Tính Toán Thử Nghiệm Và Phân Tích Biến Động Chỉ Số Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam


Công thức tính:

4 ITH IKT IXH IMT

I


Ngoài ra, trong điều kiện thiếu số liệu, nếu số lượng chỉ tiêu trong mỗi nhóm không đủ để đại diện cho nhóm chỉ tiêu đó, chỉ số thành phần tính ra sẽ không phản ánh chính xác thực tế phát triển. Khi đó, cần tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững trực tiếp từ các chỉ số riêng biệt, trong đó coi vai trò của từng chỉ tiêu đóng góp là như nhau. Công thức bình quân nhân sử dụng trong trường hợp này có dạng


n Ii i1

n

tổng quát: I


Theo các công thức nêu trên, nhận thấy các chỉ số tổng hợp phát triển bền vững luôn nhận giá trị trong khoảng 0 – 1. Các mức giá trị khác nhau sẽ cho thấy các trình độ phát triển bền vững khác nhau. Từ đó, tác giả tạm đề xuất thang đo phát triển để khi tính toán kết quả chỉ số tổng hợp, có thể xác định được phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào.

0.0 - 0.2: Phát triển kém bền vững

0.2 - 0.4: Phát triển hơi bền vững

0.4 - 0.6: Phát triển tương đối bền vững

0.6 - 0.8: Phát triển khá bền vững

0.8 - 1.0: Phát triển rất bền vững

Việc xây dựng các công thức tính chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp phát triển bền vững nêu trên được nghiên cứu, phân tích và áp dụng cụ thể đối với bộ chỉ tiêu thống kê gồm 30 chỉ tiêu do Chính phủ ban hành ngày 12/4/2012. Do đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững sẽ có những thay đổi trong các giai đoạn sau. Tuy nhiên, cách tính từng loại chỉ số đối với các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê sau này vẫn có thể dựa trên nguyên tắc và phương pháp đề xuất.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Từ hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có, chương 2 đã tổng


quan các nghiên cứu về chỉ số tổng hợp và đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững tại Việt Nam. Đây là nội dung chính của luận án.

Các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được chia thành ba nhóm chỉ tiêu thuận, chỉ tiêu nghịch và chỉ tiêu hướng tâm. Trong từng nhóm chỉ tiêu, tác giả xác định các công thức tính chỉ số riêng biệt và giá trị tối đa, giá trị tối thiểu phù hợp. Từ các chỉ số riêng biệt, tác giả phân tích và lựa chọn các công thức tính chỉ số thành phần khác nhau trên cơ sở tính bình quân: bình quân cộng hay bình quân nhân, bình quân nhân giản đơn hay bình quân nhân gia quyền. Sau đó, tác giả đi vào giải quyết vấn đề xác định quyền số trong công thức gia quyền.

Nội dung cuối cùng của chương 2 là xây dựng công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Tác giả đưa ra hai công thức tính: tính bình quân trực tiếp từ chỉ số riêng biệt trong trường hợp thiếu số liệu và tính bình quân gián tiếp từ các chỉ số thành phần khi số liệu thu thập được tương đối đầy đủ.

Sau khi xây dựng được các công thức tính, vấn đề đặt ra là: Các công thức, cách tính đã nêu có thực sự khác biệt trong đánh giá phát triển bền vững hay không? Nên lựa chọn cách tính nào để sử dụng thực tế?... Điều này không thể chỉ sử dụng lý luận mà cần phải có luận cứ thực tế để chứng minh. Số liệu thực tế phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 sẽ được áp dụng vào phần lý thuyết nêu trên để tính toán thử nghiệm, lựa chọn công thức tính phù hợp và chứng minh tính khả thi của nghiên cứu.


CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2001 – 2010


Để lựa chọn được phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững tốt nhất, chương 3 sẽ sử dụng số liệu thực tế của Việt nam giai đoạn 2000 - 2010 để tính toán thử nghiệm và so sánh. Kết quả tính toán, phân tích sẽ cho kết luận phù hợp và giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về quá trình phát triển của Việt Nam giai đoạn mười năm qua.

Chương 3 “Tính toán thử nghiệm và phân tích biến động chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010” gồm có ba phần chính: (1) Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010; (2) Phân tích xu thế phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010; (3) Đánh giá chung và một số kiến nghị trong tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững.


3.1. Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010

3.1.1. Điều kiện số liệu các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được lựa chọn để tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững là hệ thống chỉ tiêu sử dụng cho kế hoạch phát triển giai đoạn 2011 - 2020. Chính vì vậy, khi sử dụng để tính toán thử nghiệm cho giai đoạn 2000 - 2010, số liệu thực tế không đáp ứng đủ. Một số chỉ tiêu đang được xây dựng phương pháp luận hoặc mới được đưa vào chế độ báo cáo thống kê. Rất nhiều chỉ tiêu chưa được thống kê đầy đủ. Bảng 3.1 là số liệu các chỉ tiêu hiện có.


Bảng 3.1. Số liệu hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010


Năm

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Nguồn số liệu

1. Chỉ số phát triển con người (HDI)1

(lần)

0.53

0.54

0.55

0.55

0.56

0.57

0.57

0.58

0.58

0.59

UNDP

2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (số

đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm 1 đồng GDP)


4.52


4.69


4.78


4.55


4.22


4.47


5.10


6.66


8.00


6.20

Viện quản lý kinh tế trung ương

3. Năng suất lao động xã hội (trđ/lao

động)

12.8

13.8

15.1

17.2

19.6

22.5

25.3

32

34.7

40.4

Tổng cục

Thống kê

4. Tỷ trọng đóng góp của năng suất các

nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung (%)


12.91


15.54


26.02


25.55


27.14


28.91


23.52


7.29


-6.39


19.32

Báo cáo năng suất Việt Nam 2010

5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (% bình quân năm)2

99.7

103.9

103.1

109.5

108.3

107.5

108.3

123

106.9

109.2

Tổng cục

Thống kê

6. Cán cân vãng lai (tỷ USD)

0.92

-0.63

-1.93

-1.59

-0.56

-0.16

-6.99

-10.79

-6.12

-3.93

Tổng cục

Thống kê

7. Bội chi ngân sách Nhà nước

(%/GDP)

4.89

4.78

4.88

4.85

4.9

5.0

5.6

4.5

6.9

5.95

Tổng cục

Thống kê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 11


1 Số liệu đã được điều chỉnh thống nhất theo cách tính mới năm 2010

2Do có ý nghĩa tốt hơn nên chỉ số giá bình quân năm được sử dụng để thay thế cho chỉ số giá tiêu dùng so sánh với tháng 12 năm trước



Chỉ tiêu




Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Nguồn số liệu

8. Nợ nước ngoài (%/GDP)

37.4

38.3

40.3

37.2

32.2

31.4

32.5

29.8

39

42.2

Bộ Tài chính

9. Tỷ lệ thất nghiệp (%)

6.28

6.01

5.78

5.60

5.31

4.82

4.64

4.65

4.60

4.29

Tổng cục

Thống kê

10. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong

nền kinh tế đã qua đào tạo (%)

10.7

11.1

11.5

12.0

12.5

13.1

13.6

14.3

14.8

14.6

Tổng cục

Thống kê

11. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối

thu nhập (hệ số Gini) (lần)

0.4

0.42

0.42

0.42

0.42

0.42

0.42

0.43

0.43

0.43

Tổng cục

Thống kê

12. Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100

gái)

109

107

104

108

106

110

112

112

111

111

Tổng cục

Thống kê

13. Số sinh viên/10.000 dân (SV)

124

128

140

161

168

200

190

202

227

249

Tổng cục

Thống kê

14. Số thuê

bao/100 dân)

bao

Internet

(số

thuê


0.6


1.4


3.8


7.69


12.9


17.7


21.1


24.4


26.6


31.1

Sách trắng – công nghệ thông tin và

truyền thông

15. Số người chết do tai nạn giao thông

(người/100.000 dân/năm)

14

14

15

13

14

15

16

14

13

13

Niên giám thống

kê y tế

16. Tỷ lệ che phủ rừng (%)

34.5

35.8

36.1

36.4

37.4

37.7

38.2

38.7

39.1

39.5

Tổng cục

Thống kê

77


Với 16 chỉ tiêu nêu trên, nguồn số liệu là một vấn đề đáng bàn. Số liệu không thống nhất qua các nguồn khác nhau và cũng không tập trung ở các cơ quan, ban ngành. Một số chỉ tiêu hiện nay các cơ quan quản lý Nhà nước chưa tính toán và công bố đã được các cá nhân, tổ chức riêng lẻ nghiên cứu tính toán, không có sự hướng dẫn thống nhất, độ tin cậy chưa cao, ví dụ: chỉ tiêu “hiệu quả sử dụng vốn đầu tư”, “tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung”. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực và hợp tác của các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm để có được nguồn thông tin thống nhất.

