Phân Tích Xu Thế Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam Giai Đoạn 2001 - 2010


0.7


0.6


0.5


0.4


0.3


0.2

Cách tính 1

Cách tính 2

Cách tính 3

0.1


0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Năm

Chỉ số phát triển bền vững

Đồ thị 3.1. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010

tính theo ba phương pháp

Như vậy, với bộ dữ liệu cho trước, để có thể đơn giản trong tính toán, chúng ta sẽ chọn cách tính thứ 2, tức là các chỉ số thành phần sẽ được tính dựa vào công thức bình quân nhân giản đơn.

Đồ thị cũng cho thấy, giữa hai cách tính: tính trực tiếp từ chỉ số riêng biệt và tính gián tiếp qua các chỉ số thành phần, có sự chênh lệch lớn trong kết quả. Hai đường xu hướng gần như song song với nhau, nhưng chỉ số phát triển bền vững theo cách tính trực tiếp từ chỉ số riêng biệt nhỏ hơn nhiều so với việc tính qua chỉ số thành phần. Vì sao có sự khác biệt như vậy, cần nhìn vào hai đồ thị 3.2 và 3.3. Nhận thấy, chỉ số của nhóm chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường có giá trị quá lớn, nằm ở phía trên và cách xa các nhóm chỉ tiêu còn lại. Tương tự vậy, nhóm chỉ tiêu tổng hợp cũng có giá trị khá lớn so với hai nhóm chỉ tiêu về kinh tế và hội. Từ đó, hai nhóm chỉ tiêu nói trên sẽ làm tăng giá trị của chỉ số tổng hợp phát triển bền vững tính ra.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của chỉ số nhóm chỉ tiêu tổng hợp và chỉ số nhóm chỉ tiêu tài nguyên môi trường tới chỉ số chung có sự khác biệt trong hai cách tính.


1.000


0.900


0.800


0.700


0.600


0.500


0.400


0.300

Tổng hợp

Kinh tế Xã hội

Môi trường

PTBV chung

0.200


0.100


0.000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đồ thị 3.2. Biến động của từng nhóm chỉ số thành phần

và chỉ số phát triển bền vững tính trực tiếp từ chỉ số riêng biệt


1.000


0.900


0.800


0.700


0.600


0.500


0.400


0.300

Tổng hợp

Kinh tế Xã hội

Môi trường

PTBV chung

0.200


0.100


0.000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đồ thị 3.3. Biến động của từng nhóm chỉ số thành phần

và chỉ số phát triển bền vững tính gián tiếp từ chỉ số thành phần


n Ii i1

n

Ở cách tính trực tiếp từ chỉ số riêng biệt, nếu như trong năm 2001, chỉ số tổng hợp phát triển bền vững chỉ nhận giá trị 0,295 thì ở cách tính thứ hai (đồ thị 3.3), chỉ số này lại lên tới 0,414. Tương tự như vậy ở các năm tiếp theo. Đó là do tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong công thức tính. Với cách tính thứ nhất, sử


dụng công thức bình quân nhân giản đơn

I , mỗi chỉ tiêu có tầm quan


trọng như nhau đối với phát triển bền vững. Quyền số của mỗi chỉ tiêu đều là.

Trong khi đó, tầm quan trọng của từng chỉ tiêu ở cách tính thứ hai lại khác nhau khá xa. Vì thiếu số liệu, nhóm chỉ tiêu tổng hợp chỉ có một chỉ tiêu "chỉ số phát triển con người" làm đại diện và tương tự như vậy với nhóm chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường, chỉ có một chỉ tiêu là "tỷ lệ che phủ rừng". Từ đó, nếu như mỗi chỉ tiêu

trong nhóm chỉ tiêu kinh tế và xã hội chỉ có quyền số là

thì chỉ tiêu "chỉ

số phát triển con người" và "tỷ lệ che phủ rừng" lại có quyền số là ¼. Khi đó, chỉ số về tỷ lệ che phủ rừng và chỉ số phát triển con người có giá trị lớn qua các năm (chỉ số tỷ lệ che phủ rừng từ 0,767 tới 0,878; chỉ số phát triển con người từ 0,53 đến 0,59) làm cho giá trị của chỉ số tổng hợp tính từ các chỉ số thành phần được kéo lên nhiều so với chỉ số tổng hợp tính từ các chỉ số riêng biệt.

Riêng hai năm 2005 và 2006, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt được những kết quả khả quan, chỉ số của nhóm chỉ tiêu này tăng cao hơn cả chỉ số phát triển con người, làm giảm ảnh hưởng của chỉ số này tới kết quả chỉ số chung. Chính điều đó làm cho giá trị của chỉ số tổng hợp phát triển bền vững tính từ hai phương pháp chênh lệch ít hơn so với các năm còn lại.

Ngoài ra, việc sử dụng duy nhất một chỉ tiêu “tỷ lệ che phủ rừng’ để đại diện cho nhóm chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường là một sự gò ép, phản ánh không chính xác thực tế. Môi trường Việt nam trong nguy cơ ô nhiễm và suy thoái ngày một lớn trong khi chỉ số về môi trường với chỉ tiêu đại diện duy nhất là “tỷ lệ che phủ rừng” lại ngày càng tăng.

Do thiếu số liệu và có sự chênh lệch đáng kể trong trường hợp này nên việc tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững từ chỉ số riêng biệt sẽ phản ánh tốt hơn thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 10 năm qua.


Trong trường hợp có đầy đủ số liệu các chỉ tiêu, cách tính thứ hai, tính bình quân của các chỉ số thành phần, sẽ phù hợp hơn. Bởi trong phân tích ban đầu, phát triển bền vững là sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Vì thế, chỉ số tổng hợp phát triển bền vững cũng cần xây dựng dựa trên các mức độ đại diện cho từng lĩnh vực này.

Như vậy, do thực tế phát triển giai đoạn 2001 – 2010 chưa có đủ số liệu hệ thống chỉ tiêu, nghiên cứu sẽ chọn kết quả từ cách tính thứ nhất, tính bình quân nhân giản đơn từ các chỉ số riêng biệt, làm cơ sở phân tích thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam.

3.2. Phân tích xu thế phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010

3.2.1. Lựa chọn phương pháp phân tích

Để phân tích xu thế phát triển bền vững ở Việt Nam, hai phương pháp thống kê thông dụng là bảng thống kê, đồ thị thống kê.

Sử dụng phương pháp bảng và đồ thị thống kê, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát bằng trực giác về xu hướng phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 10 năm vừa qua.

3.2.2. Xu hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010

Qua phân tích, đề tài thống nhất lựa chọn cách tính chỉ số phát triển bền vững dựa vào các chỉ số riêng biệt, sử dụng số bình quân nhân giản đơn. Kết quả tính toán phản ánh trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010

Đơn vị tính: lần


Năm

Chỉ số

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

PTBV

0.295

0.344

0.370

0.434

0.494

0.492

0.403

0.316

0.284

0.420

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 13

(Nguồn: tính toán của tác giả)


Do số liệu của các chỉ tiêu trong lĩnh vực môi trường còn thiếu rất nhiều nên chỉ số tổng hợp phát triển bền vững phần lớn mới đánh giá được sự biến động chung về kinh tế và xã hội. Từ bảng số liệu, nhận thấy Việt Nam đã có những bước


0.6


0.5


0.4


0.3


0.2


0.1


0.0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Năm

Chỉ số

phát triển cụ thể theo thời gian, tuy nhiên, mức độ phát triển chỉ đạt mức trung bình. Để có cái nhìn rõ hơn, biểu diễn số liệu theo dạng đồ thị hình cột (đồ thị 3.4).


Đồ thị 3.4. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010


Nhìn vào đồ thị, thực tế phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 không thực sự ổn định và bền vững. Thời gian đầu của thập kỷ này (từ 2001 đến 2005), xu hướng phát triển khá tốt. Chỉ số phát triển bền vững tăng dần theo thời gian, nếu như năm 2001 phát triển bền vững chỉ ở mức yếu là 0.295 thì tới năm 2005 đã bước lên mức trung bình, đạt giá trị 0.494. Năm 2006, phát triển bền vững bắt đầu giảm nhẹ và từ 2007, phát triển bền vững giảm mạnh cho tới năm 2009. Chỉ số phát triển bền vững năm 2009 chỉ nằm trong khoảng phát triển hơi bền vững hay tính bền vững là yếu, thậm chí kém hơn năm 2001 với giá trị 0.284. Tuy nhiên, Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh trong năm 2010 với chỉ số phát triển bền vững đạt tới

0.420. Tuy chưa đạt được mức phát triển bền vững của những năm giữa thập niên này nhưng nhìn chung, tới năm 2010, Việt Nam đã có xu hướng phục hồi lại đà phát triển của mình. Tất cả những biến động trong giai đoạn 10 năm qua là do ảnh hưởng bối cảnh chung của thế giới, cũng như của các chính sách kinh tế, xã hội tới các yếu tố của phát triển bền vững. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ ở phần sau.


Trong các nhân tố đóng góp vào phát triển bền vững, nhóm nhân tố nào có biến động mạnh, ảnh hưởng tới biến động chung? Câu hỏi này được trả lời qua các đồ thị 3.5.

1.000


0.900


0.800


0.700


0.600


0.500


0.400

Tổng hợp

Kinh tế Xã hội

Môi trường

PTBV chung

0.300


0.200


0.100


0.000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đồ thị 3.5. Biến động của từng nhóm chỉ số thành phần phát triển bền vững giai đoạn 2001 - 2010

Nhóm chỉ tiêu tổng hợp chỉ có một chỉ tiêu đại diện là "Chỉ số phát triển con người" và nhóm chỉ tài nguyên và môi trường cũng có duy nhất một chỉ tiêu"Tỷ lệ che phủ rừng" có số liệu thống kê. Hai chỉ tiêu này có xu hướng tăng nhưng không biến động mạnh trong giai đoạn 2001 – 2010. Tuy nhiên, do giá trị của chỉ số tỷ lệ che phủ rừng lớn nên có ảnh hưởng mạnh tới chỉ số bền vững nói chung. Từ đó, việc sử dụng công thức bình quân nhân giản đơn đối với tất cả 16 chỉ tiêu để giảm bớt ảnh hưởng (hay là trọng số) của chỉ tiêu này tới phát triển bền vững (quyền số 1/16 thay vì ¼) là rất phù hợp.

Như vậy, còn hai nhóm chỉ tiêu sẽ có ảnh hưởng lớn tới phát triển bền vững, đó là nhóm chỉ tiêu về kinh tế và nhóm chỉ tiêu về xã hội. Đồ thị 3.6 sẽ biểu hiện rõ hơn xu hướng biến động của hai nhóm chỉ tiêu này so với chỉ số phát triển bền vững.


0.8

0.7

0.6

0.5

0.4


0.3

Kinh tế

Xã hội Chung

0.2

0.1

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010


Đồ thị 3.6. Biến động của chỉ số thành phần kinh tế và chỉ số thành phần xã hội giai đoạn 2001 - 2010

Từ đồ thị, nhận thấy chỉ số của nhóm chỉ tiêu xã hội tăng lên khá đồng đều qua các năm, trừ 2006 và 2007. Giá trị của nhóm chỉ tiêu này trong năm 2001 chỉ là 0.163, tới năm 2010 đã lên tới 0.374. Điều đó chứng tỏ đời sống người dân cũng được cải thiện, tiến bộ dần theo thời gian. Tuy nhiên, cũng nhận thấy nhóm chỉ tiêu này có giá trị khá thấp so với các chỉ tiêu kinh tế. Nghĩa là, việc cải thiện đời sống con người chưa theo kịp với phát triển kinh tế của Việt Nam. Cuộc sống và môi trường sống của người dân vẫn là những vấn đề cần được quan tâm và ưu tiên giải quyết.

Về lĩnh vực kinh tế, tốc độ phát triển nhanh và ổn định được duy trì liên tục từ năm 2000 tới 2005. Tuy nhiên, tới năm 2006, sự phát triển này có xu hướng chậm lại, và sang 2007, kinh tế bắt đầu giảm sút mạnh, chạm đáy vào năm 2009 với chỉ số thành phần kinh tế chỉ là 0.174. Sự phát triển này cũng phù hợp với thực tế năm 2008 xảy ra suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, qua từng bước, Việt Nam cũng đã dần hồi phục và đến năm 2010, kinh tế cũng đã có bước tiến, đưa chỉ số phát triển bền vững


tăng cao hơn.

Qua đồ thị, xu hướng biến động của các chỉ tiêu trong lĩnh vực kinh tế tương tự với biến động chung của phát triển bền vững. Vậy, trong những chỉ tiêu kinh tế đó, chỉ tiêu nào có tác dụng quyết định tới sự biến động chung như vậy? Xét trong hai năm giảm sút mạnh về kinh tế là năm 2008 và 2009, phản ánh trong đồ thị 3.7.

1.000


0.900


0.800


0.700


0.600


0.500


0.400

2008

2009

0.300


0.200


0.100


0.000

ICOR

NSLĐ XH

Tỷ trọng

TFP

CPI

Cán cân

vãng lai

Bội chi Nợ nước

NSNN

ngoài

Đồ thị 3.7. Biến động của từng chỉ số riêng biệt trong nhóm chỉ tiêu kinh tế năm 2008 - 2009

Với mỗi năm, sự biến động của mỗi chỉ tiêu lại khác nhau. Trong năm 2008, cán cân vãng lai là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút về kinh tế: xuống thấp nhất trong giai đoạn 10 năm, thâm hụt tới 10.79 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với các năm khác. Nguyên nhân thứ hai là do chỉ số giá tiêu dùng CPI hay lạm phát (CPI năm 2008 lên tới 123%). Sự sụt giảm của những chỉ số này là do trong những tháng đầu năm 2008, giá nguyên liệu, dầu mỏ và lương thực tăng chóng mặt kèm theo chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa một cách quá mức của chính phủ trong những năm trước đây đã tạo là chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt. Đồng thời với đó, do nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế chịu tác động mạnh của khủng hoảng như xuất nhập khẩu: nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn tới đầu tư tràn lan kém hiệu quả gây ra nhập khẩu tăng vọt đẩy thâm hụt thương mại lên mức kỉ lục, trong khi thị

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí