Các Hoạt Động Du Lịch Mạo Hiểm Được Du Khách Tham Gia


tượng khách Tây Âu (Đức, Hà Lan), tiếp đó là Châu Mỹ (26,8%). Ngoài ra cũng có một số khách du lịch đến từ các khu vực châu Đại Dương như Úc, New Zeland. Có thể các khách này đến từ các quốc gia phát triển và có đời sống cao, người dân thích đi du lịch, đặc biệt là các hoạt động du lịch sinh thái, mạo hiểm nên họ là đối tượng chính của loại hình du lịch mạo hiểm ở Ba Bể. Và dường như đây cũng là mục tiêu của nhiều du khách quốc tế khi đến du lịch Việt Nam mong được gần với thiên nhiên hơn, có cơ hội trải nghiệm với các hoạt động mạo hiểm gắn với thiên nhiên.

Độ tuổi và giới tính: Kết quả điều tra cho thấy đối tượng khách tham gia du lịch mạo hiểm tại Ba Bể chủ yếu tập trung vào độ tuổi từ 18 – 25 là 19,5 %, độ tuổi từ 26 – 40 là 51,3% , độ tuổi từ 41-60 là 28 % và trên 60 là 1,2%. Điều này cho thấy hoạt động du lịch mạo hiểm thu hút khách du lịch trẻ nhiều hơn. Có thể do một số yêu cầu về sức khỏe và niềm yêu thích phiêu lưu mạo hiểm nên hoạt động này được nhiều người trẻ tuổi chọn hơn.

Về giới tính, trong số du khách tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm ở Ba Bể có có 57,3 % là nam và 42.7% là nữ. Đây là tỉ lệ có sự sai khác không lớn giữa nam và nữ, và cũng cho thấy xu hướng du lịch mạo hiểm không phải là một hoạt động không phù hợp với phái nữ.

Thành phần và trình độ của du khách: Khách du lịch mạo hiểm ở Ba Bể cũng đến từ nhiều thành phần với mặt bằng nhận thực khác nhau trong xã hội. Các thông tin phỏng vấn về trình độ học vấn của du khách cũng cho thấy trình độ cao đẳng – đại học chiếm tới 47,6%, trình độ trên đại học chiếm 28,1 %, các đối tượng này tới VQG Ba Bể với mục đích trải nghiệm du lịch mạo hiểm, nghiên cứu, học tập. Tương ứng với tỉ lệ về trình độ du khách, cơ cấu về nghề nghiệp của du khách gồm: sinh viên chiếm 13,9%, nhà nghiên cứu 26,4%, quản lý 15,7%, nhân viên văn phòng 32,3%. Kết quả điều tra ở Ba Bể cũng phù hợp với báo cáo “Nghiên cứu về thị trường du lịch mạo hiểm 2013” của Hiệp hội Thương mại Du lịch Mạo hiểm.


Lưu trú: So với nhiều VQG và KBTTN của Việt Nam. Ba Bể là một trong những VQG có nhiều hình thức lưu trú nhất, bao gồm nhà nghỉ của nhà nước, của tư nhân và nhà nghỉ du lịch cộng đồng.

Bảng 2.3. Nơi lưu trú của khách du lịch tại Ba Bể


Nơi lưu trú

Số lượng khách

Tỉ lệ %

Nhà nghỉ

5

9,6

Nhà nghỉ DLCĐ

36

69,2

Hình thức lưu trú khác

11

21,2

Tổng

52

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 8

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014)


Tại Ba Bể hiện nay mới chỉ có 2 khách sạn tiêu chuẩn một sao đang hoạt động (xem phụ lục 3). Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy phòng ốc có dấu hiệu xuống cấp, trang thiết bị cũ kĩ, chất lượng dịch vụ chưa tốt, nhân viên lễ tân hầu như không nói được ngoại ngữ. Đến Ba Bể, đa phần khách du lịch mạo hiểm lựa chọn hình thức lưu trú tại các nhà nghỉ du lịch cộng đồng. Điều này cho thấy khách du lịch mạo hiểm tuy không quan tâm nhiều đến tiện nghi sang trọng nhưng vẫn thích lựa chọn các nơi lưu trú sạch sẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn. Đây cũng là một lợi thế rất tốt để các hộ dân tại Ba Bể phát triển các cơ sở lưu trú và tăng thu nhập. Nếu có các định hướng và đầu tư tốt, các hộ dân có thể tính đến việc tạo các điểm lưu trú đủ điều kiện trong rừng, trên các tuyến du lịch mạo hiểm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách và qua đó du khách cũng có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn ở ngoài thiên nhiên nơi mà hoạt động du lịch mạo hiểm đang diễn ra.

2.3.3. Sản phẩm du lịch mạo hiểm ở Ba Bể


So với tiềm năng của mình, các sản phẩm du lịch mạo hiểm tại Ba Bể nhìn chung còn đơn điệu và chưa có sự gắn kết. Hiện nay mới chỉ có 3 loại hình du lịch mạo hiểm đang được khai thác tại đây:


Đi bộ mạo hiểm xuyên rừng: Khách du lịch có 2 lựa chọn


Lựa chọn 1: Tuyến đi bộ mạo hiểm xuyên rừng bắt đầu từ văn phòng vườn quốc gia, đi qua thung lũng Tắc Kè, đi xuyên rừng lên độ cao 789m (so với mực nước biển) để quan sát thiên nhiên, chim thú, đặc biệt là toàn cảnh hồ Ba Bể, sau đó tiếp tục xuyên rừng đến làng Him Đăm của dân tộc Dao, đi tiếp xuống Nà Mằm và quay trở lại VQG.

Lựa chọn 2: Tuyến đi bộ xuyên rừng kéo dài khoảng 10 km, xuất phát từ bản Cốc Tộc, qua các bản làng trên núi (Khau Qua, Nặm Dài) tới thác Đầu Đẳng, lên thuyền trở về Cốc Tộc.

Đối với tuyến đi bộ mạo hiểm xuyên rừng, khách du lịch đi qua nhiều dạng địa hình đồi núi phức tạp, nhiều kiểu rừng và nhiều cảnh quan khác nhau. Qua các tuyến đó, du khách có cơ hội trải nghiệm các hoạt động đi bộ leo núi và cảm nhận được sự thay đổi về khí hậu khi đi qua các kiểu rừng, các đai cao khác nhau trên núi cao và cảm nhận sự mạo hiểm khi di chuyển qua các kiểu địa hình đó. Khách du lịch sẽ trải nghiệm sự khó khăn khi băng qua các con đường, các ngọn đồi, con suối, chiêm ngưỡng cảnh quan độc đáo, quan sát và tham gia vào các sinh hoạt độc đáo của người dân bản địa như Mông, Dao, Tày, Nùng. Để trải nghiệm được tuyến du lịch này, du khách cần một khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Tuy nhiên, mức độ mạo hiểm đối với sản phẩm du lịch này ở cấp độ nhẹ nên cũng phù hợp với nhiều đối tượng khách, và cũng không cần đầu tư kỹ thuật cầu kì hay các hướng dẫn phức tạp về kỹ thuật cũng như an toàn.

Khám phá hang động: Nhiều khách du lịch tới Ba Bể cũng quan tâm tới hoạt động thăm và khám phá một số hang động đá vôi. Hiện nay ở Ba Bể có một số hang động đang được khai thác du lịch như động Hua Mạ, động Puông. Trong chuyến đi 1 ngày,khách du lịch sẽ được trải nghiệm các hoạt động như thăm bản dân tộc Pắc Ngòi của người Tày hoặc chèo thuyền trên hồ Ba Bể kết hợp khám phá động Puông. Không chỉ bị cuốn hút bởi vẻ nguyên sơ như ban đầu lúc hình thành,


khi đi sâu vào khám phá phần sau của hang động, khách du lịch sẽ có dịp đi bộ khám phá lòng động tối tăm, được chiêm ngưỡng các nhũ đá, rèm đá, cột đá với hình dáng và màu sắc khác nhau.

Chèo thuyền vượt thác: Nói đến Ba Bể là nói đến hệ thống hồ trên núi nổi tiếng của Việt Nam. Do đó, với Ba Bể thì các hoạt động du lịch gắn liền với nước, khám phá cảnh quan sẽ là các hoạt động du lịch đặc trưng và có tiềm năng nhất. Hiện tại, hoạt động chèo thuyền vượt thác Đầu Đẳng cũng đang được khai thác như một dịch vụ du lịch mạo hiểm ở Ba Bể. Phương tiện chính phục vụ cho hoạt động này là những chiếc thuyền đơn hoặc thuyền đôi làm bằng nhựa composit, bằng cao su đúc hoặc thuyền bơm hơi, có hình dạng chiếc lá tre, nhỏ, dài, mảnh mai. Khi khách du lịch tham gia hoạt động này, họ có cơ hội kết hợp việc chèo thuyền vượt qua những dòng chảy dữ dội của thác Đầu Đẳng, đồng thời ngắm cảnh hồ Ba Bể, quan sát cảnh ven hồ và động vật (ở cạn và thủy sinh). Trong tuyến chèo thuyền vượt thác tại Ba Bể, du khách sẽ chèo thuyền kayak từ bến thuyền Buốc Luốm, dọc theo sông Năng tới thác Đầu Đẳng. Thời gian của hoạt động này là một ngày, mức độ mạo hiểm đối ở cấp độ trung bình.

Theo kết quả điều tra khảo sát thì khi tham gia vào các hoạt động du lịch mạo hiểm Ba Bể, khách du lịch tham gia nhiều nhất vào hoạt động đi bộ mạo hiểm xuyên rừng, tiếp đó là chèo thuyền vượt thác, khám phá hang động. So với 2 hoạt động trên, hoạt động đi bộ mạo hiểm xuyên rừng có nhiều yếu tố thu hút sự tham gia của du khách, bởi nó vừa kết hợp được việc trải nghiệm khám phá các dạng địa hình đồi núi vừa hòa mình vào thiên nhiên. Hơn nữa, hoạt động này cũng không cần đầu tư kỹ thuật cầu kì hay các hướng dẫn phức tạp về kỹ thuật cũng như an toàn. Trong các hang động trong VQG Ba Bể, động Hua Mạ mới chỉ được khảo sát du lịch vào năm 2003-2004 và hiện vẫn chưa phát triển nhiều về dịch vụ du lịch cũng như số lượng du khách. Khách du lịch thông thường tới đây chủ yếu thăm ngắm khu vực phía ngoài hang, còn đối với khách du lịch mạo hiểm, họ sẽ tham gia vào việc

leo núi 300 mét sau đó khám phá lòng hang (rất rộng khoảng 1ha), và toàn bộ chiều


dài (tới hơn 700m). Trần động có chỗ rộng và cao tới 40 – 50m, chứa đựng nhiều vách, nhũ đá kỳ vĩ. Tuy nhiên khi khảo sát tại đây cho thấy việc lắp các bóng đèn chiếu sáng bằng ánh sáng trắng đã làm giảm đi rất nhiều vẻ đẹp cũng như mức độ hoang sơ của hang động này.


Đơn vị %

80

65.4

60

48.1

40


20

19.2

0

Đi bộ mạo hiểm xuyên rừng

Khám phá hang động

Chèo thuyền vượt thác


Biểu đồ 2.3. Các hoạt động du lịch mạo hiểm được du khách tham gia

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014)


Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể dựa trên ý kiến du khách cho thấy mặc dù khách du lịch đánh giá cao về sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể (địa hình, hệ thống sông suối, cảnh quan tự nhiên, khí hậu) nhưng du khách cũng chưa hài lòng về các yếu kém như cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật (hệ thống đường xá, cơ sở cung câp dịch vụ du lịch), chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch mạo hiểm (dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ huấn luyện , v.v.) (Xem phụ lục 5). Kết quả điều tra này cũng cho thấy, rõ ràng các loại hình đang triển khai này là chưa đạt hoặc chỉ mới ở mức độ giới thiệu. Cũng từ các nhận xét đó, việc hoàn thiện về kỹ thuật và chất lượng của các loại hình đang khai thác dường như sẽ là những vấn đề cần giải quyết nhằm duy trì và tiến tới phát triển các hoạt động du lịch phong phú hơn ở Ba Bể.


2.3.4. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch mạo hiểm


Bộ máy tổ chức của ban quản lý VQG Ba Bể gồm: Ban giám đốc, 4 phòng chức năng nghiệp vụ và 2 đơn vị trực thuộc (Hạt Kiểm lâm, Trung tâm Giáo dục Môi trường và Dịch vụ Môi trường Rừng (GDMT&DVMTR).

Bảng 2.4. Trình độ cán bộ

Trung tâm Giáo dục Môi trường và Dịch vụ Môi trường Rừng

Đơn vị: người


STT

Chuyên ngành

Tổng

Trên

Đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

1

Du lịch

1


1



2

Lâm nghiệp

5



3

2

3

Môi trường

4


1

3


4

Kế toán

1




1

Cộng

11

0

2

6

3

(Nguồn: BQG VQG Ba Bể, 2014)


Nhìn chung, lực lượng lao động phục vụ du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng tại VQG Ba Bể còn thiếu và yếu về số lượng lẫn chất lượng. Cán bộ có trình độ đại học chiếm 18,1%, cao đẳng là 54,6% và trung cấp là 27,3%. Hiện ít hơn 10% cán bộ đang làm về du lịch trong VQG có chuyên môn về du lịch. Đây thực sự là khoảng trống lớn về nghiệp vụ, nên khó có thể có các sản phẩm du lịch có chất lượng khi số lượng nhân sự có chuyên môn phù hợp lại thiếu như vậy.

Đối với loại hình du lịch mạo hiểm là một hoạt động du lịch có tính chuyên biệt và đòi hỏi kiến thức và kỹ thuật, lực lượng hướng dẫn viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc huấn luyện, hướng dẫn và tham gia cùng du khách trong các hoạt động khám phá. Tuy nhiên số lượng cán bộ được đào tạo chuyên ngành du lịch ở VQG Ba Bể hiện mới chỉ có một người và chưa có ai được đào tạo nghiệp vụ,


chuyên môn phù hợp về quản lý và vận hành các hoạt động du lịch mạo hiểm.


Theo kết quả điều tra khảo sát, đa số khách du lịch đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch mạo hiểm của Ba Bể ở mức trung bình. Cụ thể là 25% du khách đánh giá hoạt động hướng dẫn của hướng dẫn viên tốt, 59,7% đánh giá trung bình; Đánh giá ở hoạt động huấn luyện trong các hoạt động chèo thuyền, khám phá hang động, 75% đánh giá trung bình, 25% đánh giá kém; Đánh giá ở dịch vụ ứng cứu, có đến 82,7% du khách đánh giá trung bình, 17,3% đánh giá kém .

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy về phía các công ty du lịch, hiện nay các công ty kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm chưa có sự quan tâm đến thị trường Ba Bể. Các hướng dẫn viên đi cùng du khách đến Ba Bể hầu hết là hướng dẫn viên suốt tuyến không có kĩ năng, kinh nghiệm hướng dẫn khách tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm. Lý giải cho điều này, hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm cần một sức khỏe tốt, cần kinh nghiệm, khả năng tổ chức và xử lý mọi tình huống với các kỹ thuật và trình độ chuyên nghiệp, cho nên số lượng hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm vốn không nhiều. Khi khảo sát tại thực địa, tác giả nhận thấy các công ty hay du khách có nhu cầu về du lịch mạo hiểm đều tìm đến hướng dẫn viên là người dân bản địa mới mức phí 300.000-500.000/ngày. Vấn đề đặt ra ở đây là 100% các hướng dẫn viên địa phương này đều chưa được đào tạo qua một khóa học chuyên sâu nào về du lịch mạo hiểm. Tất cả những gì họ có chỉ là kinh nghiệm cá nhân. Ngoài ra họ hầu như không nói được ngoại ngữ nên việc giao tiếp giữa du khách và hướng dẫn viên gặp rất nhiều khó khăn. Với tình hình đội ngũ nhân sự như trên sẽ là một trở ngại lớn trong việc quản lý cũng như đảm bảo kỹ năng, nghiệp vụ ,xây dựng định hướng phát triển du lịch du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng tại VQG Ba Bể.

2.3.5. Chính sách đầu tư, quy hoạch và phát triển du lịch mạo hiểm


Với sự ra đời và phát triển của du lịch Ba Bể, một số công trình lớn nghiên cứu về quy hoạch đã ra đời như: Quyết định số 1741/QĐ-UBND ngày 23/9/2002


của UBND tỉnh Bắc Kạn về Quy hoạch du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể; Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 vè Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030; Dự án Xây dựng các khu BTTN thông qua bảo tồn sinh thái, cảnh quan (PARC)(1999); Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp (3PAD)(2011). Ngoài ra, ngày 19/2/2012 Tỉnh ủy Bắc Kạn ra nghị quyết số 18-NQ/TU xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở quy hoạch đầu tư xây dựng khu du lịch Ba Bể thành trung tâm du lịch sinh thái của tỉnh và khu vực, với các loại hình du lịch kết hợp tham quan di tích lịch sử, văn hóa và các lễ hội truyền thống.

Trong “Quy hoạch du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể” chú trọng tới mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng du lịch kết hợp với bảo tôn nguyên vẹn giá trị địa chất, văn hóa của vùng hồ. Quy hoạch được xây dựng nhằm xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở đầu tư xây dựng khu du lịch Ba Bể thành trung tâm du lịch sinh thái với các loại hình du lịch kết hợp tham quan di tích lịch sử.

Ngày 30/10/2013, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có Quyết định số 1872/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030. Quy hoạch du lịch Ba Bể nhằm xác định phương hướng, định hướng các sản phẩm du lịch và định hướng cho quá trình đầu tư, khai thác du lịch gắn với phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp-dịch vụ và bảo tồn đa dạng sinh thái tự nhiên. Quy hoạch sẽ giúp Ba Bể tạo thành nơi có sức hấp dẫn liên quan đến phát triển bền vững dựa trên hệ sinh thái cảnh quan tự nhiên và làng xóm hiện hữu. Ngoài ra, quy hoạch còn giúp xây dựng thương hiệu vùng, khai thác tối đa giá trị tài nguyên cảnh quan có hệ sinh thái đa dạng và đặc thù của Vườn Quốc gia Ba Bể Phát triển du lịch Ba Bể hướng tới trở thành khu du lịch sinh thái số 1 của Việt Nam”

Dự án “Xây dựng các Khu bảo tồn nhằm Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên trên Cơ sở Sinh thái Cảnh quan” (PARC): Là một dự án kết hợp bảo tồn và phát triển của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ năm 1999 đến năm 2004, dự án

đã thử nghiệm phương pháp tiếp cận sinh thái cảnh quan để bảo tồn di sản đa dạng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/04/2023