Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách du lịch Israel đến Việt Nam - 2


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Israel là quốc gia có diện tích nhỏ, số dân không đông nhưng có tỷ lệ người dân đi du lịch nước ngoài trên tổng dân số khá lớn - bằng một nửa dân số Israel. Thị trường KDL Israel là thị trường có nhiều tiềm năng nhưng số lượng KDL Israel đến Việt Nam chưa nhiều. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Israel và thời gian rảnh rỗi của nhóm khách lớn tuổi tăng lên nên những năm gần đây, khách Israel đi du lịch quốc tế càng nhiều hơn. Phần lớn khách Israel đi ra nước ngoài để tìm hiểu các nền văn hóa, nghỉ dưỡng biển nhiệt đới để tránh mùa đông. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu ấm áp quanh năm, nhiều bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng thế giới, nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận. Việt Nam cũng là điểm đến an toàn trong bối cảnh nhiều biến động chính trị xã hội như hiện nay. Các yếu tố đó có tầm quan trọng trong việc thu hút thị trường KDL nói chung và thị trường khách Israel nói riêng.

Ngoài ra Việt Nam và Israel có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hai bên có nhiều hợp tác trong kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật và quân sự. Đây cũng là một ưu thế trong việc thu hút thị trường khách Israel.

Hiện này KDL Israel đến Việt Nam mới đạt con số 14.000 lượt khách / năm (2014) trong khi khách Israel đến Thái Lan gấp 10 lần con số đó.

Với tất cả những lý do nêu trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với hy vọng đóng góp phần lý luận và thực tiễn vào công tác thu hút KDL của ngành.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2. Lịch sử nghiên cứu


Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách du lịch Israel đến Việt Nam - 2

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) liên tục cập nhật số liệu hàng năm về tình hình du lịch thế giới và của các nước thành viên, xu hướng biến động của các thị trường gửi khách trong đó có thị trường KDL Israel. Những nghiên cứu về thị trường KDL Israel cũng đã được một số tổ chức nghiên cứu độc lập trên thế giới thực hiện hàng năm như Euromonitor International và tổ chức European Travel Commission .

Ở trong nước, hiện này việc nghiên cứu các thị trường khách Israel hầu như chưa có, thậm chí việc thống kê lượng khách Israel đến Việt Nam cũng chưa được quan tâm đúng mức. Đến thời điểm hiện tại chỉ có một số tác giả viết các bài báo giới thiệu về nền văn hóa và đặc trưng tính cách của con người Israel.

Đầu năm 2015, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức Hội thảo giới thiệu hai thị trường nguồn là Trung Đông và Ấn Độ, trong đó Trung Đông bao gồm hầu hết là các quốc gia Ả-rập và Israel. Đây có lẽ là lần duy nhất vấn đề thu hút KDL Israel được chính thức đưa ra mặc dù các cơ quan chuyên môn không nhấn mạnh đến Israel trong nhóm Trung Đông và cũng chưa có nghiên cứu chuyên sâu cho thị trường khách Israel.

Cho đến nay chưa có công trình này nghiên cứu toàn diện và cụ thể về thị trường du lịch Israel. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm thị trường khách Israel, thực trạng thu hút KDL và đề xuất giải pháp thu hút KDL ở các khía cạnh khác nhau nhằm thu hút khách Israel đến Việt Nam sẽ có một ý nghĩa nào đó hoạt động nghiên cứu và khai thác thị trường KDl Israel.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm đem đến một cái nhìn tổng quát cùng những nghiên cứu phát hiện về đặc điểm thị trường khách Israel và thực trạng thu hút KDl Israel đến Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp thu hút thị trường KDL Israel đến Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các sinh viên và học viên ngành du lịch có cơ sở tham khảo, có thông tin hệ thống về thị trường KDL Israel.

Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:


+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thị trường KDL, những lý luận về thu hút KDL quốc tế.

+ Nghiên cứu đặc điểm thị trường KDL Israel đến Việt Nam và thực trạng thu hút KDL Israel đến Việt Nam.

+ Khảo sát đánh giá các giải pháp thu hút KDL Israel đến Việt Nam mà ngành du lịch Việt Nam đã thực hiện.

+ Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách Israel đến Việt Nam.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm thị trường KDL quốc tịch Israel và các giải pháp thu hút KDL Israel đến Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung tìm hiểu thị trường KDL Israel với các đặc điểm tâm lý dân tộc, văn hóa, đặc điểm tiêu dùng và các giải pháp thu hút KDL Israel đến Việt Nam.

Phạm vi không gian của đề tài là tập trung nghiên cứu thị trường KDL có quốc tịch Israel định cư trên đất nước Israel.

Thời gian trọng tâm nghiên cứu là 10 năm (2005 - 2015).


5. Phương pháp nghiên cứu


Để đạt được các mục địch nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được sử dụng:

+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Sẽ tiến hành thu thập thông tin từ sách báo trong và ngoài nước, nguồn internet của các cơ quan quản lý và kinh doanh du lịch Việt Nam và Israel, các trang web của Cộng đồng người Do Thái trên khắp thế giới, các diễn đàn du lịch trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu thị trường, văn hóa xã hội của nghiên cứu trước, các thông tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục Thống kê Viêt Nam, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam…

+ Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phát phiếu điều tra cho KDL Israel nhằm tập hợp những số liệu về đặc điểm thị trường KDL Israel.

6. Cấu trúc của luận văn


Chương 1: Lý luận chung về thị trường KDL và hoạt động thu hút KDL


Chương 2: Thị trường KDL Israel và thực trạng hoạt động thu hút KDL Israel đến Việt Nam

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách Israel đến Việt Nam


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG KDL VÀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KDL


1.1. Cơ sở lý luận về thị trường KDL


1.1.1. Khái niệm KDL và thị trường KDL


Trong cuốn Giáo trình Kinh tế Du lịch của GS. TS Nguyễn Văn Đính và PGS. TS. Trần Thị Minh Hòa xuất bản năm 2006 đưa ra định nghĩa về KDL như sau: “KDL phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình. KDL có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại trừ mục đích lao động để kiếm tiền ở nơi đến. Như vậy những đối tượng sau không được thống kê là KDL: Những người đến để làm việc, có hoặc không có hợp đồng lao động; những người đi học, người di cư, tỵ nạn, những người làm việc tại các lãnh sự quán, đại sứ quán, những người thuộc lực lượng Liên hợp quốc. Thời gian lưu lại nơi đến ít nhất 24 giờ nhưng không quá 1 năm”

Theo điều 4 của Luật Du lịch ban hành năm 2005, phần giải thích thuật ngữ, KDL được định nghĩa là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

Ở đây, tác giả nghiên cứu thị trường KDL nhất định, vì vậy sẽ dựa trên cơ sở lý luận về thị trường KDL theo quan điểm marketing. Theo nghĩa hẹp thì thị trường du lịch là thị trường nguồn KDL, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch.


Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch thì có thị trường gửi khách là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch. Du khách xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch và thị trường nhận khách là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy đủ các điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, học viên sẽ tập trung nghiên cứu dựa trên định nghĩa thị trường trên cơ sở phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu mà cụ thể là thị trường gửi khách từ một quốc gia khác đến Việt Nam, trong đó sẽ tập trung nghiên cứu tiềm năng và xác định thị trường mục tiêu để từ đó đưa ra các giải pháp thu hút du khách đến Việt Nam.

1.1.2. Các nội dung nghiên cứu về thị trường KDL


1.1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu của thị trường KDL.


Nói đến nghiên cứu thị trường nói chung và thị trường KDL nói riêng, người ta nghĩ ngay đến các hoạt động nghiên cứu tìm hiểu các nhóm người với quy mô khác nhau từ cấp khu vực, quốc gia đến các nhóm nhỏ hơn. Để nghiên cứu các đặc điểm của thị trường du lịch người ta tập trung nghiên cứu trước tiên là dựa trên nhân khẩu học, tức là dựa trên phân tích nghiên cứu các yếu tố thuộc nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, học vấn và chủng tộc.

Các yếu tố nhân khẩu học là cơ sở phổ biến nhất để phân biệt các nhóm thị trường KDL mục tiêu và phân tích một thị trường KDL. Nguyên nhân là do những mong muốn, sở thích và mức độ sử dụng của người tiêu dùng thường gắn bó chặt chẽ với các yếu tố nhân khẩu học kể trên. Ví dụ như một nhóm người có cùng độ tuổi thường có những sở thích và điều kiện thực hiện các sở thích tương


đồng với nhau. Lý do thứ hai là các yếu tố nhân khẩu học dễ đo lường hơn hầu hết các yếu tố khác. Ngay cả khi thị trường KDL mục tiêu được xem xét không phải theo yếu tố nhân khẩu học (chẳng hạn như theo yếu tố tâm lý học hoặc yếu tố hành vi) thì vẫn cần thiết phải suy trở lại các đặc điểm nhân khẩu học để biết quy mô của thị trường mục tiêu, lựa chọn phương tiện truyền thông tiếp cận hiệu quả.

Người ta dựa vào tuổi tác để nghiên cứu thị trường KDL mục tiêu vì tuổi tác có liên quan chặt chẽ đến một số quyết định tiêu dùng du lịch của khách.

Những người ở độ tuổi về hưu phổ biến là 60 tuổi ở một số quốc gia là căn cứ đề nghiên cứu các nhóm thị trường khách tiềm năng để khai thác bán các sản phẩm du lịch chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Chúng ta không thể áp dụng các biện pháp thu hút nhóm hưu trí đối với các sản phẩm du lịch mạo hiểm hoặc khám phá các tuyến điểm mới được. Giới tính cũng là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu thị trường KDL. Trong thị trường KDL, giới tính sẽ ảnh hưởng tới một số hành vi tiêu dùng đối với một số loại hình du lịch đặc biệt như du lịch mạo hiểm, du lịch làm đẹp, chữa bệnh. Giới tính cũng ảnh hưởng tới các quyết định về điểm đến du lịch của du khách trong trường hợp các điểm đến đó có liên quan đến an ninh an toàn của du khách, các bất ổn về chính trị hay xã hội. Tìm hiểu đặc điểm thu nhập của thị trường KDL là một hoạt đông có vai trò quan trọng bậc nhất của các nghiên cứu thị trường KDL mục tiêu. Nhu cầu đi du lịch không phải là nhu cầu cơ bản của con người, nó chủ yếu xuất hiện khi có một số điều kiện, trong đó thu nhập của mỗi cá nhân hoặc cả một gia đình thay đổi theo chiều hướng tăng lên, khả năng đáp ứng nhu cầu đi du lịch sẽ cao lên hoặc sẽ phát sinh nhu cầu đi du lịch của một số người mà trước đó chưa có.


Một trong những yếu tố nhân khẩu học rất quan trọng trong nghiên cứu thị trường KDL đó là yếu tố tôn giáo và chủng tộc. Tôn giáo và chủng tộc đối với một vài nhóm xã hội thì tách rời nhau. Không phải người theo cùng một tôn giáo có cùng một chủng tộc và không phải những người có cùng chủng tộc mà phải theo cùng một tôn giáo. Tôn giáo và chủng tộc ảnh hưởng lớn đến các quyết định đi du lịch của các thành viên. Vì hoạt động du lịch là hoạt động xã hội nên các cá nhân thực hiện các hoạt động đó sẽ phải chịu ảnh hưởng của các tác động xã hội như các xung đột tôn giáo, xung đột chủng tộc. Các tôn giáo có ảnh hưởng đến các quyết định đi du lịch vì nó có các luật lệ riêng trong việc tiêu dùng du lịch và tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Nó ảnh hưởng đến thời gian đi du lịch thông qua các ngày lễ của các tôn giáo khác nhau. Đặc biệt, tôn giáo và chủng tộc khác nhau sẽ quyết định việc lựa chọn điểm đến của du khách khác nhau. Tôn giáo và chủng tộc tuy thuộc yếu tố nhân khẩu học nhưng cũng là những yếu tố quyết định của nhóm tâm lý xã hội. Chính vì vậy tôn giáo và chủng tộc gần như chi phối các quyết định du lịch khi các điều kiện thời gian và thu nhập được đảm bảo.

1.1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng du lịch của thị trường KDL


Nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng của thị trường KDL là nghiên cứu các đặc điểm của hành vi tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch của thị trường khách đó.

Vậy hành vi tiêu dùng là gì? Theo Michael Solomon trong cuốn Consumer Behavior tái bản lần thứ 10 năm 1996 có định nghĩa hành vi tiêu dùng bao gồm các vấn đề liên quan đến quyết định tiêu dùng, ý kiến, kinh nghiệm làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Hành vi tiêu dùng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan tới việc tiếp nhận, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. Nó là cả một quá trình mà bắt đầu bằng việc ra quyết định và sau đó là các hoạt động tiêu

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí