đông hơn. Ngoài ra đề tài cũng phân tích các nguyên nhân cơ bản nhằm giúp hoàn thiện các giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu nhập cho ngành.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu khách du lịch Nhật Bản
- Các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản trở thành thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu khách du lịch Nhật Bản trên địa bàn Hà
Nội
Về thời gian: Tập trung phân tích đánh giá thực trạng khách du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 1
- Đặc Điểm Tâm Lý Xã Hội Của Người Nhật
- Hấp Dẫn Của Du Lịch Đối Với Người Nhật Bản
- Điều Kiện Làm Nảy Sinh Nhu Cầu Du Lịch Của Người Nhật Bản
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Nhật Bản giai đoạn từ 2001 - 2005.
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu đặc điểm tâm lý, đặc điểm tiêu dùng của thị trường khách du lịch Nhật Bản cũng như các đặc trưng cuả thị trường khách du lịch Nhật Bản dưới góc độ thoả mãn các nhu cầu có khả năng thanh toán đối với du lịch Việt Nam. Đặc biệt là khảo sát thị trường khách du lịch Nhật Bản ở Hà Nội, trong khoảng thời gian từ 5/2005
– 5/2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin (sách, báo, tài liệu thu thập từ các doanh nghiệp lữ hành, mạng Internet)
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra xã hội (điều tra bảng hỏi về nhu cầu và sở thích của khách du lịch Nhật Bản)
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển ngành du lịch nước nhà, từng bước hội nhập vào du lịch khu vực và quốc tế. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tư liệu tham khảo cho người nghiên cứu thị trường và giúp cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thêm những thông tin về thị trường khách Nhật trong việc kinh doanh du lịch nhằm đem lại kết quả tốt đẹp.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tiểu kết, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục (bảng biểu, tranh ảnh minh hoạ), luận văn gồm có 3 chương:
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU VỀ CẦU DU LỊCH NHẬT BẢN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM
CHƯƠNG 1
CẦU DU LỊCH NHẬT BẢN
1.1. Nhật Bản dưới góc nhìn du lịch
1.1.1. Giới thiệu về đất nước và con người Nhật Bản
1.1.1.1. Đất nước
Người dân Nhật Bản gọi đất nước mình là Nihon hay Nippon đều có ý muốn cả thế giới hãy biết đến Nhật Bản như là “Đất nước mặt trời mọc” (Nhật = mặt trời, Bản = gốc). Trên nền trắng của quốc kỳ Nhật Bản nổi lên hình mặt trời đỏ, quốc kỳ còn được gọi là Hinomaru có nghĩa là “vầng mặt trời”.
Nhật Bản là một nước quân chủ lập hiến ở phía đông lục địa châu Á. Quần đảo Nhật Bản chạy dài theo một hình trăng lưỡi liềm từ đảo Sakhalin (CHLB Nga) tới Đài Loan (Trung Quốc), dài chừng 3800 km từ 45033 xuống 20025 vĩ Bắc, bao gồm bốn hòn đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và khoảng 6850 đảo nhỏ khác. Honshu là đảo lớn nhất chiếm 61,1% tổng diện tích nước Nhật.
Nhật Bản được chia thành 8 vùng với 47 tỉnh, dưới đó là các quận, khu, xã, thôn. Đảo Honshu, Shikoku và Kyushu là ba vùng. Riêng trên đảo Honshu- hòn đảo lớn nhất, là năm vùng: Tohoku, Kanto, Chubu, Kansai và Chugoku. Diện tích đất liền của toàn bộ đất nước Nhật Bản vào khoảng
378.000 km2 gần tương đương với diện tích Phần Lan (338.000 km2 ), gấp 1/5
lần diện tích nước Anh, bằng 1/9 lần diện tích Ấn Độ, 1/25 diện tích nước Mỹ, chiếm chưa đầy 0,3% diện tích toàn thế giới và lớn hơn diện tích Việt Nam (329.465 km2 ) chừng 15%. Thủ đô là Tokyo, là một trong những thành phố đông dân nhất trên thế giới và cũng là một trong những thành phố sạch sẽ và an toàn nhất.
Dân số Nhật Bản tính đến ngày 12/10/1999 vào khoảng 126.500.000 người, đứng hàng thứ 9 trên thế giới. Trong đó 49% dân số sống tập trung ở ba thành phố Tokyo, Osaka, Nagoya và các thành phố xung quanh đó.
