Đặc Điểm Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Đi Du Lịch Việt Nam


Khách Nhật thường là khá kĩ tính về tất cả các mặt, do đó trong quá trình tổ chức, phục vụ cho khách du lịch Nhật Bản chúng ta phải thực sự chu đáo. Lịch trình tour phải được thông báo cặn kẽ trước một chuyến tour. Và trong quá trình thực hiện phải đảm bảo đúng giờ qui định vì người Nhật có tính kỉ luật khá cao về giờ giấc. Hướng dẫn viên đòi hỏi phải là những người có trình độ,thông thạo tiếng Nhật, nhiệt tình trong công việc, đặc biệt khách Nhật có yêu cầu cao về sự an toàn trong mỗi chuyến đi.


1.3.2.5. Xu hướng đi du lịch của khách du lịch Nhật Bản

Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường gửi khách quan trọng. Khoảng 60 % số dân Nhật Bản được hỏi có nhu cầu đi du lịch và đi du lịch nước ngoài. Đa phần những người có nhu cầu đi du lịch là những người đã đi du lịch nước ngoài ít nhất một lần. Phân đoạn thị trường đang có mức tăng trưởng cao nhất là phụ nữ có tuồi ở Nhật Bản. Khách Nhật Bản thường tự tổ chức chuyến đi. Một số ít tổ chức chuyến đi thông qua việc mua tour trọn gói hay các tour tự chọn của các công ty lữ hành. Khách du lịch Nhật Bản ít đến các vùng núi của Việt Nam. Lượng khách đến vùng biển cũng chiếm tỉ lệ không nhiều, chủ yếu là đến các khu di tích lịch sử văn hóa.

Xu hướng giá tour phục vụ khách du lịch Nhật Bản đang giảm. Người Nhật rất chú ý đến giá tour, giá trị của tour mà họ sẽ mua. Người Nhật rất khó tính, họ muốn biết thật rõ sản phẩm của mình trước khi mua, cần có đầy đủ thông tin nhất về sản phẩm tour du lịch.


Tóm lại:

Chương 1 của khóa luận đã hệ thống hóa một cách khái quát về thị trường khách du lịch Nhật Bản để làm cơ sở cho việc đón tiêp thị trường khách này.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM

2.1. Đặc điểm thị trường khách du lịch Nhật Bản đi du lịch Việt Nam

2.1.1. Số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam

Thị trường khách du lịch Nhật Bản chiếm tỉ trọng trung bình 8 % - 10% trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995- 2006. Tuy nhiên số lượng khách Nhật Bản vào Việt Nam mới chỉ chiếm thị phần không đáng kể trong tổng lượng khách Nhật Bản đi du lịch nước ngoài.

Năm 1994 các thị trường khách trọng điểm đều có lượng khách vào Việt Nam tăng gấp 2 lần như thị trường khách Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp. Năm 1998, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nên số lượng khách đi du lịch Việt Nam giảm gần 22% so với năm 1997. Năm 1999 chính phủ Nhật Bản ra những chính sách khuyến khích phát triển du lịch nước ngoài, khách Nhật Bản đến Việt Nam cũng tăng đáng kể, tăng 19

% so với năm 1998. Năm 2000 khách Nhật Bản đến Việt Nam gia tăng với tốc độ rất lơn, tăng 34,5 % so với năm 1999.

Đối với khách du lịch Nhật Bản,Việt Nam còn là một điểm du lịch mới ít được biết đến. Khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam hiện tại còn ít như vậy là do các sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa phong phú, hấp dẫn đối với khách Nhật Bản. Vì vậy cho đến giai đoạn 1997 – 1998 đối với các đối tác gửi khách từ Nhật Bản, Việt Nam được coi như thị trường mạo hiểm. Trong năm 2000, Việt Nam đang nổi lên như một trong những điểm du lịch vòng ngoài.

