Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HÀ THÙY LINH


NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH HỌC


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN PHÚ ĐỨC

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 1


HÀ NỘI - 2006

MỤC LỤC


Danh mục các chữ cái viết tắt trong luận văn


Danh mục bảng và tên bảng trong luận văn

1

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Đóng góp của luận văn 4

6. Bố cục của luận văn 4

PHẦN NỘI DUNG5

CHƯƠNG 1: CẦU DU LỊCH NHẬT BẢN 5

1.1. Nhật Bản dưới góc nhìn du lịch 5

1.1.1. Khái quát về đất nước và con người Nhật Bản 5

1.1.1.1. Đất nước 5

1.1.1.2. Con người 7

1.1.1.3. Kinh tế – xã hội 9

1.1.1.4. Du lịch Nhật Bản9

1.1.2. Vài nét về văn hoá Nhật Bản 11

1.2. Người Nhật Bản trong cộng đồng 14

1.2.1. Đặc điểm tâm lý xã hội của người Nhật 14

1.2.1.1. Tính cách 14

1.2.1.2. Phong tục tập quán 16

1.2.1.3. Tín ngưỡng và tôn giáo 21

1.2.2. Khẩu vị ăn uống 22

1.2.3. Hấp dẫn của du lịch đối với người Nhật Bản 23

1.3. Điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch của người Nhật Bản 28

1.3.1. Thời gian rỗi 28

1.3.2. Khả năng tài chính của du khách Nhật Bản 30

1.3.3. Trình độ dân trí 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH 32 NHẬT BẢN

2.1. Những xu hướng chính tác động tới thị trường khách Nhật đi 32 du lịch nước ngoài

2.2. Thực trạng khai thác thị trường khách Nhật Bản tại Việt Nam 40

2.3. Thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam 44

2.3.1. Số lượng khách 44

2.3.2. Cơ cấu khách 45

2.3.3. Chi tiêu của khách 48

2.3.4. Thời vụ du lịch 48

2.3.5. Độ dài trung bình của chuyến đi 48

2.3.6. Quyết định đi du lịch 49

2.3.7. Bạn đồng hành khi đi du lịch 49

2.3.8. Lựa chọn các công ty, đại lý du lịch phục vụ chuyến đi 50

2.3.9. Cách thức phục vụ khách du lịch Nhật Bản 50

2.3.10. Sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam54

2.3.11. Các tác nhân hạn chế 56

2.4. Thị trường khách du lịch Nhật Bản và vấn đề đối mặt với kinh 58 doanh du lịch Việt Nam

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH 63

DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM

3.1. Xây dựng mô hình chiếm lĩnh thị trường khách du lịch Nhật 63 Bản

3.2. Định hướng khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản là thị 66 trường trọng điểm

3.3. Giải pháp khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản là thị 71 trường trọng điểm

3.3.1. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du 71

lịch

3.3.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm 73

3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 74

3.3.4. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ 77

thuật du lịch

3.3.5. Thúc đẩy hợp tác du lịch 77

3.3.6. Giáo dục du lịch toàn dân 78

3.3.7. Phối hợp liên ngành để phục vụ khách 79

3.4. Các khuyến nghị 80

3.4.1. Đối với Chính phủ và các ngành có liên quan về du lịch 80

3.4.2. Đối với Tổng cục du lịch 82

3.4.3. Đối với địa phương 82

3.4.4. Đối với các doanh nghiệp 83

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 84

PHẦN KẾT LUẬN85

THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

OL: Office Lady (nữ viên chức)

GDP : Gross Domestic Product ( Tổng sản phẩm quốc nội)

JNTO: Japan National Tourist Organization (Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản)

JATA: Japan Association Travel Agencies (Hiệp hội lữ hành Nhật Bản) SPDL: sản phẩm du lịch

KS: khách sạn VC: vận chuyển

TNDL: tài nguyên du lịch CQDL: cơ quan du lịch

TO: Tour Operator (Người điều hành tour) TA: Travel Agent (Đại lý du lịch)

OTOP: One town one product (mỗi huyện một sản phẩm) OVOP: One village one product (mỗi làng một sản phẩm)

DANH MỤC BẢNG VÀ TÊN BẢNG TRONG LUẬN VĂN


Bảng 1. Số lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam (2002 - 2006) – tr 45 Bảng 2. Mục đích đi du lịch của người Nhật Bản – tr 46

Bảng 3. Số lần đến Hà Nội của khách Nhật Bản – tr 47 Bảng 4. Phân loại khách đến Hà Nội theo độ tuổi – tr 47

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.

Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá.

Ở Việt Nam, Đại hội Đảng IX đã xác định “...Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực...”, việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam là rất cần thiết, làm cơ sở để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch và giải pháp phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Du lịch Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế của đất nước. Du lịch là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên tự nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú có một ý nghĩa đặc biệt trong việc thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia mới phát triển du lịch nên việc tìm kiếm thị trường khách là rất cần thiết. Từ trước đến nay, có thể nói việc nghiên cứu đặc tính và xu hướng tiêu dùng của khách Nhật Bản còn là vấn đề hoàn toàn mới

mẻ. Thị trường khách du lịch Nhật Bản được xác định là thị trường đầy tiềm năng và nay là thị trường trọng điểm đối với du lịch Việt Nam. Để thị trường khách du lịch Nhật Bản thực sự là thị trường khách du lịch trọng điểm đối với du lịch Việt Nam cần có giải pháp cụ thể, thiết thực, ổn định và khả thi. Hiện nay vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu về trị trường trọng điểm này. Từ yêu cầu bức xúc của việc phát triển thị trường du lịch Nhật Bản, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.


2. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm các giải pháp để thu hút khách du lịch Nhật Bản trở thành thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.

Luận văn tiếp cận và nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản với mục đích góp phần phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam, làm cho thị trường khách Nhật thực sự là một thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam trong những năm tới.

Luận văn này chỉ là nghiên cứu thực trạng và khả năng khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với Việt Nam cũng như đưa ra những giải pháp nhằm thu hút khách ngày càng đông hơn. Hiện nay Nhật Bản là thị trường du lịch giàu tiềm năng và sẽ phát triển rất mạnh trong những thập niên tới nhất là thị trường du lịch nước ngoài (outbound). Nhật là một quốc gia có số người đi du lịch hàng năm rất lớn (trên 17 triệu), chi phí của khách du lịch Nhật Bản rất cao. Nghiên cứu về thị trường khách Nhật Bản, luận văn đề cập những vấn đề về đất nước, con người và văn hoá Nhật Bản, đưa ra những nhận định đánh giá về thị trường khách du lịch Nhật Bản, về tâm lý, đặc tính và xu hướng thị trường khách Nhật Bản. Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm thu hút khách đến du lịch Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023