Thị Trường Kdl Israel Đến Việt Nam Và Thực Trạng Thu Hút Kdl Israel Đến Việt


phí marketing đó được sử một cách hợp lý thì việc quyết định mức chi tiêu cho hoạt động marketing quốc gia sẽ quyết định đến quy mô của các hoạt động, từ đó có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt động thu hút KDL.

Một trong những nhân tố quan trọng để thu hút KDL quốc tế là vai trò của các doanh nghiệp tư nhân. Để tổ chức thu hút KDL hiệu quả và bền vững, nhà nước phải có những chính sách khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch của tư nhân thông qua việc khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, hạn chế các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không hiệu quả. Nhà nước cũng có trách nhiệm tạo ra cơ chế phối hợp hiệu quả giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức du lịch thuộc chính phủ hoặc không thuộc chính phủ.

Các chính sách của nhà nước trong việc đảm bảo tự do tôn giáo, tôn trọng tín ngưỡng và chủng tộc khác biệt, đảm bảo an ninh an toàn điểm đến, chống kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, giới tính cũng là tiền đề hỗ trợ cho các chính sách thu hút du khách, phá bỏ rào cản về văn hóa và địa lý giữa các quốc gia, nhất là trong quá trình đi tìm kiếm thị trường khách mới.

1.2.2.2. Các giải pháp marketing


Ngoài việc ban hành các chính sách và tạo ra cơ chế thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch nói chung và hiệu quả của hoạt động thu hút KDL nói riêng. Nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản lý du lịch sẽ phải thực hiện các hoạt động marketing nhằm thu hút KDL quốc tế. Tùy theo tình hình thực tế, định mức chi phí marketing và nhu cầu phát triển du lịch theo từng mức độ khác nhau, một chiến lược marketing hợp lý hiệu quả phải được đặt ra để thực hiện.


Để đạt một số lượt khách nào đó từ một thì trường bất kỳ thì cơ quan quản lý nhà nước hoặc doanh nghiệp du lịch sẽ phải phân tích vị trí của doanh nghiệp mình, của điểm đến mà mình quản lý, nghiên cứu thị trường và các phân đoạn thị trường. Các công việc đó là những phương cách để đạt đến mục tiêu thu hút khách. Hệ thống các công việc đó chính là việc lập ra chiến lược marketing và việc thực hiện chiến lược đó được coi là xương sống của hoạt động thu hút KDL. Việc thực hiện chiến lược marketing bao gồm việc lựa chọn thị trường mục tiêu, các biện pháp truyền thông quảng bá, các kênh phân phối và chiến lược về giá cả hay nói cách khác nó là sự kết hợp giữa việc xác định thị trường mục tiêu và marketing hỗn hợp.

Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu về việc nghiên cứu thị trường và xác lập thị trường mục tiêu. Marketing hỗn hợp là công cụ để tiếp cận thị trường KDL. Marketing hỗn hợp bao gồm các nhân tố có thể kiểm soát được được chọn lọc để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng [Alistair Morison, 1996]. Các yếu tố phổ biến trong marketing hỗn hợp bao gồm chiến lược về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, và truyền thông quảng bá. Mặc dù biện pháp marketing hỗn hợp thường hay được các doanh nghiệp áp dụng, nhưng với quy mô quốc gia và vai trò quản lý nhà nước, marketing hỗn hợp sẽ được thực hiện theo một quy mô khác về mặt huy động nguồn lực và thời gian triển khai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

+ Chính sách về sản phẩm: Như các sản phẩm thuần túy khác, sản phẩm du lịch có một vòng đời sống bao gồm các giai đoạn : giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn suy thoái. Các kinh doanh và quản lý du lịch của một quốc gia phải nghiên cứu kỹ về vòng đời của nhóm sản phẩm du lịch mà họ thu hút KDL để có những bước tiếp cận khách hàng hợp lý trong việc xây dựng sản phẩm, phối hợp quảng bá sản phẩm đó.


+ Chính sách về giá: Giá cả là số tiền khách hàng trả cho sản phẩm. Giá cả rất quan trọng vì nó sẽ quyết định lợi nhuận và sau đó là sự sống còn của doanh nghiệp và tổ chức du lịch và hiệu quả của điểm đến du lịch. Hơn nữa giá cả có tác động trực tiếp đến cầu sản phẩm dịch vụ. Để thu hút KDL không thể coi nhẹ yếu tố giá sản phẩm dịch vụ du lịch. Đối với quy mô quốc gia, việc định giá trong marketing hỗn hợp không phải là quyết định mức giá nào cho từng loại sản phẩm mà là kết hợp các cơ chế chính sách áp dụng cho từng vùng, từng lĩnh vực trong việc tính giá thành sản phẩm làm cơ sở để các doanh nghiệp có thể đưa ra được các mức giá phù hợp cho từng thời kỳ, từng loại sản phẩm.