Giai đoạn 2000 -2008 xu hướng khách Nhật Bản đến Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Sự thay đổi đó có được là nhờ những lí do:

Về hình ảnh: Đối với khách Nhật Bản, Việt Nam đang được biết đến là một điểm đến có khả năng mua sắm rẻ.


Nỗ lực của ngành du lịch Việt Nam: Năm 2000 với chương trình hành động và các chính sách quảng bá nhằm thúc đẩy phát triển thị trường.

Nỗ lực của các công ty lữ hành, điều hành tour du lịch Việt Nam trong thiết kế tour, xây dựng sản phẩm, nghiên cứu thị trường để đáp ứng phục vụ khách tốt hơn.


Bảng 1: Lượng khách du lịch Nhật Bản đi du lịch Việt Nam giai đoạn 1998 – 2008

Đơn vị: nghìn người


Năm

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Lượng khách


95,3


110,6


142,9


205,1


279,8


209,6


267,2


302,6


383,9


411


392.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam - 4

Nguồn: Tổng Cục Du Lịch


2.1.2. Thị phần khách du lịch Nhật Bản trong thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Thị trường khách du lịch Nhật Bản vẫn giữ một mức tỉ trọng ít thay đổi, chiếm khoảng 8% - 10% lượng khách quốc tế hàng năm vào Việt Nam trong giai đoạn 1995-2006. Nếu so sánh với các thị trường khách trọng điểm khác như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc thì thị trường khách giữ tỉ trọng tương đối ổn định. Năm 1995 & năm năm 1996 thị trường khách Nhật Bản chiếm tỉ trọng lớn nhất, tương ứng với 8,9% và 7,4% `các năm kế tiếp tỉ trọng này đã giảm sút, đặc biệt là năm 1998,1999.


Bảng 2: Khách Nhật Bản và khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1999- 2008

Đơn vị: Nghìn người


Năm

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng số

1781,8

2140,1

2330,8

2628,2

2429,6

2927

3467

3583,5

4171,5

4253,7

Đài Loan

170,5

210,0

199,6

211,1

208,1

256,9

386,2

274,6

314,0

303,5

Nhật Bản

110,6

142,9

205,1

279,8

209,6

267,2

320,6

383,9

411,6

392,9

Pháp

68,8

88,2

99,7

111,5

86,8

104,0

126,4

123,3

182,5

182,05

Mỹ

62,7

95,8

230,4

295,9

218,8

272,4

333,5

385,6

412,3

198,18

Anh

40,8

53,9

64,7

69,7

63,3

71,0

80,8

84,3

105,9

126,1

Thái Lan

19,3

20,8

31,6

41,1

40,1

-

84,1

123,80

160,7

183,14

CHND

Trung Hoa

480,0

490,0

675,8

723,4

692,0

778,4

752,5

516,3

558,72

650,06

Nguồn: Tổng cục du lịch


Năm 1999, 45,6% khách du lịch Nhật Bản đi du lịch nước ngoài đến các nước Châu Á, trong đó đến các nước ASEAN là 20,9%. Năm 2000 lượng khách Nhật Bản đến các nước ASEAN chiếm 20,8%. Hiện tại Việt Nam mới chỉ chiếm được 3,6% thị trường khách Nhật Bản đến khu vực Đông Nam Á(năm 1999), và 4,1 % (năm 2000). Việt Nam hiện tại xếp thứ 4 về mức độ thu hút khách Nhật Bản trong khu vực.

Khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 2,6 triệu lượt người, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta đông vẫn duy trì được tốc độ tăng cao là: Đài Loan đạt 196 nghìn lượt người, tăng 6,8%; Thái Lan 132,6 nghìn lượt người, tăng 41,6%; Malaixia 102,6 nghìn lượt người, tăng 21,6%; Singapore 93,1 nghìn lượt người, tăng 27,5%; Philippine 28,4 nghìn lượt người, tăng 55,1%.


Bên cạnh đó, một số nước có lượng khách đến nước ta tuy không nhiều nhưng với cùng kỳ năm trước như: Trung Quốc đạt 297 nghìn lượt người, giảm 8,3%; Hàn Quốc 277,4 nghìn lượt người, giảm 6,3%; Nhật Bản 227,4 nghìn lượt người, giảm 4,2%; Hoa Kỳ đạt gần 250 nghìn lượt người, giảm 3,7%.

Trong tháng 1/2009 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 370.000 lượt, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2008. Tất cả các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam đều giảm trừ có Trung Quốc hiện nay là thị trường tiềm năng nhất đối với Việt Nam. Nhật Bản vào 4 tháng đầu năm 2009 số lượng khách du lịch tới Việt Nam đang có xu hướng giảm mạnh. Chính vì vậy ngành du lịch cần có những chương trình xúc tiến về du lịch như đi thăm và làm việc tại nước ngoài…


Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch Nhật Bản và khách du lich quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1998 – 2008

Đơn vị: %


Năm

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Nhật Bản

-21,9

19,16

34,6

43,5

26,6

-25

27,4

19,9

26,8

17,8

-4,4

Quốc Tế

-11,4

17,2

20,1

8,9

12,7

-7,5

20,5

18,4

3

16,0

0,6

Nguồn: Tổng cục du lịch

2.1.3. Phân đoạn thị trường

2.1.3.1. Phân đoạn theo độ tuổi, giới tính

Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thì khách du lịch nữ thuộc lứa tuổi từ 20 – 29 tuổi đến Việt Nam với số lượng đông nhất (17,2%). Đối với nam giới, lứa tuổi từ 50 – 60 tuổi chiếm thị phần lớn nhất (15%). Nếu tính cả hai giới thì lứa tuổi từ 20 – 29 chiếm tỉ lệ lớn nhất (24,9%). Như vậy hai phân đoạn thị trường lớn nhất là khách nữ độc thân trẻ tuổi và khách nam giới ở lứa tuổi trung niên.


Bảng 4: Đánh giá các phân đoạn thị trường khách Nhật Bản đến Việt Nam


Phân loại thị trường khách

Số lượng đến Việt

Nam

Khả năng đi du lịch

nhiều lần

Khả năng chi tiêu

Ngày lưu trú trung

bình

Xu hướng đi du lịch

nước ngoài


Đánh giá

Dưới 20 tuổi

Nam Nữ


*

*


* *

* *


*

*


* *

* *


*

*

Hạng ba Hạng ba

Từ 21-30 tuổi

Nam Nữ


* *

* * *


* *

* *


*

*


* *

* *


* *

* *

Hạng hai Hạng nhất

Từ 31-40 tuổi

Nam Nữ


* * *

* *


*

* *


* *

* *


* *

* *


* *

* *

Hạng nhất Hạng nhất

Từ 41-50 tuổi

Nam Nữ


* * *

*


*

*


* *

* *


*

*


*

*

Hạng hai Hạng ba

Từ 51-60 tuổi

Nam Nữ


* *

*


*

* *


* * *

* *


* *

* *


* *

* * *

Hạng nhất Hạng nhất

Trên 60 tuổi

Nam Nữ


* *

*


* *

* *


* *

* *


* *

* *


*

*

Hạng hai Hạng hai

Nguồn: - Theo điều tra khách du lịch Nhật Bản

Theo báo cáo của JNTO Chú thích: ***mức độ cao nhất; *mức độ thấp nhất

Các phân đoạn thị trường khách Nhật Bản cần ưu tiên bao gồm:

Phân đoạn thị trường ưu tiên hàng đầu: Nữ giới thuộc lứa tuổi 21 – 30, nam giới thuộc lứa tuổi 51 – 60, nghỉ hưu hoặc là thương gia; nam giới, nữ giới thuộc lứa tuổi 31 – 40, đã có gia đình, là nhân viên công ty hoặc nhân viên chính phủ.