Cũng từ bảng 3.1, nhận thấy số liệu đã có của từng nhóm chỉ tiêu rất khác nhau. Nếu như nhóm chỉ tiêu kinh tế và xã hội đã thu thập và tích lũy được khá nhiều số liệu (7/10 chỉ tiêu kinh tế, 7/10 chỉ tiêu xã hội) thì nhóm chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu về tài nguyên, môi trường thì lại rất ít. Đặc biệt, nhóm chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường hiện nay chỉ có duy nhất một chỉ tiêu là "Tỷ lệ che phủ rừng" có số liệu theo từng năm trong 7 chỉ tiêu đưa ra. Các chỉ tiêu còn lại đều đang trong quá trình xây dựng phương pháp luận và chế độ báo cáo thống kê. Tuy có sự mất cân đối giữa các nhóm chỉ tiêu, luận án chỉ có thể áp dụng phương pháp luận để tính thử nghiệm và chứng minh tính khả thi của nghiên cứu. Từ đó, chỉ số tổng hợp tính ra cũng có thể đánh giá một cách tương đối trình độ phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn 10 năm qua, từ năm 2001 tới năm 2010.

3.1.2. Tính toán các chỉ số riêng biệt

Như đã phân tích, “chỉ số phát triển con người” “hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập” là hai chỉ tiêu nhận giá trị trong khoảng 0-1, trở thành các chỉ số riêng biệt tương ứng, không tham gia vào quá trình tính toán này. Với phương pháp xác định đã nêu trong bảng 2.2 và từ dãy số thời gian trong bảng 3.1, bảng 3.2 sẽ tổng hợp các giá trị tối đa, tối thiểu được lựa chọn.

Khi sử dụng để phân tích phát triển bền vững cho những giai đoạn sau, các giá trị tối đa và giá trị tối thiểu có thể được điều chỉnh để đảm bảo ý nghĩa trong dãy số thời gian cũng như phù hợp với chiến lược phát triển trong từng thời kỳ.


Bảng 3.2. Giá trị tối thiểu, tối đa của các chỉ tiêu trong tính toán thử nghiệm


TT

Chỉ tiêu

Loại

chỉ tiêu

Chỉ số

riêng biệt

Giá trị tối đa

Giá trị tối thiểu

1

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (số đồng vốn đầu tư

thực hiện tăng thêm 1 đồng GDP)

Nghịch

I2

Giá trị xu hướng: 9

Giới hạn nhỏ nhất: 0

2

Năng suất lao động xã hội (triệu đồng/người)

Thuận

I3

Giá trị xu hướng: 45

Giá trị xu hướng: 12

3

Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố

tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung (%)

Hướng tâm

I4

Giá trị xu hướng: 30

Giá trị xu hướng: -7

4

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Hướng tâm

I5

Giá trị xu hướng: 125

Giá trị trung tâm:

105

5

Cán cân vãng lai (tỷ USD)

Thuận

I6

Giá trị xu hướng: 1

Giá trị xu hướng: -11

6

Bội chi ngân sách Nhà nước (%/GDP)

Nghịch

I7

Giá trị xu hướng: 7

Giá trị xu hướng: 4

7

Nợ nước ngoài (%/GDP)

Hướng tâm

I8

Giá trị xu hướng: 43

Giá trị xu hướng: 28

8

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

Hướng tâm

I9

Giá trị xu hướng: 7

Giá trị trung tâm: 3

9

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã

qua đào tạo (%)

Thuận

I10

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

10

Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)

Hướng tâm

I12

Giá trị xu hướng: 113

Giá trị trung tâm:

105

11

Số sinh viên/10.000 dân (SV)

Thuận

I13

Giá trị xu hướng: 250

Giới hạn nhỏ nhất: 0


TT

Chỉ tiêu

Loại

chỉ tiêu

Chỉ số

riêng biệt

Giá trị tối thiểu

Giá trị tối đa

12

Số thuê bao Internet (số thuê bao/100 dân)

Thuận

I14

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

13

Số người chết do tai nạn giao thông

(người/100.000 dân/năm)

Nghịch

I15

Giá trị xu hướng: 17

Giới hạn nhỏ nhất: 0

14

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

Thuận

I16

Giới hạn lớn nhất: 45

Giới hạn nhỏ nhất: 0


(Nguồn: Phân tích của tác giả)

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí