nguyên du lịch có xu hướng không bền vững.

- Một số tài nguyên du lịch có nguy cơ bị ô nhiễm và biến mất.

- Lợi thế so sánh của VQG Ba Bể bị giảm do phải cạnh tranh với các vườn quốc gia khu vực miền Bắc như VQG

Hoàng Liên, VQG Cúc Phương.


Tiểu kết chương 2


Vườn Quốc gia Ba Bể có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên mức độ khai thác tài nguyên đưa vào phát triển du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng còn rất ít. Qua quá trình khảo sát và điều tra lấy ý kiến du khách cho thấy hiện trạng phát triển du lịch mạo hiểm VQG Ba Bể còn tồn tại các vấn đề về quy hoạch, xây dựng sản phẩm, liên kết, phát triển thị trường khách cùng với đó là nhận thức về phát triển loại hình du lịch đặc thù của chính quyền, các doanh nghiệp lữ hành và người dân địa phương còn thấp. Việc chỉ ra nguyên nhân của hiện trạng phát triển du lịch mạo hiểm và phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức là cơ sở để đưa ra những định hướng hay giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hoạt động du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể.


Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

3.1. Những căn cứ chủ yếu

3.1.1. Căn cứ pháp lý


Quyết định số 2153/QĐ-TTg ngày 21/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh hồ Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang”.

Quyết định số 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020”.

Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”.

Quyết định số 3455/QĐ ngày 30/12/2011 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phê duyệt “Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020 & kế hoạch hành động 2013 – 2015”.

Quyết định số 1741/QĐ-UBND ngày 23/09/2002 của UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt “Quy hoạch du lịch Vườn quốc gia Ba Bể”.

Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt “Quy hoạch xây dựng khu du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030”.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 08/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí