Sức Hấp Dẫn Của Việt Nam Trong Việc Thu Hút Thị Trường Khách Du Lịch Là Người Pháp.


Hợp tác trong giáo dục và ngôn ngữ, Pháp chú trọng phát triển giảng dậy tiếng Pháp và môi trường Pháp ngữ tại Việt Nam. Trong những năm qua, nhiều hoạt động đã được tổ chức để thực hiện mục đích này. Pháp đã hỗ trợ mở các lớp song ngữ Việt-Pháp các lớp đào tạo tiếng Pháp chuyên ngành...

Năm 2000 Pháp dành:

-19 Triệu FF hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu khoa học.

-12 Triệu FF dậy tiếng Pháp.

-19 Triệu FF đào tạo kỹ sư.

-5 Triệu FF đào tạo thẩm phán.

2.2.4. Hợp tác du lịch Việt-Pháp.

Hợp tác du lịch Việt-Pháp đã được khởi thảo từ những năm đầu đổi mới và thu được những kết quả đáng khích lệ. Sự bùng nổ khách du lịch Pháp những năm đầu thập niên 90 cho thấy các doanh nghiệp lữ hành hai nước đã có quan hệ làm ăn chặt chẽ với nhau. Chính trong thời điểm này, du lịch Việt Nam đã có những khởi sắc ban đầu, từ chỗ năm 1988 mới đón được lượng khách quốc tế chỉ bằng 1/40 của Thái Lan, năm 1994 đã đón trên một triệu khách quốc tế ( trong đó khách Pháp chiếm tới 11% ) bằng 1/6 của Thái Lan. Một số hãng lữ hành Pháp được nhiều người Việt Nam biết tới như: Nouvelles Frontieres, Art & Vie, Tour du Monde, Havas Voyages...

Trên cơ sở Hiệp định hợp tác du lịch Việt-Pháp đã được kí kết từ tháng 01-1996, hai bên đã sớm tổ chức kí chương trình hành động cụ thể đến năm 2000. Qua trao đổi đoàn các cấp, trao đổi thông tin, Du lịch Việt Nam tiếp thu được những kinh nghiệm bổ ích trong quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt trong quảng bá-xúc tiến và kỹ năng tổ chức đón tiếp-cung ứng dịch vụ của công nghệ du lịch Pháp. Sau chuyến tham quan khảo sát của đoàn Hiệp hội Văn phòng du lịch Quốc gia các nước tại Paris (ADONET) hình ảnh du lịch Việt Nam được cải thiện, tạo điều kiện đẩy mạnh xúc tiến du lịch Việt Nam ra nước ngoài, không ngừng tăng cường quan hệ với một số quốc gia có công nghệ du lịch phát triển cao trên Thế giới.

Trong lĩnh vực quy hoạch, Viện quy hoạch du lịch Pháp (AFIT) giúp Việt Nam khảo sát khu du lịch Hạ Long-Cát Bà-Hải Phòng và tổ chức cho đoàn cán bộ cao cấp của du lịch


Việt Nam sang Pháp tìm hiểu trao đổi về quy hoạch du lịch vùng ven biển và giá trị hoá các sản phẩm du lịch. Pháp cử chuyên gia giúp Việt Nam đào tạo tại chỗ về nghiệp vụ du lịch và tiếng Pháp cho 768 cán bộ, nhân viên du lịch và tổ chức cho trên 80 thực tập sinh của một số đơn vị, doanh nghiệp du lịch Việt Nam sang Pháp thực tập chuyên ngành. Ngoài ra hai bên còn tạo điều kiện cho các cấp du lịch địa phương hai nước (vùng, tỉnh) xúc tiến mở rộng giao lưu tìm hiểu cơ hội khai thác...

Về đầu tư, Pháp là nước có số dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam đứng đầu các nước Châu Âu, với 12 dự án đã được cấp giấy phép có tổng số vốn đăng kí trên 235 triệu USD Mỹ, chiếm khoảng 7% tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực du lịch nước ta. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả như khách sạn Sofiter ở Hà Nội.

