KẾT LUẬN
1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét tại huyện Hướng Hoá trong 5 năm từ 2005-2009, năm 2010 và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại 4 xã biên giới
1.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét tại huyện Hướng Hoá trong 5 năm từ 2005-2009
Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét trung bình 19,9‰ dân số, xu hướng giảm từ 22,7‰ xuống 13,6‰. Tử vong 3 ca do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum. Tỷ lệ người có ký sinh trùng (+) trung bình 14,5‰ dân số, xu hướng dao động từ 10,2‰; 18,8‰; xuống 14,7‰. P.falcifarum tỷ lệ 91,6%.
Tại 4 xã biên giới: xã Thuận, Xy, Thanh và A xing tỷ lệ mắc sốt rét trung bình là 66,1‰; trong đó, bệnh nhân mắc sốt rét có đi Lào về, tỷ lệ 22,4- 47,8%; bệnh nhân dưới 5 tuổi sốt rét tỷ lệ từ 14,8-18,2%.
1.2. Đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét năm 2010
Tỷ lệ hiện mắc sốt rét là 2,6%; tỷ lệ mắc ký sinh trùng sốt rét là 2,2%. Bệnh nhân sốt rét có ký sinh trùng tỷ lệ 76,6%, gồm P.falciparum 46,9%; P.vivax 46,9%; phối hợp 6,2%. Véc tơ truyền bệnh sốt rét có 18 loài Anophelles (An.minimus và An.dirus); mật độ 5,0 con/đèn/đêm
Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng 69,0%; có thái độ đúng 51%, có thực hành
đúng 50%; Người dân có nằm màn tỷ lệ 57,1 %;
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Hiện Mắc Sốt Rét Theo Giới, Lứa Tuổi Và Nhóm Dân Tộc
- Đánh Giá Kết Quả Mô Hình Phòng Chống Sốt Rét Hộ Gia Đình Phối Hợp Phòng Chống Sốt Rét Tại Vùng Biên Giới Của Huyện Hướng Hoá
- Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - 16
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Mắc sốt rét có liên quan với một số yếu tố sau: Đi rừng ngủ rẫy, không ngủ màn, có đi Lào, nhà gần rừng, mùa mưa, p<0,05.
Người dân ngủ màn mắc sốt rét 4,7%; không ngủ màn mắc sốt rét 28,5%;
Tỷ lệ 4,5% người dân đi rừng, ngủ rẫy mắc sốt rét; không đi rừng, ngủ rẫy mắc sốt rét 2,3%; Người dân có đi sang Lào ngủ lại mắc sốt rét 5,6%; không đi sang Lào mắc sốt rét 4,3%. Người dân sống gần rừng mắc sốt rét tỷ lệ 3,7%, người dân ở xa rừng mắc sốt rét tỷ lệ 2,1%.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình vùng biên giới
Sau 2 năm can thiệp tại hộ gia đình: Người dân chủ động thực hiện các hoạt động phòng chống sốt rét: Phát hiện sớm bệnh; khai báo sớm; xét nghiệm lam máu tại nhà; ngủ màn khi đi rẫy và ở lại Lào; tham gia các buổi tư vấn, truyền thông giáo
dục sức khỏe tại hộ gia đình. Kết quả:
Giảm tỷ lệ mắc sốt rét tại nhóm can thiệp từ 2,2% giảm xuống 0,7% ; so nhóm chứng, từ 3,1% giảm 1,8%; Hiệu quả can thiệp là 26,3% (p<0,05)
Giảm tỷ lệ người bệnh có ký sinh trùng sốt rét tại nhóm can thiệp từ 1,7% giảm xuống 0,5%; so nhóm chứng từ 2,4% giảm 1,4%; Hiệu quả can thiệp là 28,9%.
Tăng tỷ lệ phát hiện và điều trị người bệnh sốt rét tại hộ gia đình của nhóm can thiệp đạt 25%, so nhóm chứng 0%.
Phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét do giao lưu biên giới: Nhóm can thiệp: Tỷ lệ mắc sốt rét giảm từ 7,8% xuống 2,6%. So xã chứng hiệu quả can thiệp là 56,5%; p<0,05.
Tăng tỷ lệ người dân thực hành phòng chống sốt rét đúng tại nhóm can thiệp. Trong đó 81,5% hộ có nằm màn; 91,7% hộ không có nước đọng; 74,4% hộ dời chuồng gia súc xa nhà: 75% hộ không có bụi rậm quanh nhà: 90% hộ dời bếp lửa ra ngoài nhà; So với nhóm chứng: Hiệu quả can thiệp là 30,2%.
Phát hiện loài ký sinh trùng sốt rét mới Plasmodium knowlesi, là loài ký sinh trùng sốt rét thứ 5 trên thế giới, lây từ khỉ sang người ở vùng biên giới của tỉnh Quảng Trị.
Véc tơ truyền bệnh sốt rét: Trước can thiệp có 18 loài Anophelles, mật độ An
chung 5,0 con/đèn/đêm. Sau can thiệp còn 10 loài, mật độ 0,81 con/đèn/đêm.
Phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới. Tại nhóm can thiệp: Quản lý, phát hiện, điều trị sớm người Việt Nam qua biên giới và mắc sốt rét: 13,8% bệnh nhân sốt rét của 2 xã. Điều trị bệnh nhân sốt rét người Lào/số người Lào sang 2 xã: 20,2%. Phun hoá chất cho 10/10 thôn giáp biên giới của Lào.
KIẾN NGHỊ
1. Mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình là có hiệu quả, có tính khả thi và có thể nhân rộng cho các vùng dịch tễ sốt rét khác có cùng đặc điểm vùng sinh thái ở biên giới. Cần tổ chức quản lý, giám sát hoạt động mạng lưới y tế xã, YTTB xét nghiệm và điều trị các trường hợp KSTSR (+) về đến hộ gia đình.
2. Tiếp tục điều tra về tỷ lệ hiện mắc và vai trò gây bệnh của Plasmodium knowlesi tại tỉnh Quảng Trị.
3. Tiếp tục các nghiên cứu sinh học phân tử, dịch tễ bệnh sốt rét tại tỉnh Quảng Trị để có thể tìm thêm một số yếu tố liên quan đến bệnh sốt rét, nhất là khi bệnh sốt rét có đặc thù ở vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi ở biên giới.