Những Sản Phẩm Du Lịch Việt Nam Thu Hút Được Thị Trường Khách Pháp.


+Đặt các biển quảng cáo lớn giới thiệu về Chương trình hành động quốc gia về du lịch tại các thành phố trọng điểm trong cả nước.

+ Các tỉnh và thành phố xây dựng các biển chỉ dẫn các điểm, khu du lịch trên địa bàn, tại các cửa ngõ của trung tâm thành phố.

+ Thiết lập đường dây nóng để cung cấp thông tin cho khách du lịch qua đường bưu điện (108).

-Tổ chức cuộc thi Logo du lịch.

Với chương trình quảng bá tuyên truyền về du lịch ở trong nước có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Nó không chỉ có tách dụng kích cầu nội địa mà quan trọng hơn nó góp phần tạo môi trường văn minh-lịch sự trong mối quan hệ phức tạp giữa

cư dân địa phương-khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch. Nắm bắt kịp thời và khắc phục điểm yếu trong sản phẩm du lịch Việt Nam, Nhà Nước đã góp phần tạo môi trường thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội nói riêng.

Ngoài nước:

- Xác định thị trường du lịch trọng điểm để tuyên truyền, quảng bá:

+ Thị trường Châu Âu: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

+ Thị trường Châu Mỹ: Hoa Kỳ và Canađa.

+ Thị trường Trung Quốc.

Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội - 6

+ Thị trường Đông Bắc á: Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc.

+ Thị trường các nước ASEAN, Uc, New Zealand.

- Cụ thể:

+ Tham gia các Hội chợ du lịch, hội nghị và các diễn đàn quốc tế về du lịch:

+ Tham gia Diễn đàn du lịch ASEAN tổ chức hàng năm (năm 2000 được tổ chức tại Thái Lan).

+ Tham gia mỗi năm 5 hội chợ chính:

*ITB Berlin Đức vào tháng 3 hàng năm.

*Hội chợ du lịch JATA Congress & Show-Tokyo Nhật Bản.


*Hội chợ ITE HK-International Trarvel expo-Hồng Kông

*Hội chợ WTM-World Travel Market-Luân Đôn Anh.

*Hội chợ Salon du tourisme-Paris hoặc Hội chợ TOP RESA Pháp.

+ Khai thác Internet:

*Nâng cấp Web site Vietnamtourisem để hấp dẫn những người quan tâm đến Việt Nam và du lịch Việt Nam trên toàn thế giới.

*Xây dựng cài đặt một Web site mới “Việt Nam 2000” để thông báo trao đổi về Chương trình hành động quốc gia về du lịch và tổ chức các sự kiện du lịch Việt Nam.

*Xây dựng tờ báo điện tử trên Internet.

+ Xuất bản các ấn phẩm du lịch:

*Xuất bản một số văn hoá phẩm để phân phối rộng rãi tại các Hội chợ, Hội thảo quốc tế, phòng thông tinh, các thị trường trọng điểm, các đại sứ quán, văn phòng đại diện du lịch tại nước ngoài...

*Đưa ra các sản phẩm nghe nhìn: phim, video, CD-ROM... cho Việt nam, các điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam.

+ Tuyên truyền trên truyền hình và báo trí nước ngoài.

+ Tổ chức các chuyến khảo sát du lịch Việt Nam cho khách quốc tế, đặc biệt là các hãng lữ hành lớn có quan hệ làm ăn lâu dài với Việt Nam.

+ Phối hợp với các tổ chức du lịch quốc tế như WTO, PATA, ASEANTA... khai thác sự hỗ trợ của các tổ chức này để tuyên truyền và quảng bá du lịch Việt nam.

+ Tổng cục du lịch xin Chính phủ cho phép và cấp kinh phí đặt văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại Paris (Pháp), Quảng Châu (Trung Quốc) và các thị trường trọng điểm khác.

+ Phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngoại của nước ta để tăng cường thông tin du lịch ra nước ngoài.

+ Phối hợp với các hãng hàng không Việt Nam trong tiếp thị, quảng bá du lịch ra nước ngoài theo thoả thuận liên ngành ký ngày 25-2-1999.

+ Mở Hội nghị các chủ đầu tư nước ngoài nhằm tạo niềm tin, tranh thủ kinh nghiệm và kêu gọi tài trợ cho Việt Nam.


Như vậy, có thể thấy thị trường Pháp là một trong những thị trường trọng tâm mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhằm tuyên truyền và quảng bá cho du lịch Việt Nam. Trong tương lai không xa, du khách Pháp sẽ biết đến Việt Nam với những thông tin mới nhất, cập nhật nhất. Sự ra đời của Internet du lịch Việt Nam (năm 1996) đã được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Có thể nói Internet du lịch Việt Nam đã mở ra một triển vọng mới cho công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thông tin đối với tất cả những ai trên thế giới quan tâm đến Việt Nam. Đặc biệt việc cài đặt Web site Vietnamtourism ở Pháp đã thu hút đông đảo người dân tìm hiểu về thông tin du lịch Việt Nam. Điều kiện thuận lợi đó đã giúp cho công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội ngày càng có cơ hội duy trì và mở rộng thị trường khách Pháp mà công ty đang theo đuổi.

Vấn đề hợp tác quốc tế về du lịch:

Hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập trong du lịch những năm vừa qua rất sôi động và đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch được mở rộng. Du lịch Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với Trung Quốc và tất cả các thành viên của ASEAN; khôi phục quan hệ hợp tác du lịch truyền thống với Liên bang Nga, các nước trong cộng đồng quốc gia độc lập, các nước Châu á-Thái

Bình Dương; phát triển quan hệ hợp tác với Pháp, israel; bước đầu xây dựng quan hệ hợp tác với Mỹ; mở rộng quạn hệ hợp tác với các tổ chức du lịch trên thế giới WTO, với Hiệp hội Châu á-Thái Bình Dương (PATA)...Hội nhập mở rộng thị trường, đa dạng hoá và đa phương hoá giúp cho Việt Nam hội nhập vào thị trường du lịch quốc tế; tạo dựng được được nguồn khách lớn, ổn định,đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường.

Hiện nay du lịch Việt Nam đã có quan hệ bạn hàng với 800 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt với thị trường Pháp trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách trong đó hướng vào việc mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia. Cụ thể trong lĩnh vực du lịch: gần đây nhất tháng 3-1999, bà Võ Thị Thắng, Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng cục trưởng tổng cục du lịch đã thực hiện chuyến công tác tại Cộng hoà Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Tổng cục trưởng Võ Thị Thắng đã tham dự Hội chợ Ruăng, hội đàm với Quốc vụ khanh phụ trách du lịch Pháp, làm việc với đại sứ quán Việt nam, thăm và làm việc với Hội người Việt Nam ở Pháp. Các buổi nói chuyện tiếp xúc của


bà Võ Thị Thắng đã đóng góp tích cực cho việc tăng cường tình đoàn kết Việt-Pháp, đặc biệt là tình cảm của Hội người Việt Nam sống tại Pháp đối với quê hương đất nước. Góp phần thúc đẩy sự tham gia của kiều bào tại pháp vào sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và ngành du lịch nói riêng... Qua các chuyến đi thăm và làm việc tại Pháp tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ Việt-Pháp và cơ hội lớn cho du lịch Việt Nam. Số lượng khách du lịch Pháp hàng năm đến Việt Nam khoảng 80 đến 90 nghìn người là không tương xứng với tiềm năng hai nước.

Trong tương lai gần, nhờ chính sách hội nhập, đa dạng hoá và đa phương hoá hợp tác quốc tế Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia vào thị trường du lịch thế giới, tạo uy tín và hình ảnh du lịch Việt Nam trong lòng nhân dân Pháp. Du lịch Việt Nam đã, đang và tiếp tục khởi sắc trên thị trường du lịch thế giới nói chung và thị trường Pháp nói riêng.

3.1.2. Môi trường văn hoá xã hội.

Nhằm tạo môi trường văn hoá-xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển Đảng và Nhà Nước ta đã thực hiện:

- Chương trình triển khai, nâng cấp các khu, điểm du lịch. Đây là một trong số các Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các Sự kiện du

lịch năm 2000. Với những nôi dung chủ yếu sau:

+ Cải thiện cơ sở vật chất tại các điểm du lịch.

+ Đầu tư xây dựng một số khu du lịch tổng hợp.

+ Cải thiện môi trường tại các điểm du lịch.

Chương trình góp phần quan trọng trong việc lập lại trật tự an ninh, an toàn, vệ sinh tại các điểm du lịch. Tổ chức quản lý khai thác tốt các khu, điểm du lịch hiện có. Tôn tạo di tích lịch sử văn hoá dân tộc, nhằm tạo sản phẩm du lịch mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Với sự phối hợp đồng bộ của Tổng cục du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ công an, Bộ văn hoá thông tin, Bộ khoa học công nghệ và môi trường... Chương trình hành động quốc gia tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách góp phần đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường.

- Chương trình du lịch văn hoá gắn với các lễ hội dân tộc được Tổng cục du lịch phối hợp với Bộ văn hoá thông tin, Uỷ ban thể dục thể thao Quốc gia trực tiếp tổ chức những


hoạt động chính. Chương trình đã chọn một số lễ hội tiêu biểu, nâng cấp, tổ chức và khai thác như một sản phẩm du lịch để thu hút Việt kiều, nhân dân trong nước và khách du lịch quốc tế quan tâm đến văn hoá Việt Nam. Hướng dẫn các địa phương lựa chọn các lễ hội đặc thù của địa phương để kết hợp tổ chức tham quan du lịch. Gắn các hoạt động văn hoá, thể thao, các hội nghị, hội thảo quốc tế với hoạt động du lịch để trong tương lai Việt Nam trở thành một trong những trung tâm tổ chức các sự kiện, các hội nghị, hội thảo quốc tế. Cụ thể: Năm 2000:

+ Lễ hội mùa xuân: lễ hội Đền Hùng, Chùa Hương, Hội thả diều-Huế, múa mâm đồng Nam Bộ, núi Bà Đen-Tây Ninh và lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên. Các sự kiện này diễn ra sau tết âm lịch nhằm vào đối tượng chủ yếu là khách Việt kiều và mở rộng khai thác cả khách quốc tế với mục đích kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch tại Việt Nam. Đây là hình thức quảng cáo hiệu quả nhất tạo cơ sở cho việc mở rộng thị trường khách du lịch nói chung và khai thác mạnh thị trường khách Kiều bào Pháp.

+ Festival Huế 2000, kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội do Việt Nam và Pháp hợp tác cùng tổ chức nhằm mở rộng mối quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, góp phần thu hút khách Pháp đến Việt Nam.

+ Giao thừa chuyển giao thế kỷ: Đây là sự kiện lớn của cả nước và thế giới bước sang thế kỷ mới. Tổ chức các khu du lịch đặc biệt với giá ưu đãi là biện pháp tốt để thu hút lượng khách Việt kiều về thăm tổ quốc xây dựng chương trình lễ hội đặc biệt để gây ấn tượng mạnh về sự kiện giao thừa giữa hai thế kỷ trên đất nước Việt Nam.

+ Đăng ký với Tổ chức du lịch thế giới, nếu được chấp nhận sẽ được tổ chức ngày du lịch thế giới ngày 27-9-2000 tại Việt Nam: dự kiến chủ đề là du lịch vì một thế kỷ 21 hoà bình và bền vững.

+ Kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước nhằm thu hút khách quốc tế vào Việt Nam.

Cụ thể:

70 năm ngày thành lập Đảng. 55 năm ngày thành lập nước.

25 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Kỷ niệm 25 năm giải phóng Sài Gòn.


110 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam (9-7-1960 đến 9-7-2000).

Năm 2003

+Việt Nam đăng cai Đại hội thể thao quốc tế Sea Games 22. Đây là sự kiện lớn thu hút hàng vạn người tham dự với 10 nước tham gia, là cơ hội tốt cho ngành du lịch Việt Nam phát triển.

- Ngoài ra trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến việc chăm lo giáo dục dân trí, nâng cao đời sống nhân dân và đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Nhằm thực hiện một trong những phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ VII “Phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta”, ngoài việc phổ cập kiến thức cho người làm du lịch, đào tạo lại cán bộ du lịch thì vấn đề đào tạo mới tạo đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, am hiểu về chuyên môn, đủ sức giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành... đã và đang được Nhà nước ta quan tâm một cách sâu sắc. Môi trường văn hoá-xã hội vững mạnh, đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm là động lực thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch Việt Nam phát triển trong những năm sắp tới.

3.1.3. Môi trường chính trị-ngoại giao.

Với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên Thế giới”. Tổng cục du lịch Việt Nam cùng các ban, các ngành phối hợp cùng thực hiện Chương trình tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích hoạt động du lịch. Nhằm mục tiêu tạo thủ tục thông thoáng và thuận tiện cho khách, thống nhất trong toàn quốc về phí và lệ phí liên quan trực tiếp đến khách du lịch quốc tế, Chương trình bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

-Sửa đổi bổ sung nhằm đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch quốc tế.

Đối với người:

+ Duyệt nhân sự nhanh chóng trong vòng 24 giờ.

+ Cấp Visa tại cửa khẩu hoặc miễn Visa du lịch cho khách.

+ áp dụng thẻ du lịch không thu phí.

+ áp dụng chế độ tranzit không Visa đối với khách du lịch tàu biển.


+ Cho nhập xuất cảnh qua bất cứ cửa khẩu quốc tế nào của Việt Nam.

+ Từng bước hội nhập Chương trình du lịch không biên giới của ASEAN, hội nhập xu thế miễn Visa trên cơ sở đảm bảo an ninh và an toàn.

Đối với hành lý:

+ Sử dụng trang thiết bị hiện đại để kiểm tra soi xét hàng hoá, hành lý tại các cửa khẩu nhanh chóng, không gây phiền hà cho du khách.

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian nhằm khuyến khích khách du lịch mua, mang ra dễ dàng.

+ Cải tiến thủ tục và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra tại cửa khẩu, đảm bảo thái độ ân cần và lịch sự.

+ Tăng cường thêm dịch vụ ngân hàng đối với khách du lịch như: đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ...

+ Cải tiến thủ tục kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch ở các điểm lưu trú nhằm bảo đảm an toàn cho du khách đặc biệt là khách quốc tế.

+ Rà soát điều chỉnh lại các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch cho hợp lý, dễ thực hiện, ngăn ngừa những hiện tượng thu tuỳ tiện tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách du lich.

Ngoài ra trong tương lai Chính phủ Việt Nam còn cho phép khách du lịch nước ngoài được mang phương tiện ô tô, mô tô vào Việt Nam dùng cho chuyến đi du lịch; đặc biệt ưu tiên đối với đoàn khách đi tour liên quốc gia. Từng bước áp dụng một mức giá đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Có quy chế thông thoáng trong việc mở các loại hình du lịch mới...

Môi trường chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Việt Nam thông qua chính sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập với các nước trên thế giới góp phần tạo môi trường hấp dẫn trong quá trình thu hút khách quốc tế vào Việt Nam. Với chính sách hoà nhập nhưng không hoà tan, tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hoá của các quốc gia trên thế giới, ngày càng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Việt Nam trở thành nước có môi trường văn hoá-chính trị và xã hội thuận lợi tạo sức


hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Pháp nói riêng.

3.2. Những sản phẩm du lịch Việt Nam thu hút được thị trường khách Pháp.

3.2.1. Các tuyến điểm du lịch.

- Miền Bắc:

+ Hà Nội City tour.

+ Hoa Lư-Tam Cốc-Bích Động-Cúc Phương.

+ Chùa Hương.

+ Hải Phòng-Vịnh Hạ Long-Cát Bà.

+ Hoà Bình- Mai Châu-Kim Bôi.

+ Lạng Sơn-Cao Bằng-Hồ Ba Bể.

+ Sơn La-Điện Biên Phủ-Sa Pa.

- Miền Trung:

+ Huế-Hội An.

+ Nha Trang- Đà Lạt-Đà Nẵng-Pleiku.

- Miền Nam:

+ Sài Gòn City tour.

+ Củ Chi-Tây Ninh-Mỹ Tho.

+ Sông Mê Kông.

3.2.2. Sản phẩm ăn uống.

- Món đặc sản từng vùng du lịch.

- Các món ăn đặc sản chế biến từ thuỷ-hải sản: tôm, cua, cá, sò...

- Ưa thích các món ăn nướng, rán, chả cá, chả ếch...

3.2.3. Lưu trú và giải trí.

- Lưu trú: du khách pháp ưa thích ở khách sạn 3 sao trở lên, tiện nghi, thoáng đãng và yên tĩnh, phù hợp với túi tiền của họ. Những khách sạn mà người Pháp yêu thích như Sofitel Hanoi, Daewoo, Lake Side, Horizon, Royal... và thường sử dụng các phòng Deluxe hoặc Superior.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023