+ Chính sách quảng bá trong du lịch tất cả các phương pháp truyền thông có thể sử dụng để cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc điểm đến nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Các hoạt động quảng bá bao gồm quảng cáo, tham gia triển lãm, liên kết, các chương trình xúc tiến, các chương trình khuyến mại giảm giá, ưu đãi, các chuyến famtrip,.. Quảng cáo bao gồm truyền thông phải trả tiền qua truyền hình, phát thanh, điện ảnh, internet, ấn phẩm và biển quảng cáo ngoài trời. Ngoài quảng cáo thì tổ chức quan hệ công chúng bao gồm tổ chức thông cáo báo chí, hợp đồng tài trợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch và tổ chức sự kiện. Quảng cáo truyền miệng (là bất kỳ thông tin không chính thức được nghe kể lại từ những khách bình thường về sản phẩm du lịch.

Quảng cáo truyền miệng có vai trong quan trọng trong việc thu hút khách, tuy nhiên có được những quảng cáo truyền miệng tích cực từ du khách, các tổ chức du lịch phải tổ chức thực hiện tốt tất cả các khâu trong việc tuyên truyền, bán sản phẩm và hậu mãi chứ không chỉ bó gọn trong giai đoạn quảng bá.

+ Chính sách phân phối là quá cung cấp sản phẩm tại một địa điểm thuận tiện cho người tiêu dùng. Do đặc thù của sản phẩm du lịch quá trình sản xuất và


tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Khác với các sản phẩm thông thường khác, việc sản xuất hầu hết các dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện khi KDL có mặt tại nơi cung cấp dịch vụ; việc tiếp nhận và tiêu dùng sản phẩm du lịch của KDL cũng được thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất. Sản phẩm du lịch có tính không thể chuyển dịch. KDL chỉ có thể tiến hành tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch tại nơi sản xuất chứ không phải như những sản phẩm vật chất khác là có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đến nơi khác để tiêu thụ. Chính vì đặc điểm này mà vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện hoạt động thu hút KDL là vô cùng quan trọng. Nó không giới hạn trong các hoạt động marketing đơn thuần nữa mà có quan hệ trực tiếp tới các quyết sách lớn của cơ quan nhà nước như việc ban hành các chính sách về xuất nhập cảnh, việc khuyến khích mở các đường bay mới, xây dựng các cảng hàng không và biển quốc tế, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp cho việc phát triển du lịch và

1.2.2.3. Các giải pháp bổ trợ khác


Để thu hút một cách có hiệu quả KDL quốc tế đến, ngoài các gải pháp về cơ chế chính sách đối với ngành du lịch, các giải pháp kỹ thuật về marketing thì còn có một số giải pháp bổ trợ khác.

+ Giải pháp đào tạo, giáo dục: Cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp có thể phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục dạy đề tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch. Chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong ngành trước hết có thể nâng cao chất lượng phục vụ và như vậy sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phục vụ khách một cách tốt hơn chuyên nghiệp hơn, đẩy mạnh quảng cáo truyền miệng và làm cơ sở để các chương trình truyền thông quảng bá có căn cứ thu hút KDL. Chất lượng


nguồn nhân lực của chính các cơ quan xúc tiến, truyền thông cũng có tác động không nhỏ đối với các chương trình thu hút du khách.

+ Giải pháp liên ngành: Cần thúc đẩy công tác ngoại giao với các quốc gia và tổ chức trên thế giới, trực tiếp và gián tiếp thu hút thêm nguồn KDL. Thiết lập và củng cố quan hệ ngoại giao với một quốc gia ngoài mục tiêu là nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế mà còn tạo ra dòng KDL di chuyển giữa các bên, khai thác tối đa các nhóm khách trong thị trường mục tiêu. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự, giáo dục cũng là biện pháp tốt để thu hút nguồn khách công vụ giữa hai nước tạo tiền đề mở rộng mối quan hệ, mở rộng phạm vi hiểu biết lẫn nhau, gia tăng lượng khách tiềm năng và góp phần tăng hiệu quả của các biện pháp marketing trong việc thu hút khách.

1.2.3. Kinh nghiệm thu hút KDL Israel của Thái Lan


Thái Lan là một nước trong khu vực có thành công nhất định trong trong việc thu hút KDL Israel. Năm 2013 theo số liệu của Tổng cục Du lịch Thái Lan, tổng lượt KDL Israel đến Thái Lan là 133.000 khách gấp 10 lần so với Việt Nam, tổng chi tiêu cho du lịch của khách Israel tại Thái Lan đạt gần 10 triệu đô-la Mỹ.

Thái Lan là nước quan tâm đến việc tham gia các hội chợ du lịch thế giới.

Họ cho đây là kênh chủ yếu để thu hút KDL cá nhân và các hãng gửi khách. Ngoài các sự kiện hội chợ du lịch tầm thế giới, Thái Lan thường xuyên tham gia hội chợ hàng năm International Mediterranean Tourism Market (IMTM) nhằm khai thác nguồn khách Trung Đông nói chung và Israel nói riêng. Thái Lan cũng ủy quyền cho hãng hàng không Bangkok Airways làm đại diện tại các hội chợ khu vực Trung Đông và Israel. Thái Lan ban hành chính sách miễn thị thực đối


với KDL Israel đi bằng đường hàng không là 30 ngày và đường bộ là 15 ngày lưu trú tại Thái lan. Đây là chính sách khá mở nhằm thu hút thị trường khách Israel.

Hai hãng hàng không đại diện của Thái Lan là Thai Airways và Bangkok Airways liên kết với các hãng hàng không Israel như El Ah Airlines thường xuyên có các chuyến bay chuyển khách Israel đi du lịch nước ngoài đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thái Lan thường xuyên tổ chức các chuyến famtrip, presstrip cho các đối tác Israel và các nước trong khu vực đến tham quan, đánh giá các điểm du lịch của Thái Lan. Chuyến presstrip của các hãng truyền thông Israel đến Pattaya năm 2014 do cơ quan Tổng cục du lịch Thái Lan phối hợp với Tổng cục Du lịch Israel và Hãng hàng không Jordanian tháng 5 năm 2015 là một ví dụ điển hình cho hoạt động quan hệ công chúng chủ động của Thái lan. Tổng cục du lịch Thái Lan, Bộ Du lịch và Khách sạn Myanmar, Hãng hàng không Bangkok Airways cũng phối hợp tổ chức Mega Joint Famtrip thu hút 50 hãng lữ hành và truyền thông trong đó có các đơn vị của Israel tham dự.

Thái Lan cũng tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên tài nguyên thiên nhiên và nhân văn sẵn có nhằm thu hút KDL Israel. Trong đó, Thái Lan xây dựng và quảng bá các sản phẩm du lịch chữa bệnh, sinh thái, ẩm thực và mua sắm. Đây là những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của KDL Israel.


Tiểu kết chương 1


Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã điểm lại các nội dung nghiên cứu thị trường KDL trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm tiêu dùng. Đây là những kiến thức cơ bản nhất khi nghiên cứu một thị trường KDL. Trong quá trình phân tích, hệ thống lại, tác giả cũng đã cố gắng đi sâu những kiến thức thực sự phục vụ đề tài nghiên cứu. Tác giả đã nêu ra các nội dung cơ bản của công tác xác định thị trường mục tiêu và công tác thu hút KDL từ một thị trường khách nhất định. Sau đó tác giả phân tích về mặt lý thuyết ba nhóm giải pháp về mặt nguyên tắc cần phải thực hiện trong quá trình thu hút KDL đến một điểm đến. Các nhóm giải pháp này khi áp dụng vào tình hình thực tế sẽ được kết hợp hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp. Cuối cùng, để hỗ trợ cho hệ thống lý luận về thị trường, nghiên cứu thị trường và áp dụng các giải pháp thu hút khách, tác giả đã sưu tầm một số kinh nghiệm của nước láng giềng Thái Lan trong việc thu hút KDL Israel nhằm làm rõ thêm phần lý luận và làm tiền đề nghiên cứu cũng như đưa ra đề xuất ở những chương sau.


CHƯƠNG 2. THỊ TRƯỜNG KDL ISRAEL ĐẾN VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT KDL ISRAEL ĐẾN VIỆT

NAM.


2.1. Thị trường KDL Israel đến Việt Nam


2.1.1. Khái quát về đất nước Israel và thị trường KDL Israel


Hình 2 1 Bản đồ Israel Israel là một quốc gia nằm tại khu vực Trung Đông 1


Hình 2.1: Bản đồ Israel


Israel là một quốc gia nằm tại khu vực Trung Đông được thành lập sau nhiều xung đột tranh chấp với quốc gia A-rập láng giềng ngày 15 tháng 5 năm 1948.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2023