Chi Tiêu Của Kdl Israel Cho Các Chuyến Du Lịch Nước Ngoài


quý IV-2014 tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2012 tổng chi tiêu của KDL giảm do những căng thẳng quân sự trong khu vực có tác động tiêu cực đến lượt khách đi du lịch nước ngoài. Quý I-2014 và quý III-2014 có suy giảm chút ít, do ảnh hưởng rõ nét của tính mùa vụ du lịch cũng như nhu cầu chi tiêu dồn vào Quý II và Quý IV. Tuy nhiên tỷ lệ giảm này không đáng kể.


Nguồn Israeli Central Bureau of Statistics – Tổng cục Thống kê Israel Hình 2 6 Chi 1

Nguồn: Israeli Central Bureau of Statistics – Tổng cục Thống kê Israel


Hình 2.6: Chi tiêu của KDL Israel cho các chuyến du lịch nước ngoài


Lưu ý

- Chi tiêu của người Israel đi du lịch nước ngoài không bao gồm chi tiêu cho các chuyến bay quốc tế

- Thu nhập của các hãng hàng không Israel trên các chuyến bay quốc tế bao gồm các tuyến hàng không quốc tế giữa các sân bay ở nước ngoài

Theo số liệu khảo sát của hãng Euromonitor International năm 2005, chi tiêu du lịch của người Israel tại nước ngoài chủ yếu là cho phòng khách sạn,


khoảng 3 tỷ shekel (tương đương 1 tỷ đô la Mỹ) trong khi chi tiêu cho giải trí gần bằng con số đó, chi tiêu cho ăn uống khoảng 1 tỷ shekel. Hầu hết người Israel không chỉ sử dụng phòng khách sạn đơn thuần mà họ thường có sở thích thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương mỗi nơi họ đi du lịch. Chi tiêu cho mua sắm năm 2005 đạt 2 tỷ shekel. Mặc dù con số này tăng nhưng cũng cho thấy nhiều người Israel có suy nghĩ rằng tại nước họ các đồ lưu niệm, thủ công cũng có sẵn nên họ ít mua ở nước ngoài mang về dẫn đến tổng chi tiêu cho mua sắm không quá cao.

GDP của Israel năm 2013 đạt mức 274.5 tỷ đô la Mỹ dựa theo sức mua và xếp thứ 49 trên thế giới. GDP bình quân đầu người đạt mức 34.900 đô la Mỹ năm 2013 và đứng thứ 40 trên thế giới (CIA World factbook, 2015).

Theo bảng thống kê thu nhập theo từng hộ gia đình, chúng ta sẽ thấy rõ hơn mức thu nhập của các gia đình Israel năm 2012 để thấy các yếu tố cầu du lịch của thị trường khách này có tiềm năng như thế nào.

Như vậy, thu nhập của các hộ gia đình Israel bình quân hàng tháng là

16.577 NIS (khoảng 5.000 đô la Mỹ) và hàng tháng người Israel sử dụng 466 NIS cho việc chi tiêu du lịch nước ngoài (tương đương với khoảng 150 đô la Mỹ).


Nguồn Israel Central Bureau of Statistics Hình 2 7 Thu nhập trung bình và chi tiêu trung 2


Nguồn: Israel Central Bureau of Statistics


Hình 2.7: Thu nhập trung bình và chi tiêu trung bình của người dân Israel cho du lịch nước ngoài hàng tháng – năm 2012

Đầu những năm 1990, nhà nước Israel có yêu cầu cả nước nghiêm chỉnh tuân theo lịch Do thái, quy định ngày chuẩn bị cho ngày lễ Shabath hàng tuần là một ngày bất kỳ trong một tuần. Cuối những năm 1990, cả nước Israel lấy ngày thứ sáu hàng tuần là ngày nghỉ để chuẩn bị cho ngày lễ Shabath (rơi vào ngày thứ Bảy hàng tuần). Gần 20 năm qua, cả nước Israel chính thức được nghỉ 2 ngày cuối tuần (thứ sáu và thứ bảy). Điều này đã tạo điều kiện cho người dân Israel có thêm thời gian nghỉ ngơi giải trí và đi du lịch.

Lịch của người Do thái khác hoàn toàn với lịch mà hầu hết chúng ta đang sử dụng. Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ có tác động đối với nền kinh tế Israel qua các kỳ nghỉ và ngày lễ trọng của họ - vốn được quy định theo lịch Do thái.


Như vậy sẽ có rất nhiều ngày lễ và kỳ nghỉ rơi vào các ngày cuối tuần hàng năm, và điều này có tác động đối với kinh tế xã hội Israel.

Người lao động Israel được nghỉ 14 ngày một năm trong vòng bốn năm đầu làm việc. Năm thứ năm họ được nghỉ 16 ngày và năm thứ sáu được nghỉ 18 ngày. Năm thứ bảy được nghỉ tổng cộng 21 ngày và sau đó cứ thêm một năm thì được nghỉ thêm một ngày cho đến tối đa là 28 ngày. Các cơ quan công quyền hoặc thuộc quyền quản lý nhà nước thì tuân thủ theo quy định này còn các cơ quan tư nhân thì không hoàn toàn như vậy. Các công ty của nước ngoài thì tuân theo quy định này của chính phủ Israel còn các công ty Mỹ tại Israel hoặc có thuê người Israel thì có xu hướng cho phép nghỉ ít ngày hơn một chút so với quy định.

2.1.2. Đặc điểm KDL Israel đến Việt Nam


2.1.2.1. Khái quát về tình hình KDL Israel đến Việt Nam.

Trong giai đoạn năm năm vừa qua, KDL Israel đến Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng nhanh mặc dù số lượng chưa nhiều. Từ những năm 2012, sau khi chính phủ hai nước Việt Nam và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao sâu rộng và có nhiều hiệp định hợp tác thương mại, khoa học kỹ thuật được ký kết, lượng khách Israel đến Việt Nam đã tăng đều đặn. Đồng thời với đó là các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế, hoạt động quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch và các hoạt động của các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới có kinh doanh tại Việt Nam nên xuất hiện một lượng du khách Israel đi du lịch Việt Nam theo các kênh internet và thông qua hệ thống đặt phòng quốc tế.


Nguồn Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công An Hình 2 8 Số lượt khách đến 3


Nguồn: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An


Hình 2.8: Số lượt khách đến Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013


Số liệu từ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công An cho thấy năm 2010 chỉ có khoảng 9.118 lượt KDL từ Israel đến Việt Nam thì năm 2011 đã có

10.266 lượt khách và năm 2012 có 11.104 lượt khách, năm 2013 có 12226 lượt khách. Tỷ lệ tăng trưởng đều từ 3.3% cho đến năm 2013 tỷ lệ cao nhất đạt 10.8%.

So sánh với các thị trường KDL từ khu vực Trung Đông khác thì Israel luôn có lượng khách lớn nhất.

Bảng 2.2 Bảng thống kê lượng KDL Trung Đông đến Việt Nam


ĐVT: lượt khách


Stt

Quốc tịch

2010

2011

2012

2013

8/2014

1

Bahrain

101

103

116

134

115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


2

Ai Cập

698

814

818

1160

876

3

Iran

1123

1260

983

773

710

4

Israel

9.118

10.266

11.104

12.226

8.479

5

Jordan

346

390

518

578

395

6

Kuwait

403

335

375

426

316

7

Li-băng

304

474

576

769

472

8

Quatar

119

181

171

18

90

9

A-rập Saudi

375

481

588

621

606

10

Syrie

172

227

239

282

207

11

United A- rập Emirate

216

196

273

463

357

12

Yemen

113

103

115

141

105


Tổng

13088

14830

15876

17.721

12728

Nguồn: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An


Tuy lượng khách Israel đến Việt Nam cao nhất trong các nước Trung Đông đến Việt Nam nhưng so với điểm đến Thái Lan, lượng khách Israel đến Việt Nam còn quá khiêm tốn, chỉ bằng khoảng 8% lượng khách đến Thái Lan.


Theo nhận định của một số chuyên gia du lịch thì Việt Nam cũng dần trở thành một điểm đến được biết tới của KDL Israel,nhất là từ khi quan hệ hợp tác trong du lịch giữa hai nước được đẩy mạnh, phía Việt Nam cũng đã có nhiều đoàn khách thăm Israel và Việt Nam cũng phối hợp với Bộ ngoại giao Israel mở một số hội thảo về khai thác nguồn khách Israel đến Việt Nam. Từ năm 2004 đến nay, trừ năm 2009 chịu tác động của khủng khoảng kinh tế, số lượng KDL Israel đến Việt Nam tăng liên tục.

Tốc độ tăng cao nhất đạt được năm 2011 (12.6 %), do tình hình kinh tế Israel có nhiều khả quan. Các hãng hàng không như Thai Airways, Air France liên tục có những chương trình khuyến mại từ Hà Nội, Tp HCM đi Bangkok – điểm trung chuyển quan trọng của du khách Israel bay từ Tel Aviv đến Việt Nam. Thêm nữa Hongkok cũng là một trạm trung chuyển quan trọng từ Việt Nam sang Israel và Cathay Pacific có một số ưu đãi dành cho chuyến này trong năm 2011 nên lượng khách Israel đến Việt Nam tăng hơn so với năm 2010. Quan trọng

nhất là trong năm này, Việt Nam và Israel ký một số hiệp định quan trọng như Hiệp định vận tải biển, Hiệp định hợp tác giữa phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam và Israel, Nghị định thư hợp tác tài chính, Hiệp định hợp tác quốc phòng.

Theo dự báo, lượng KDL Israel đến Việt Nam có thể đạt gần 15.000 lượt khách năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,6 %/năm giai đoạn 2012- 2015.

Đáng chú ý, nếu lấy số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam về số lượt KDL Israel đến Việt Nam so với số lượng KDL Israel đến các nước khác trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam nằm trong nhóm 10 điểm đến yêu


thích nhất của KDL Israel, xếp trên Sinh-ga-po, Ma-lai-xi-a và Indonesia, chỉ sau có Thái Lan. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt này là do các nước Malaysia, Singapore, Indonesia là các nước Hồi Giáo, do mối quan hệ không bình thường giữa Israel và thế giới Hồi Giáo nên lượng khách Israel đến các nước này rất ít, hầu như không có. Tuy nhiên cũng theo các tài liệu nghiên cứu khảo sát trong ngành du lịch thì KDL Israel đến Thái Lan chủ yếu là giới trẻ, tìm đến Thái Lan hưởng thụ các dịch vụ du lịch phù hợp với giới trẻ tự đi du lịch, chi phí thấp, mới lạ. Đây là điểm mà Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để cân nhắc lựa chọn khai thác những phân khúc khác của thị trường KDL Israel nhằm tránh cạnh tranh trực

diện với điểm đến Thái Lan và tạo nên sự khác biệt. Nâng cao chất lượng nguồn khách Israel nhằm khai thác thế mạnh về chi tiêu du lịch của thị trường này.

Số lượng KDL Israel đến Việt Nam đạt mức cao nhất vào tháng 3 (tháng Tết, mùa xuân, mùa lễ hội ở Việt Nam) và tháng 12 (tháng mùa hè, nghỉ cuối năm đồng thời cũng là mùa cao điểm đi du lịch nước ngoài của người Israel).

Chi tiêu bình quân của KDL Israel đến Việt Nam bằng đường hàng không đạt 1.460 đô la Mỹ/lượt khách, hơn cả mức bình quân chung chi tiêu của KDL nước ngoài đến Việt Nam là 27% hơn cả mức chi tiêu bình quân của KDL Mỹ ở mức 1.432 đô la Mỹ. Mức chi tiêu của KDL Israel đến Việt Nam là khá cao, chỉ sau một số nước Bắc Âu là những nước có điều kiện kinh tế xã hội và phúc lợi hàng đầu trên thế giới. Mức chi tiêu của du khách Israel còn vượt xa so với chi tiêu của du khách Nhật Bản tại Việt Nam. Mức chi tiêu bình quân trong ngày của KDL Israel đạt 73 đô la Mỹ, con số này là khá thấp so với hầu hết các thị trường khác, nguyên nhân là do các chi tiêu dành cho mua sắm hàng hóa và đồ lưu niệm ít. Về cơ cấu chi tiêu, KDL Israel cùng với khách từ những nước có vị trí địa lý xa Việt Nam thường có thời gian lưu trú dài nên chi tiêu của một lượt khách cao

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2023