Tình Hình Sốt Rét Tại Vùng Biên Giới Của Tỉnh Quảng Trị

trung bình năm 220C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm, rất thuận lợi cho muỗi sốt rét và ký sinh trùng sốt rét phát triển. Riêng huyện Hướng Hoá có 12 xã giáp tỉnh Savannakhet giữa các bản của Lào sang các bản của Quảng Trị là rất gần và giao lưu qua lại biên giới nhiều là ở các xã Xy, Thanh, Thuận, A Xing, Pa Tầng.

1.5.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội

Huyện Hướng Hoá được phân thành 2 vùng kinh tế, văn hoá xã hội rõ rệt.

- Vùng trung tâm của huyện gồm 7 xã nằm dọc đường quốc lộ số 9.

Văn hoá xã hội phát triển, nhà cửa khang trang, ít rừng, đồi thấp, là vùng sốt rét lưu hành vừa, tỷ lệ mắc sốt rét thấp.

- Vùng các xã ngoại vi của huyện gồm 15 xã nằm giáp biên giới 2 nước Việt - Lào và các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Trị là vùng sốt rét lưu hành nặng của tỉnh Quảng Trị tập trung chủ yếu ở huyện Hướng Hoá nơi có đồng bào dân tộc ít người sinh sống, người dân sống ở đây và các thôn phía Lào đối diện đều là người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, Tri nên cùng có chung phong tục tập quán sinh hoạt. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội đang gặp nhiều khó khăn.

Vùng này gồm có 12/15 xã giáp biên giới với 2 huyện Sê Pôn, huyện Nòng của tỉnh Savannakhet, đa số là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô, đa số là vùng rừng rậm, nhiều khe suối có cả 2 véc tơ sốt rét chính là An.minimus An.di rus với mật độ cao [97], [98].

Kinh tế: chủ yếu là dựa vào làm nương rẫy, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Đa số các hộ gia đình đều ở mức nghèo, chỉ tạm đủ ăn, nhà nước thường phải hỗ trợ thêm lương thực, tỷ lệ hộ nghèo từ 30-70%.

Nghề nghiệp chính là làm nương rẫy, có đi rừng ngủ rẫy vào mùa thu hoạch.

Các gia đình đều có chăn nuôi, trước đây gia súc, gia cầm như lợn, gà đều nuôi dưới sàn nhà, là nơi thu hút muỗi đến gần người.

Về cơ cấu nhà cửa: đa số là nhà sàn, vách bằng tre nứa hoặc gỗ, nhiều nhà vách nhà đã hư hỏng nhiều, thậm chí nhiều nhà coi như không có vách, cửa chính và các cửa sổ đều mở suốt đêm, nên muỗi có thể bay vào nhà dễ dàng.

Văn hoá, xã hội: dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chưa có chữ viết, tỷ lệ mù chữ cao (63,5%), ở nhà sàn với nhiều nhà sơ sài tạm bợ. Phong tục tập quán lạc hậu: đau ốm

thường cúng bái. Do thời tiết miền núi thường lạnh về ban đêm, nên người dân thường có thói quen đốt bếp lửa giữa nhà để sưởi (Trước đây có khoảng >90%, hiện nay trước can thiệp điều tra còn khoảng 14,8% có bếp lữa giữa nhà). Người dân không có thói quen ngủ màn (Tỷ lệ ngủ màn điều tra được hàng năm chỉ khoảng 50-60%), đây chính là khó khăn cho việc vận động ngủ màn phòng chống sốt rét.

Thanh niên trai, gái các dân tộc này thường có thói quen đi “sim”, tức là tìm hiểu, yêu nhau. Thường họ ngồi gần các bụi rậm, sau đó thường ngủ theo nhóm nam/nữ ở nhà các bà goá, tạm gọi là “nhà sim”, thói quen này cũng đã có từ bao đời nay, rất khó để treo màn trong các nhà “tập thể” như vậy và dễ bị muỗi đốt. Người dân cả 2 bên biên giới thường qua lại “đi sim” như vậy và kết thông gia với nhau.

Các bản phía Việt Nam đã có điện, có tivi; các bản phía Lào chưa có điện nên người dân phía Lào thường sang chơi, xem tivi, đi “sim” và ngủ lại. Vấn đề này cũng góp phần cho việc lan truyền bệnh sốt rét.

Mặc dù có chủ trương của ngành y tế là cấp thuốc tự điều trị sốt rét khi đi rừng qua biên giới, nhưng theo điều tra của chúng tôi trước thời điểm nghiên cứu thông qua mạng lưới y tế cơ sở thì đa số người dân chủ quan nên không xin và mang theo thuốc sốt rét và khi bị sốt không uống thuốc kịp thời.

Do vậy từ trước đến nay để PCSR ngoài việc phun hoá chất và điều trị bệnh nhân sốt rét còn có các hoạt động phối hợp quan trọng và không thể thiếu là: vận động người dân tộc nằm màn, dời bếp lửa, dời chuồng gia súc ra xa nhà, phát quang bụi rậm quanh nhà, khơi thông vũng nước đọng gần nhà để không cho muỗi có nơi sinh sản và trú đậu, quản lý người giao lưu qua biên giới. Đây cũng là các nội dung hoạt động của nghiên cứu này.

Dân tộc sống tại 4 xã này là người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô sống chủ yếu tại 2 huyện Hướng Hoá và Đakrông là 2 trong số 59 dân tộc thiểu số của Việt Nam.

1.5.3. Tình hình sốt rét tại vùng biên giới của tỉnh Quảng Trị

Tỷ lệ nhiễm KSTSR trong cộng đồng còn khá cao. Theo Đoàn Hạnh Nhân, Nông Thị Tiến, Hoàng Hà nghiên cứu tình hình sốt rét tỉnh Quảng Trị trong 10 năm (1997-2006) nhận thấy: chỉ số KST/1000 dân là 2,47‰; trong lúc đó toàn quốc

0,27‰, chủ yếu là P.falciparum (95%) loại ký sinh trùng luôn gây sốt rét ác tính và kháng thuốc [41].

Tỷ lệ người dân miền núi (dân tộc ít người) nằm màn còn thấp (50%) nên biện pháp bảo vệ cá nhân phòng chống muỗi chưa tốt.

Giao lưu biên giới Việt - Lào lớn, khó kiểm soát. Đã có hàng trăm bệnh nhân sốt rét có ký sinh trùng (+) của cả 2 bên biên giới do giao lưu qua lại. Có nhiều bệnh nhân là người Lào sang Hướng Hóa điều trị. Theo đánh giá của Triệu Nguyên Trung về thực trạng sốt rét của khu vực Miền Trung-Tây Nguyên giai đoạn 2001- 2006, BNSR của khu vực chiếm 50%, KSTSR chiếm 75%, tử vong do sốt rét chiếm 80% so với cả nước do một số yếu tố làm gia tăng số mắc SR và tử vong sốt rét như dân đi rừng, ngủ rẫy, dân di cư tự do và giao lưu biên giới rất khó kiểm soát [60].

Bảng 1.3. Số liệu hành chính 12 xã biên giới của huyện Hướng Hoá


TT

12 xã biên giới

Số thôn

Số hộ

Số dân

1

Thuận

15

512

2.576

2

Thanh

10

555

3.050

3

Xy

06

311

1.704

4

A Xing

07

408

2.100

5

Pa Tầng

10

515

3.013

6

A Dơi

12

579

2.781

7

Lao Bảo

12

1.929

9.328

8

Tân Thành

08

716

3.309

9

Tân Long

10

836

3.883

10

Hướng Phùng

15

1.223

4.658

11

Hướng Lập

08

247

1.384

12

Hướng Việt

05

231

1.268


Cộng

118

8.062

39.054

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - 4

Hiện nay tại Quảng Trị thực hiện đầy đủ 7 nhóm giải pháp của chương trình PCSR quốc gia và có vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh,

bệnh SR tuy đã giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp tại vùng biên giới do vấn đề

giao lưu qua lại, việc PCSR tại vùng này vẫn chưa đạt kết quả có tính bền vững.

Hiệu quả của các biện pháp PCSR chủ động đã được khẳng định, tuy nhiên cũng chưa được nghiên cứu và báo cáo đầy đủ.

Từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu về mô hình PCSR tại hộ gia đình phối hợp PCSR tại vùng biên giới giữa 2 nước của các tác giả trong và ngoài nước. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra mô hình phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét, TTGDSK, VSMT tại hộ gia đình, phối hợp với PCSR ở vùng biên giới của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.

Về mặt địa lý, sinh cảnh cả 4 xã nghiên cứu ở Việt Nam và các thôn phía Lào đều thuộc vùng có núi rừng, rừng rậm; nước chảy có nhiều khe suối, mùa mưa bắt đầu sớm từ tháng 4 - 5, rất thuận lợi cho sự phát triển của muỗi sốt rét và bệnh sốt rét [43]. Địa bàn của mỗi xã đều có từ 3 - 4 con suối nhỏ đổ từ nội địa của xã ra sông Sê Pôn, mùa hè nước cạn có thể qua sông để sang bên kia biên giới dễ dàng.

Mạng lưới y tế của huyện Hướng Hóa

Có 1 bệnh viện huyện 100 giường bệnh và 2 phòng khám đa khoa khu vực, tại 22 xã đều có trạm y tế xã có từ 5 - 7 cán bộ y tế/xã, nhiều xã có bác sĩ, mỗi thôn trong xã đều có 1 y tế thôn chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được xây dựng, đào tạo từ rất sớm năm 1991 [12], trước khi có chương trình PCSR quốc gia năm 1992.

Trong 12 xã giáp biên giới thì 4 xã có tình hình sốt rét diễn biến phức tạp nhất là: Thuận, Xy, Thanh, A Xing, có vị trí địa lý nằm liền kề nhau và đều có đường biên giới chung giữa 2 nước Việt - Lào.

1.5.4. Tình hình phòng chống sốt rét của huyện Hướng Hoá

Theo phân vùng dịch tễ sốt rét của Dự án PCSR quốc gia năm 2009, 22 xã của huyện Hướng Hoá trong đó có 15 xã vùng miền núi thuộc vùng IV (vùng SRLH nặng), trong 15 xã này có 12 xã biên giới; 7 xã dọc đường quốc lộ số 9 thuộc vùng sốt rét lưu hành vừa (vùng III) [33].

Phía bên kia biên giới là 2 huyện Sê Pôn, Nòng của tỉnh Savanakhet (Lào) có sinh địa cảnh và đặc điểm dịch tễ sốt rét tương tự.

Bệnh sốt rét của tỉnh Quảng Trị tập trung chủ yếu tại huyện Hướng Hoá, và là huyện có sốt rét lưu hành nặng nhất của tỉnh Quảng Trị.

Tỷ lệ BNSR hàng năm của huyện Hướng Hoá từ 60 - 82% tổng số bệnh nhân mắc sốt rét trong toàn tỉnh (trong đó chủ yếu là Hướng Hoá). Đặc biệt các xã biên giới chỉ số mắc cao: xã Thanh 98‰, Lao Bảo 30,8‰ [42].

Giai đoạn 5 năm (2000-2005) bệnh sốt rét có giảm: tỷ lệ BNSR trung bình trong 5 năm 7,05 + 0,75‰; tỷ lệ KST sốt rét là 3,35 + 0,35‰ [80]. Giai đoạn 5 năm gần đây từ 2005-2009 huyện Hướng Hoá vẫn là huyện có tình hình sốt rét nặng của tỉnh Quảng Trị và của cả khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, BNSR toàn huyện mắc cao 19,9‰ trong 5 năm.

1.5.5. Đặc điểm của các bản biên giới của 2 huyện Sê Pôn, Nòng thuộc tỉnh Savannakhet (CHDCND Lào) giáp với 4 xã nghiên cứu

Dọc tuyến biên giới đối diện với tỉnh Quảng Trị là 2 tỉnh Savanakhet và Salavan (CHDCND Lào) có 112 thôn, thuộc huyện Sê Pôn, huyện Nòng (giáp huyện Hướng Hoá) và huyện Tù Muồi (giáp huyện Đakrông). Dân số 4.956 hộ,

21.135 khẩu. Gần giáp ngay biên giới về phía Lào có 27 bản với 1.236 hộ - 6.475 khẩu, là những bản nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa thấp, còn nhiều thủ tục lạc hậu, đa số ở rừng sâu đi lại rất khó khăn [59].

Giáp với 4 xã nghiên cứu về phía Lào có 12 thôn, 389 hộ, dân số 2.000 người: 3 thôn gần xã Xy thuộc huyện Mường Nòng; 5 thôn gần xã Thanh và xã A Xing, 4 thôn gần xã Thuận thuộc huyện Sê Pôn. Không có trạm y tế xã, bệnh nhân bị mắc sốt rét và các bệnh khác thường sang các trạm y tế dọc biên giới của huyện Hướng Hoá để điều trị. Về phòng chống sốt rét: phía Lào chỉ cấp màn tẩm hoá chất tồn lưu, tỷ lệ nằm màn còn thấp, không phun hoá chất diệt muỗi. Các thôn chưa có y tế thôn bản. Hiện tại chỉ có một số bản có tình nguyện viên do phía tỉnh Quảng Trị đào tạo.

Nếu một phía biên giới có phòng chống sốt rét tốt, nhưng phía bên kia lại không, thì những người không có miễn dịch khi đi vào vùng lan truyền cao rõ ràng sẽ gặp nguy cơ cao. Điều lý tưởng là sự hợp tác qua biên giới phải dẫn tới sự hợp tác trong việc cung cấp các biện pháp dự phòng cùng lúc ở hai bên biên giới [31]

1.5.6. Tình hình phòng chống sốt rét tại vùng biên giới tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị có đặc thù riêng về sốt rét vùng biên giới nên cần có các giải pháp hữu hiệu để PCSR cho vùng biên giới giữa 2 tỉnh Quảng Trị và Savanakhet (Lào) mới có thể làm giảm mắc sốt rét cho cả 2 tỉnh.

Vùng biên giới của tỉnh Quảng Trị mà chủ yếu ở huyện Hướng Hoá có tình trạng giao lưu biên giới Việt - Lào lớn: có nhiều bệnh nhân sốt rét của huyện Hướng Hoá và tỉnh Quảng Trị mắc sốt rét sau khi đi Lào trở về, bên cạnh đó mỗi năm có hàng trăm bệnh nhân sốt rét là người Lào sang điều trị chủ yếu tại dọc theo 7 xã biên giới giáp sông Sê Pôn của huyện từ xã Thuận đến xã PaTầng; số liệu cho thấy có tình trạng giao lưu và tình trạng mắc sốt rét do giao lưu biên giới chiếm tỷ lệ cao. Sốt rét của tỉnh Quảng Trị và huyện Hướng Hoá chủ yếu xảy ra ở vùng này.

Về những hạn chế: tình hình SR tại các xã biên giới của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị vẫn diễn biến phức tạp, nhiều năm có nguy cơ xảy ra dịch sốt rét mà không giải quyết được, kết quả PCSR vẫn bị động theo diễn biến SR hàng năm.

Hiện nay kết quả phòng chống sốt rét theo thường quy vẫn bị hạn chế và bị động trong điều kiện thực tế PCSR tại các xã biên giới, chưa tiếp cận đến từng hộ gia đình. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về:

Tình hình sốt rét ở cả 2 bên biên giới của 2 nước trong cùng một thời gian và

địa điểm. Về việc cùng phối hợp điều tra và phòng chống sốt rét tại vùng biên giới Về mô hình phòng chống sốt rét nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân sốt

rét cũng như TTGD, VSMT PCSR tại hộ gia đình.

Chúng tôi xây dựng và thực hiện mô hình PCSR tại hộ gia đình phối hợp PCSR vùng biên giới nhằm giải quyết các vấn đề khó giải quyết của bệnh SR ở tại vùng có SR lưu hành nặng, vùng biên giới.

Cần có sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ, thường xuyên việc phòng chống sốt rét tại hộ gia đình, việc phối hợp PCSR tại vùng biên giới giữa 2 tỉnh mới có kết quả có tính bền vững và lâu dài.

Nghiên cứu này đã thực hiện đầy đủ và cụ thể hoá các nội dung trên, mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình ở biên giới chính là nội dung phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng, xã hội hóa phòng chống sốt rét và để thực hiện tốt mô hình

cũng rất cần phối hợp với quân y bộ đội biên phòng để có thể thuận lợi khi can thiệp phòng chống sốt rét ở vùng biên giới.


Hướng Lập

Ban Huc

Sê Pôn

Ra Leng Cheng

Thuận

Pa Tầng

Den Vi Lay Pa Riêng

A Dơi

Nòng

Pa Lo Co

Pa Lo Nam

A Xing


Xi Oi

Ka Tip

C. H. D. C. N. D LÀO

Hình 1.3. Bản đồ nghiên cứu 4 xã Thuận, Thanh, Xy, A Xing huyện Hướng Hoá

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu


Người dân sinh sống tại 4 xã là xã Thuận, xã Xy, xã Thanh, xã A Xing, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.

Trung tâm Y tế, bệnh viện huyện, trạm y tế, và quân y đồn biên phòng các xã biên giới tại huyện Hướng Hóa.

Sổ sách, biểu mẫu, báo cáo của Trung tâm y tế huyện Hướng Hóa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị, quân y bộ đội biên phòng tỉnh, Uỷ ban Y tế Hà Lan- Việt Nam.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu


Nghiên cứu số liệu tình hình sốt rét trong 5 năm từ 2005 - 2009 được thực hiện trên 22 xã của huyện Hướng Hoá (Phụ lục III.5. Tỷ lệ mắc sốt rét của 22 xã huyện Hướng Hoá 5 năm 2005-2009)

Điều tra cắt ngang được tiến hành trên 4 xã là xã Thuận, xã Xy, xã Thanh, xã A Xing do những xã này đáp ứng tiêu chuẩn chọn xã cho nghiên cứu cắt ngang.

Địa điểm tương ứng bên kia biên giới của 4 xã nghiên cứu


Xã Thuận giáp với 2 bản Lào: Ra Leng, Cheng: Số hộ: 94. Số người: 450 người. Khoảng cách 0,9 - 1,1 km. Xã Xy giáp với 2 bản Lào: Xi Ổi, Ka Típ: Số hộ:

98. Số người: 528. Khoảng cách 0,1 - 0,5 km. Hai thôn này có tỷ lệ mắc sốt rét cao.


Xã Thanh và xã A Xing giáp với 4 bản Lào: Denvilay, Paloco, Pa lonam. Số hộ: 197, số người 922. Khoảng cách 0,3-2 km.

Với khoảng cách giữa các thôn bản Việt - Lào gần nên mọi người dễ dàng giao lưu qua lại và bản thân muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét cũng dễ dàng bay qua vì bình thường chúng có thể bay xa 2,5-3 km.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022