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASSEM II tại Luân Đôn vừa qua, sáng kiến Việt-Pháp về “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá” đã mở ra hướng hợp tác mới giữa hai Châu lục á-Âu. Cụ thể Việt Nam và Pháp đã phối hợp cùng tổ chức Lễ hội văn hoá-Du lịch tại Huế, trong đó tập trung vào các hoạt động Văn hoá-Nghệ thuật đặc trưng của hai dân tộc và một số nước khác trên thế giới. Sự kiện này đã thu hút nhiều đối tác A-Âu và du khách tham gia, góp phần duy tu và phát huy giá trị Di sản Văn hoá thế giới Huế, đấy mạnh xúc tiến cho “Năm du lịch Việt Nam”.

Đẩy mạnh hợp tác du lịch với một quốc gia có thị trường gửi khách và nhận khách đứng vào loại cao trên thế giới như Pháp đặc biệt có tác dụng tích cực trong việc mở rộng xúc tiến tuyên truyền và quảng bá du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác, Việt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến của Pháp góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập trong khu vực. Đối với Pháp, cùng với các lĩnh vực hợp tác khác với Việt Nam, hợp tác du lịch là con đường lý tưởng để phát huy và duy trì ảnh hưởng giá trị văn hoá Pháp ở Đông Dương, thâm nhập khối ASEAN và Châu á. Trong năm nay ngành du lịch hai nước tiếp tục triển khai tốt các nội dung còn lại trong chương trình hợp tác du lịch Việt-Pháp giai đoạn 1997- 2000. Cụ thể:


- Thúc đẩy thực hiện các dự án quy hoạch du lịch ở một số vùng trọng điểm, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, ưu tiên các dự án xây dựng khu du lịch lớn đã được quy hoạch.

- Xúc tiến thành lập Trung tâm đào tạo thường xuyên bằng tiếng Pháp tại Hà Nội, do chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam giảng dậy, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên du lịch Việt Nam. Triển khai dự án xây dựng cơ sở đào tạo du lịch cho các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ. Đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước ở trình độ đại học và trên đại học tại Pháp.

- Tăng cường khai thác thị trường du lịch Pháp, coi là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Xúc tiến mở văn phòng đại diện du lịch quốc gia của Việt Nam tại Paris. Hợp tác chặt chẽ với các hãng lữ hành Pháp để tăng cường thêm lượng khách đến Việt Nam.

Tiếp tục trao đổi đoàn các cấp để học hỏi kinh nghiệm về quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh, quản lý các tuyến điểm du lịch và thường xuyên trao đổi thông tin. Đẩy mạnh việc phối hợp hoạt động trong khuôn khổ hợp tác á-Âu (ASSEM).


- Kết luận : Quan điểm và chiến lược đối ngoại của Pháp rõ ràng như vậy cùng với sự giao lưu về kinh tế và văn hoá, đã giúp cho nhân dân hai nước hiểu biết sâu sắc về văn hoá, ngôn ngữ, thói quen và phong tục, tập quán của nhau, dẫn tới sự đồng cảm của hai dân tộc Việt-Pháp và là tiền đề cho sự phát triển ngay nay của các quan hệ hợp tác nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để quan hệ hai nước được củng cố và mở rộng. Đó là điều kiện thuận lợi thu hút luồng khách Pháp tới Việt Nam. Thị trường khách Pháp trong tương lai nhất định sẽ là thị trường đầy triển vọng đối với các nhà kinh doanh du lịch Việt Nam. Đặc biệt là đoạn thị trường khách du lịch là người Việt kiều. Do vậy việc duy trì và mở rộng thị trường khách Pháp đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và Công ty Du lịch Việt Nam-Hà nội nói riêng trong bối cảnh hiện nay là điều hết sức cần thiết và quan trọng.


3. Sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút thị trường khách du lịch là người Pháp.

3.1. Điều kiện thuận lợi của môi trường Kinh tế-Văn hoá-Xã hội Việt Nam

Hiện nay, cùng với đà phát triển về kinh tế, văn hoá, đời sống của nhân dân nhiều nước trên thế giới đã được cải thiện và nâng cao. Vấn đề vui chơi, giải trí, tham quan du lịch không còn là thú riêng của một số ít người giàu có, ngày nay nó đã trở thành nhu cầu của nhiều tầng lớp xã hội. Vì vậy, trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và được phát triển với tốc độ nhanh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta đã coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ngay từ khi mới ra đời, ngành du lịch đã được sự quan tâm ưu ái của các cấp các ngành; đặc biệt trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương tạo môi trường thuận lợi cho ngành du lịch phát triển:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII (ngày 25- 7-1994) xác định : “Phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước nhà”.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (ngày 23-6-1996): “Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ... từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm Du lịch-Thương mại- Dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực”.

- Chỉ thị 46/CT/TW (ngày 14-10-1994) của Ban bí thư Trung ương ( khoá VII) về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới khẳng định : “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao”, “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển Kinh tế-Xã hội của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.

- - Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch (ngày 22-6-1993): “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”, “Có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu


văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau

- giữa các dân tộc”.

- Ngày 11-11-1998, Ban chấp hành Trung ương đã có thông báo 197-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong tình hình mới.

- Ngày 20-4-1999, văn bản 406/CP-KTTH của Chính phủ phê duyệt nội dung Chương trình hành động quốc gia về du lịch và Sự kiện du lịch năm 2000.

Nhằm cụ thể hoá các chủ trương trên, trong từng lĩnh vực Đảng và Nhà nước ta có những chính sách cụ thể tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho ngành du lịch phát triển:


3.1.1. Môi trường kinh tế. Vấn đề đầu tư:

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ra nghị quyết chỉ rõ: “ ... nhanh chóng khai thác các điều kiện thuận lợi của đất nước để mở mang du lịch bằng vốn đầu tư trong nước và hợp tác với nước ngoài...

Nhằm khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ra Nghị định số 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nội dung Nghị định có nêu:

- Chính phủ Việt Nam bảo đảm thực hiện ổn định, lâu dài chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam đồng thời sửa đổi bổ sung chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Chính phủ việt nam khuyến khích và dành ưu đãi đặc biệt đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, du lịch lữ hành, văn hoá, thể thao, giải trí.

Kết quả là tính tới năm 1998, tình hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch Việt Nam như sau:


Loại hình kinh doanh

Số dự

án

Tổng vốn đầu tư (USD)

Tổng vốn pháp định (USD)

-Khách sạn-Du lịch

153

3.239.462.699

1.389.893.541

+Kinh doanh dịch vụ dl +Kinh

9

8.424.800

7.160.316

doanh dịch vụ KS

102

2.583.257.050

978.121.688

+Kinh doanh KS+DVD

96

2.393.957.050

916.056.888

+Kinh doanh khách sạn

9

189.300.000

62.064.800

+Kinh doanh sân Golf

12

388.417.000

272.090.000

+Kinh doanh khu, làng DL

6

79.052.194

30.221.500

+Kinh doanh biệt thự

7

43.784.178

27.427.743

+Kinh doanh vận chuyển DL

4

32.007.000

11.870.000

+ Kinh doanh CLB thể thao-




văn hoá-giải trí

9

98.323.225

54.440.997

+ Kinh doanh nhà hàng

4

6.161.252

5.561.252

- Văn phòng- căn hộ

120

7.214.125.549

2.376.243.468

Tổng cộng

273

10.453.552.248

3.766.137.009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội - 5


Như vậy, cho đến năm 1998 đã có 273 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam với tổng số vốn đầu tư xấp xỉ 10,5 tỷ USD, trong đó tổng số vốn trong năm 1998 là 954 triệu USD. Kết cấu số vốn đầu tư như sau:

- Tổng vốn đầu tư: 10,5 tỷ USD

- Tổng số vốn pháp định 3,8 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư

- Tổng số vốn đầu tư cho khách sạn-du lịch 3,3 tỷ USD

- Vốn pháp định cho khách sạn-du lịch 1,4 tỷ USD.

- Tổng vốn đầu tư cho văn phòng, căn hộ 7,2 tỷ USD.


- Vốn pháp định cho văn phòng, căn hộ 2,4 tỷ USD.

Hiện nay có 29 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành du lịch trong đó Hồng Kông có số dự án đầu tư nhiều nhất và Singapore có tổng số vốn đầu tư lớn nhất. Cho tới cuối năm 1998 đã có 20 tỉnh, thành phố tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành du lịch trong đó Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm số dự án và tổng vốn đầu tư lớn nhất.

Bên cạnh đó dể khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản

xuất, kinh doanh phát triển kinh tế-xã hội, Nhà nước tạo lập khung pháp lý nhất quán và ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, đảm bảo các chế độ ưu đãi đối với các dự án đầu tư được khuyến khích theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước. Nội dung chính của Nghị định là những quy định chung về hình thức đầu tư được khuyến khích, đối tượng áp dụng, sự bảo đảm và sự trợ giúp đầu tư của Nhà nước. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, các cá nhân trong nước và ngoài nước góp vốn thành lập qũy đầu tư phát triển, quản lý theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Như vậy, môi trường đầu tư thuận lợi, nổi bật nhất là sự ra đời của Nghị định 07/CP và Nghị định số 10/CP một lần nữa khẳng định những hoạt động tích cực của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo cơ hội điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển. Với một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đầu tư là cơ hội để phát triển nghành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Hoạt động đầu tư không chỉ cho phép nghành du lịch có cơ hội tìm kiếm đối tác đầu tư nhằm phát triển cơ sở hạ tầng của nghành du lịch. Mà hơn thế nữa nó còn góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng Xã hội phát triển, đặc biệt là sự phát triển thông tin liên lạc, mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải. Đó là tiền đề, là đòn bẩy cho mọi hoạt động kinh tế trong đó có hoạt động phát triển nghành du lịch.

Vấn đề tuyên truyền, quảng bá:


Với mục tiêu góp phần chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các nghành, địa phương và toàn Xã hội về du lịch, đưa du lịch trở thành sự nghiệp của toàn dân. Nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời góp phần thực hiện kế hoạch đón 2 triệu khách quốc tế,11 triệu khách nội địa trong năm 2000. Nhà nước ta đang từng bước thực hiện chương trình quảng bá, tuyên truyền về du lịch Việt Nam với những nội dung chủ yếu sau đây:

*Trong nước :

- Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về

Chương trình hành động quốc gia về Du lịch và Sự kiện du lịch năm 2000, các chủ trương chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, thông tin du lịch trong nước và quốc tế, tổng kết kinh nghịêm, tập chung chủ yếu vào các công việc cụ thể sau:

+ Nâng cao chất lượng các chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ, tạp chí du lịch truyền hình, chương trình du lịch của đài tiếng nói Việt Nam.

+ Tăng cường thông tin và thời lượng phát về du lịch của Đài truyền hình Trung Ương, Đài tiếng nói Viẹt Nam. Các đài phát thanh và truyền hình địa phương cần xây dựng chương trình riêng về du lịch.

+ Các tờ báo lớn như: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động, Hà nội mới, Sài gòn giải phóng.. cần có chuyên mục về du lịch.

- In ấn: phối hợp với các cơ quan văn hoá nghệ thuật và các địa phương để xuất bản những ấn phẩm:

+Sách hưóng dẫn Du lịch.

+Sách về lễ hội Việt nam.

+Sách giới thiệu tiềm năng du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

+Bản đồ du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

+ Sách ảnh, bưu ảnh, tờ gấp.. về Du lịch Việt Nam.

- Thông tin và quảng cáo:

+Đặt văn phòng thông tin du lịch tại các sân bay Quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Huế.. các nhà ga tại các thành phố lớn, cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023