Phần lớn nước Nhật là những ngọn núi cao với thung lũng hẹp ở giữa. Núi là một trong những cảnh thiên nhiên đẹp nhất Nhật Bản. Dãy Alps Nhật Bản trên đảo Honshu rất nổi tiếng nhưng nổi tiếng là Fuji san - có nghĩa là “Núi rượu trường sinh”, ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3776 m). 1/10 tổng số núi lửa trên thế giới nằm ở Nhật Bản. Rừng núi chiếm đến 2/3 diện tích nước Nhật, các triền núi thường núi thường có độ dốc cao và được bao bọc bởi cây cối um tùm. Toàn bộ đường bờ biển và đại dương khiến cho cá trở nên quan trọng trong bữa ăn cũng như trong nền kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản còn có những nguồn suối nóng tự nhiên được sử dụng để tắm dưỡng sinh và nhiều sông, hồ đẹp tuyệt vời.
Vì các hòn đảo trải dài như vậy nên thời tiết biến đổi rất nhiều. Ở miền Bắc, mùa đông giá lạnh và có tuyết, mùa hè ôn hoà. Còn những đảo ở phía Nam như Kyushu, Okinawa ấm áp hơn nhiều. Mùa xuân (haru) bắt đầu vào tháng 3 khi cây cối ra hoa và ngày thì ấm dần lên. Sau mùa xuân là đến mùa hè (natsu), kéo dài từ khoảng tháng 5 cho tới đầu tháng 9. Từ tháng 9 đến hết tháng 11 là mùa thu (aki), trời trở nên khô và mát dịu hơn mặc dù đôi khi vẫn có mưa thậm chí còn có cả những trận cuồng phong hoặc những cơn bão lớn. Vào mùa đông (fuyu), từ cuối tháng 11 đến tháng 2, những trận gió lạnh từ vùng Xibiri và Mông Cổ thổi tạt ngang qua nước Nhật.
Sự đa dạng về đất đai và khí hậu tạo nên sự phong phú tuyệt vời về thực vật. Một số loài hoa và cây cối có ý nghĩa quan trọng trong đời sống Nhật Bản. Hoa anh đào biểu trưng cho vẻ đẹp chóng lụi tàn, cây thông là biểu trưng sự trường thọ còn cây tre tượng trưng cho khả năng vượt qua khó khăn và phát triển mạnh mẽ.
Địa hình phức tạp của Nhật Bản đã tạo nên những cảnh đẹp dễ gây xúc động- những hồ tuyết trên núi, những hẻm đá và những con sông chảy xiết, những đỉnh núi gồ ghề và những thác nước thơ mộng. Chúng luôn là nguồn cảm hứng và thú vị cho cả người Nhật lẫn các du khách nước ngoài.
Nhật Bản đạt được bước nhảy vọt về kinh tế thông qua sự phát triển thần kỳ của ngành công nghiệp kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhật Bản ngày nay là một trong những quốc gia phát triển và thịnh vượng nhất thế giới. Phong cảnh và truyền thống của Nhật Bản ở từng vùng cũng có sự khác nhau. Về thắng cảnh lịch sử, phải kể đến các ngôi đền thờ và lâu đài cổ kính ở Honshu, đặc biệt là khu vực quanh Kyoto và Nara. Cũng có những thắng cảnh hiện đại như khu mua bán và giải trí ở Tokyo và Osaka. Những lễ hội đặc biệt như ở vùng Sapporo, Yokote và Fukuoka là một phần quan trọng của nền văn hoá Nhật Bản. Đây là đất nước của cảnh đẹp thiên nhiên và có nền văn hoá đa dạng.
1.1.1.2. Con người
Nhật Bản là quốc gia thuần nhất cao độ về phương diện sắc tộc. Người Nhật chiếm tới 99% dân cư. Tiếng Nhật là quốc ngữ, Phật giáo và Khổng giáo từ lâu đã giữ một vai trò to lớn trong việc hình thành hệ tư tưởng kiến trúc thượng tầng xã hội Nhật Bản. Bản sắc dân tộc cao hơn bản sắc cá nhân, yêu thiên nhiên, tính kỷ luật cao, ôn hoà, tiết kiệm và năng động trong việc tiếp thu cái mới. Một điều thật ấn tượng là người Nhật rất sạch sẽ. Bất cứ khi nào bạn bước vào nhà hàng, nhà tắm hơi hay phòng vệ sinh công cộng bạn đều được phục vụ một chiếc khăn ẩm để lau tay.
Người Nhật có tính độ lượng và tôn trọng người nói chuyện với mình. Trong khi nói chuyện, họ thường nhìn vào mắt nhau và không ngừng nói
“Hai” có nghĩa là “tôi đang chăm chú lắng nghe bạn nói đây, bạn thân mến ạ” [46,11].
Người Nhật rất tôn trọng truyền thống và được giáo dục rất cẩn thận. Họ mong muốn giữ gìn nguyên vẹn phép xử thế và các hình thức văn hoá đã được thừa hưởng từ những thế hệ trước. Người Nhật có thái độ đặc biệt trân trọng đối với nếp sống đã hình thành cũng như đối với di sản văn hoá. Tính truyền thống của người Nhật có ảnh hưởng trên nhiều phương diện đối với sinh hoạt - xã hội - chính trị của nước Nhật.
Người Nhật thích tất cả những gì cụ thể, có hình ảnh. Ở người Nhật, tính cụ thể của tư duy gắn liền ở mức độ lớn với những đặc điểm của ngôn ngữ và văn tự. Người Nhật có truyền thống sống cùng một gia đình lớn có cả ông bà, cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên phong phú và đa dạng đã làm cho người Nhật có thói quen “cảm nhận cái đẹp, thích thưởng thức cái đẹp”. Người Nhật coi giống liễu rủ (Yanaki) là linh mộc vì nó là giống cây đem lại may mắn và thành đạt gợi được trong lòng người Nhật khoái cảm thẩm mỹ. Người Nhật cũng quan tâm đến năm sinh, tháng đẻ, tướng số, mặt, chỉ tay để đoán biết tính cách hậu vận và tương lai. Nếu người Nhật ở phía Nam (Osaka) thích vui vẻ xã giao rộng, thích thương mại thì người phía Bắc lại kín đáo, không thích hỏi về tuổi tác và đời tư của người khác.
Có thể nói thiên nhiên Nhật Bản đẹp nhưng thật khắc nghiệt đối với con người. Những hòn đảo nghèo nàn này không được hưởng thiên thời và địa lợi. Vậy mà những con người Nhật Bản như càng được tôi luyện thêm trong thiên nhiên nghiệt ngã, họ đã vươn lên một cách quả cảm, trở thành một trong những dân tộc đứng đầu thế giới về sự phát triển kinh tế, kỹ thuật.
1.1.1.3. Kinh tế – xã hội
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945 – 1954), phát triển cao độ (1955 – 1973). Từ 1974 đến nay, tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế – công nghiệp – thương mại – tài chính – dịch vụ – khoa học kỹ thuật đứng thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là
36.217 USD (1999) [13, 27]. Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là đồng yên Nhật.
Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ. Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý 1/2004 đạt 4%. [32, 31]
1.1.1.4. Du lịch Nhật Bản
Phong cảnh và truyền thống của Nhật Bản ở từng vùng có sự khác nhau. Về thắng cảnh lịch sử, phải kể đến các ngôi đền thờ và lâu đài cổ kính ở Honshu, đặc biệt là khu vực quanh Kyoto và Nara. Cũng có những thắng cảnh hiện đại như khu mua bán và giải trí ở Tokyo và Osaka. Những lễ hội đặc biệt như ở vùng Sapporo, Yokote và Fukuoka là một phần quan trọng của nền văn
hoá Nhật Bản. Đây là đất nước của cảnh đẹp thiên nhiên và có nền văn hoá đa dạng.
Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nhật Bản như :
- Lễ hội Tuyết ở Sapporo, Hokkaido.
- Ở Yokote, Akita thuộc miền bắc Nhật Bản, trẻ em đắp những ngôi nhà bằng tuyết (kamakura) nơi chúng vui chơi với bạn bè trong suốt lễ hội Kamakura.
- Đền Toshogu ở Nikko, Tochigi, rất nổi tiếng với những bức chạm gỗ tinh xảo.
- Khu Ginza ở Tokyo – không cho xe cộ qua lại vào ngày Chủ nhật và các ngày lễ – là một địa điểm được người ta rất thích đến để mua sắm cũng như dạo chơi.
- Mọi trẻ em Nhật đều mơ ước được đến thăm khu Disneyland ở Chiba, Tokyo.
- Tượng Đại Phật (Daibutsu) cao 13,35 mét ở Kamakura,Kanagawa, được dựng năm 1252.
- Đền Kinkakuji phủ vàng ở Kyoto được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 14.
- Toà thượng điện và chùa ở đền Horyuji tại Nara được xây dựng từ thế kỷ thứ 7.
- Đảo Nakanoshima là trung tâm hoạt động kinh doanh ở Osaka.
- Một phần lâu đài Himeji được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 14, gợi nhớ đến hình ảnh một con diệc trắng như tuyết.
- Các đụn cát Tottori chỉ là một trong nhiều phong cảnh khác nhau ở Nhật Bản.
- Công viên tưởng niệm hoà bình ở Hiroshima là nơi tưởng niệm những nạn nhân khi thành phố bị bom nguyên tử phá huỷ năm 1945.