Các phân đoạn thị trường cần ưu tiên hạng hai: Nam giới thuộc lứa tuổi 21 – 30, độc thân; nam giới thuộc lứa tuổi 41 – 50 là nhân viên công ty, thương gia; nam giới, nữ giới trên 60 tuổi, nghỉ hưu hoặc thương gia.

Các phân đoạn thị trường khách còn lại cần ưu tiên sau hai loại trên.


Trong tương lai thị trường có tiềm năng lớn nhất chính là thị trường cao tuổi do hai nguyên nhân: Thị trường này ngày càng phát triển mạnh nhờ chính phủ Nhật Bản trả lương hưu khá cao, dân số Nhật Bản ngày càng trở lên già hơn,tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số ngày một tăng.

Tham quan toàn thế giới là chương trình do JATA phát động, khuyến khích đến năm 2010 sẽ có 20 triệu lượt người Nhật đi du lịch 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là nội dung được lãnh đạo Hiệp hội lữ hành Nhật Bản (JATA) bàn thảo với Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch và Vietnam Airlines vào hôm nay (27-2) tại Nha Trang.

Trong tháng 1-2009, tổng lượng khách quốc tế giảm tới 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái song lượng khách Nhật chỉ giảm nhẹ 1,5%. Mặc dù chính phủ nhiều quốc gia đề nghị dân chúng tăng cường du lịch trong nước để tiết kiệm, ông Nguyễn Quốc Tuấn - trưởng văn phòng đại diện Vietnam Airlines tại Nhật Bản - phấn khởi thông báo JATA vẫn khuyến khích đi du lịch nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật diễn ra chậm, không nặng nề và đồng yen vẫn giữ giá trị cao so với nhiều ngoại tệ khác. Do đó, đi du lịch nước ngoài cũng là một cách tiết kiệm của người Nhật.


2.1.3.2. Phân đoạn theo nghề nghiệp

Khách du lịch Nhật Bản sang Việt Nam phần lớn là sinh viên chiếm 35,2

%, vì chi phí cho một chuyến đi du lịch ở Việt Nam tương đối rẻ phù hợp với khả năng chi tiêu của sinh viên. Tiếp theo là thành phần hưu trí 16,7%(trong đó thành phần khách nội trợ là 9,5%), các ngành nghề khác là 23,6%(trong đó thành phần khách thương gia chiếm phần lớn).


2.1.3.3. Phân đoạn theo mục đích chuyến đi

Đa số người Nhật Bản đi du lịch nước ngoài với mục đích tham quan nghỉ dưỡng, chiếm tới 50 – 70%, nếu tính cả những cặp vợ chồng đi nghỉ tuần


trang mật thì con số này có thể đạt tới 73%. Khách có mục đích thăm quan có thị phần ngày càng giảm. Phần thị phần khách với mục đích thăm thân tương đối ổn định khoảng trên dưới 5%.

Khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam năm 2000 có 72% là đi với mục đích thuần túy, 22,5% với mục đích thương mại, trên 3% với mục đích thăm thân. Số còn lại đi với các mục đích khác , chiếm dưới 3%.

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2007:

Trong tháng 12/2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 354.000 lượt. Tổng cộng trong cả năm lượng khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 16,0% so với năm 2000.


Bảng 6: Khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam theo mục đích chuyến đi năm 2007


Tháng 12

năm 2007 (lượt người)

Cả năm 2007

(lượt

người)

So với tháng

trước(%)

Năm 2007

so với năm 2006(%)

Theo mục đích





Du lịch, nghỉ

dưỡng

221.991

2.569.150

106,1

124,1

Đi công việc

51.407

643.611

97,4

111,7

Thăm thân nhân

50.857

603.847

103,2

107,6

Các mục đích khác

29.744

354.956

102,6

93,9

Nguồn: Tổng cục du lịch


Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 năm 2008 và cả năm 2008

Trong tháng 12/2008 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 375.995 lượt. Tổng cộng trong cả năm 2008 lượng khách quốc tế ước đạt 4.253.740 lượt, tăng 0,6% so với năm 2007.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 17/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí