Nhóm Giải Pháp Về Liên Kết, Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Mạo Hiểm


học, có sức khỏe tốt. Sử dụng nguồn lao động này làm hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm là rất phù hợp bởi nó vừa đáp ứng nhu cầu về nguồn lực lao động để phát triển du lịch mạo hiểm vừa động viên họ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và từng bước phát huy giá trị của VQG Ba Bể. Mô hình này đã được một số VQG ở trong nước áp dụng rất có hiệu quả (VQG Cúc Phương, VQG Cát Tiên).

- Mở thêm các lớp đào tạo, đặc biệt là về ngoại ngữ như: Những lớp giao tiếp căn bản cho người kinh doanh tại điểm tham quan; Những lớp kỹ năng chuyên ngành cho các hướng dẫn viên nhằm nâng cao năng lực hướng dẫn du khách, đặc biệt là với du khách quôc tế.

Với sự đa dạng, phức tạp về địa hình, thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa cổ truyền đặc sắc, VQG Ba Bể có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch mạo hiểm, khám phá. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà du lịch mạo hiểm Ba Bể hiện nay vẫn chưa được khai thác hiệu quả và đảm bảo theo các nguyên tắc của phát triển bền vững. Để khai thác du lịch mạo hiểm đạt hiệu quả cao, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về: cơ chế chính sách, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm, tuyên truyền quảng bá, phát triển nguồn nhân lực. Các giải pháp này cần được thực hiện trong thời gian dài và sự nỗ lực hợp tác chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành du lịch, các ban ngành liên quan, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương.

3.2.5. Nhóm giải pháp về liên kết, phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm


Trước hết, việc phát triển và liên kết sản phẩm du lịch mạo hiểm cần khai thác được thế mạnh của các điểm du lịch Ba Bể, dựa trên định vị của sản phẩm du lịch Ba Bể. Định hướng này dựa trên đặc điểm cạnh tranh của các điểm du lịch trong vùng. Khu vực Đông Bắc có một số sản phẩm khá tương đồng về văn hóa cũng như nghỉ dưỡng – sinh thái – thể thao -mạo hiểm. Hơn nữa vùng này có nhiều tài nguyên du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch có giá trị cao. Việc phát triển liên kết điểm du lịch mạo hiểm của Ba Bể phải tính tới những điều kiện này và chú

79


trọng vào định vị của Ba Bể. Tuy sản phẩm du lịch mạo hiểm của Ba Bể chưa thể cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm du lịch của các địa phương khác nhưng sẽ là một sản phẩm thay thế quan trọng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thứ hai là vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc thúc đẩy liên kết, hợp tác khu vực, xây dựng sản phẩm du lịch mạo hiểm và đặc biệt là trong khuyến khích doanh nghiệp lữ hành, cộng đồng địa phương tham gia phát triển và khai thác sản phẩm du lịch mạo hiểm. Sản phẩm du lịch mạo hiểm Ba Bể chưa phát triển, phần lớn mới ở dạng tiềm năng. Phần lớn các công ty lữ hành có xu hướng khai thác các sản phẩm du lịch có sẵn mà ít đầu tư phát triển sản phẩm mới.

Lợi thế lớn nhất của Ba Bể hiện nay là khí hậu và cảnh quan, phù hợp với phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và tham quan, du lịch mạo hiểm có thể liên kết với các loại hình du lịch này để có một chương trình du lịch hấp dẫn du khách như:

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 11

Tuyến du lịch khám phá: Hà Nội –Ba Bể – thác Bản Dốc – đông Tam Thanh – vịnh Bái Tử Long.

Tuyến du lịch khám phá bằng xe mô tô: Hà Nội – Bắc Hà – Mèo Vạc – Đồng Văn - Hoàng Su Phì.

Khách du lịch tham gia các tuyến du lịch mạo hiểm này sẽ có dịp đi qua những cung đường Đông Bắc trắc trở, cùng với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, cảnh sắc hoang sơ, những phong tục tập quan độc đáo của người dân địa phương. Đây là những yếu đặc biệt hấp dẫn khách du lịch tham gia vào các loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá.

3.2.6. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách


Hoàn thiện quy hoạch du lịch mạo hiểm


Xây dựng quy hoạch chi tiết không gian, khu vực, tuyến, điểm, sản phẩm du lịch mạo hiểm là bước đi đầu tiên cần thực hiện ở Ba Bể. Trong thời gian sớm nhất, Ba Bể cần một chiến lược bài bản và đồng bộ về phát triển du lịch mạo hiểm. Trên cơ sở đó, có kế hoạch đầu tư hạ tầng hoặc kêu gọi đầu tư cũng như có cơ chế


khuyến khích thu hút đầu tư từ các nguồn khác nhau. Trong kế hoạch đó, một số nội dung cần được chi tiết hóa:

- Xây dựng các tuyến, các khu vực tổ chức du lịch mạo hiểm thường xuyên cho khách du lịch. Cần chú trọng các khu vực ở hồ Ba Bể, hệ thống các hang động như động Hua Mạ, động Puông, động Nà Phoòng, các bản làng trên núi, các tuyến du lịch theo hệ thống thác, hồ, sông, đường đi bộ qua rừng, qua các bản làng, hệ thống các đèo.

- Xác định được các nguồn vốn, dòng tài chính để thực hiện kế hoạch. Ngoài nguồn vốn truyền thống từ ngân sách, các nguồn vốn khác cũng cần được xác định là quan trọng (đầu tư của khối tư nhân, cá nhân, cộng đồng, v.v.). Trong kế hoạch cũng cần xác định rõ phương án cụ thể nhằm thu hút, phát động đầu tư của các nguồn vốn đó.

- Tăng cường sự tham gia của các bên: các cơ quan nghiên cứu/quy hoạch chuyên ngành, các nhà quản lý, công ty du lịch, cộng đồng địa phương nhằm có được sự đồng thuận và các nỗ lực chung trong việc thực hiện kế hoạch sau này.

Về tài chính


- Để phát triển được du lịch ở Ba Bể thì xã hội hóa việc phát triển du lịch sẽ là một trong những mục tiêu cần huớng tới. Thực tế phát triển du lịch hiện tại cho thấy các mô hình lưu trú địa phương, việc sử dụng các hướng dẫn viên địa phương đang thu hút được du khách. Do đó, nhằm thực sự hỗ trợ các gia đình và tổ chức địa phương tham gia và phát triển được các hoạt động du lịch của mình thì chính sách cho vay và hỗ trợ vốn cần phải được cải thiện. Cụ thể, Huyện và VQG có thể thí điểm cho 10 – 20 hộ gia đình vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp hoặc miễn lãi suất trong vòng 5 năm. Hình thức cho vay vốn có thể thông qua các khoảng đầu tư trực tiếp từ VQG hoặc ngân hàng huyện với hình thức thế chấp, tín chấp đơn giản để người dân có thể tìm được nguồn vốn phù hợp.


- Trích một phần từ nguồn thu vé tham quan cho VQG Ba Bể để bổ sung thêm nguồn chi phí cho công tác quy hoạch, đào tạo nhân lực cho các hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch. Nguồn trích này có thể từ 10-20% từ vé vào cửa làm quỹ đào tạo và phát triển du lịch. Quỹ được quản lý bởi cộng đồng và chỉ dùng cho các hoạt động đào tạo kỹ năng, kiến thức về du lịch (nghiệp vụ hướng dẫn, nấu ăn, ngoại ngữ, v.v.) nhằm phát triển hệ thống và dịch vụ lưu trú cộng đồng chuyên nghiệp hơn.

Về thu hút đầu tư


- Có chính sách miễn tiền thuê đất, thuế doanh nghiệp trong một thời gian nhất định cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch tại Ba Bể, đặc biệt khuyến khích các mô hình du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng.

- Các cơ quan quản lý cần cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng. Hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển đa dạng sản phẩm du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể.

- Trong chính sách thu hút đầu tư không nên phân biệt doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, trong tỉnh hay ngoài tỉnh. Cần chú trọng thu hút vốn đầu tư lớn, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, đồng thời thu hút con người có kinh nghiệm quản lý trong khai thác và kinh doanh du lịch. Đây có thể coi như chính sách mang tính đòn bẩy để tạo đà cho phát triển du lịch Ba Bể.


Tiểu kết chương 3


Dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể, luận văn đã đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác có hiệu quả du lịch mạo hiểm.

Căn cứ vào các quy hoạch du lịch quốc gia, vùng; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bắc Kạn đến năm 2020; quy hoạch du lịch chung và quy hoạch tổng thể xây dựng khu du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030, v.v. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp trên các lĩnh vực như sau: Phát triển sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch mạo hiểm; nâng cao nhận thức cũng như chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch mạo hiểm, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mạo hiểm; hoàn thiện quy hoạch du lịch mạo hiểm. Trong đó giải pháp về xây dựng quy hoạch du lịch mạo hiểm là giải pháp cấp bách cần thực hiện trước tiên tại Ba Bể.


KẾT LUẬN


Luận văn nghiên cứu điều kiện và thực trạng khai thác hoạt động du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển loại hình du lịch du lịch mạo hiểm trên địa bàn này. Qua quá trình thực hiện đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch, đặc biệt là những khách du lịch ưa khám phá, mạo hiểm. Loại hình du lịch này đã được phát triển thành công ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, du lịch mạo hiểm cũng được tổ chức thành công ở nhiều VQG như Phong Nha – Kẻ Bàng, VQG Hoàng Liên Sơn.

Nằm trong trong tiểu vùng du lịch Đông Bắc, VQG Ba Bể có thế mạnh lớn về tài nguyên du lịch và đã khai thác một số hoạt động du lịch mạo hiểm như du lịch thám hiểm hang động, du lịch dã ngoại, du lịch khám phá sông hồ. Tuy nhiên, hiện trạng du lịch mạo hiểm Ba Bể còn tồn tại những vấn đề bất cập: Cơ sở vật chất,hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch yếu kém, sản phẩm đơn điệu, thiếu hấp dẫn; Các hoạt động hướng dẫn, cung cấp thông tin chưa mang lại hiệu quả. Hơn nữa, công tác quảng bá du lịch Ba Bể chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều du khách còn chưa biết đến du lịch Ba Bể.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực, quảng bá và khai thác thi trường nhằm khai thác hiệu quả hoạt động du lịch mạo hiểm ở VQG Ba Bể. Thiên nhiên Ba Bể là nguồn tài nguyên du lịch chính, vì vậy việc khai thác và bảo toàn môi trường trường tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch mạo hiểm VQG Ba Bể.


KIẾN NGHỊ


Trong quá trình thực hiện, với những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu đạt được của đê tài mới dừng lại ở những khảo sát ban đầu. Vì thế, tôi có một số kiến nghị sau đây:

Cần có thêm những hoạt động nghiên cứu nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề đặt ra như triển khai áp dụng thêm các phương pháp đánh giá không gian thuận lợi cho phát triển du lịch mạo hiểm (ví dụ như sử dụng các phương pháp sơ đồ, bản đồ nhằm phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch mạo hiểm và điều kiện có liên quan).

Cần tiếp tục có những nghiên cứu cụ thể hơn và cần có một lộ trình lâu dài với sự tham gia của nhiều bên liên quan để đánh giá tổng quát được hiện trạng và phương hướng quản lý đối với du lịch mạo hiểm Ba Bể.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT


1. Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2008. Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội Bắc Kạn đến năm 2020. Hà Nội, 2008.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2000. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể/ Na Hang. Hà Nội, 2000.

3. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020 & kế hoạch hành động 2013 – 2015. Hà Nội, 2013.

4. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội, 2010.

5. Bùi Thị Hải Yến, 2006. Quy hoạch du lịch. NXB Giáo dục.

6. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2014. Niêm giám thống kê huyện Ba Bể năm 2014.

7. Hoàng Đỗ Vân, 2010. Du lịch mạo hiểm với sự phát triển du lịch của thị trấn SaPa – huyện Lào Cai. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn Hóa.

8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Phạm Trung Lương, 2007. Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm vùng núi phía Bắc, Báo cáo khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

10. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo đánh giá hoạt động du lịch Bắc Kạn (2005 – 2013). Định hướng phát triển du lịch trong những năm tiếp theo.

11. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn. Cẩm nang du lịch Bắc Kạn.

12. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 08/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí