nghiệp lữ hành cho rằng điều này không có tác động nhiều đến lựa chọn điểm đến của KDL Israel. KDL Israel đến Việt Nam cần xin thị thực trước hoặc xin tờ duyệt visa tại sứ quán Việt Nam tại Tel Aviv hoặc các nước phù hợp (các nước có quan hệ ngoại giao với Israel). Thủ tục xin thị thực yêu cầu thư mời của một tổ chức ở Việt Nam và lịch trình chuyến đi. Thời gian có được thị thực là ít nhất 03 ngày làm việc. Cơ quan cấp thị thực Việt Nam tại Israel là Đại sứ quán Việt Nam tại Tel Aviv. Nhiều khách Israel phàn nàn việc xin thị thực vào Việt Nam kém thuận tiện hơn so với Lào và Căm –pu-chia vì 2 nước này không yêu cầu thư mời mà chỉ đơn thuần xin dấu thị thực tại sân bay nhập cảnh. Chi phí dấu nhập cảnh cũng công khai và hợp lý.
Cơ sở lưu trú ở Việt Nam ở mức độ chấp nhận được nhưng có ý kiến cho rằng mức độ vệ sinh cần được cải thiện. Ngoài ra, các cơ sở lưu trú cần có thêm phòng dành cho người không hút thuốc hoặc có những sàn (floor) chuyên dành cho những người không hút thuốc, vì đối với người Israel, ở những tầng có mùi thuốc lá là điều không chấp nhận được.
Về ngôn ngữ, có du khách và doanh nghiệp gửi khách cho rằng có chút khó khăn trong giao tiếp với những nhân viên không nói được tiếng Anh tại một số điểm du lịch xa xôi tại Việt Nam. Khách Israel đôi khi cảm thấy không hài lòng khi người Việt Nam nghĩ họ là một đất nước nào đó nằm ở khu vực theo đạo Hồi, và khách Israel là những người theo đạo Hồi, có liên quan đến khủng bố, nhưng đây đơn giản chỉ là sự khác biệt về văn hóa và điều này sẽ đặt ra cho các cơ quan quản lý của Việt Nam những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển đội ngũ nhân viên, nâng cao nhận thức trong việc phục vụ khách Israel.
Về thông tin từ các cơ quan du lịch, du khách Israel cho rằng họ không có đủ thông tin, tài liệu về du lịch Việt Nam bằng tiếng Anh hoặc hoàn toàn không có các tại liệu tiếng Hebrew tại đất nước Israel. Đây cũng là vấn đề chung trong việc xúc tiến quảng bá tại các thị trường gửi khách ở cấp tương tự. Tương lai gần Tổng cục Du lịch Việt Nam sẽ thực hiện đề án khai thác khách Trung Đông thì nguồn thông tin về du lịch Việt Nam đối với thị trường khách Israel sẽ đầy đủ hơn.
Tình trạng giao thông ở Việt Nam rất nguy hiểm, tai nạn đường bộ gây chết người khá phổ biến. Các yêu cầu về tiêu chuẩn về lái xe và bảo dưỡng phương tiện giao thông khá lỏng lẻo và không được thực hiện nghiêm. Các tiêu chuẩn về an toàn ở Việt Nam không như kỳ vọng của KDL Israel, đặc biệt đối với các môn thể thao mạo hiểm như leo núi, dù lượn.
Dịch vụ y tế ở Việt Nam yếu kém và thường phải thanh toán tiền trước khi khám, ngay cả trong trường hợp phải cấp cứu. Du khách được khuyến cáo phải cẩn thận về các căn bệnh liên quan đến muỗi và các căn bệnh nhiệt đới nói chung và việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm!
- Chi Tiêu Của Kdl Israel Cho Các Chuyến Du Lịch Nước Ngoài
- Đặc Điểm Nhân Khẩu Thị Trường Kdl Israel Đến Việt Nam.
- Biểu Đồ Cơ Cấu Chi Tiêu Ngoài Tour Bình Quân Một Kdl Israel Đối Với Khách Tự Sắp Xếp Chuyến Đi
- Cơ Sở Cho Các Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Việc Thu Hút Khách Israel Đến Việt Nam
- Nhóm Giải Pháp Về Xúc Tiến, Quảng Bá
- Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách du lịch Israel đến Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nam
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Hình 2.25: Biểu đồ đánh giá chung của KDL Israel về chuyến đi Việt
Tỷ lệ KDL Israel đánh giá là hài lòng là 36%, đặc biệt số người đánh giá
là tuyệt vời chiếm 6%. Tỷ lệ số người cho rằng chuyến đi không đạt yêu cầu, kém chiếm 16%. Đây cũng là tỷ lệ khá cao đối với một thị trường gửi khách có số lượng KDL đến Việt Nam chưa nhiều như Israel mặc dù chúng ta đều biết đây là một thị trường khó tính.
+ Sở thích ẩm thực Việt Nam: Theo kết quả khảo sát của tác giả thì số lượng khách đánh giá cao món ăn của Việt Nam chỉ có 6% trong tổng số người được hỏi và trong những việc khách muốn làm ở Việt Nam nhất chỉ có 8% người được hỏi thích thưởng thức món ăn. Nguyên nhân là do các đối tượng khách đi theo tour nên ít có thời gian thưởng thức các món ăn Việt Nam đặc trưng như
phở. KDL Israel giống như nhiều quốc gia khác khi đến Việt Nam thường có ý muốn thưởng thức đối với những món ăn đặc trưng của người Việt Nam. Khách Israel thường không sử dụng bữa trưa trong lịch trình tour để tối đa thời gian thăm quan, ngắm cảnh và trải nghiệm đời sống tại các điểm đến mặc dù phong tục của người Israel khá coi trọng bữa trưa. Tuy nhiên vì họ có thể sử dụng bữa sáng thay thế và ăn đồ ăn nhẹ vào bữa trưa nên việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như toàn bộ lịch trình của họ kể cả tại các tour trên vùng đồi núi Việt Nam như Sapa, Bắc Hà.
KDL Israel sang Việt Nam thích các món ăn Việt Nam như món cuốn gỏi sống và cuốn chả rán. Họ ít khi đi ăn tại các quán ăn ven đường vì cho rằng không đảm bảo vệ sinh và để tiết kiệm thời gian dành cho thăm thú các điểm đến quan trọng. Một số lượng khách tuân theo nghiêm ngặt các quy tắc về thức ăn kosher hoặc ăn kiêng đơn thuần để đảm bảo vệ sinh cho nên họ ít dành thời gian thưởng thức các món ăn đặc sản vùng miền của Việt Nam trừ các bữa ăn tại khách sạn.
Khách Israel thích tham gia các lớp dạy nấu ăn tại các khách sạn hoặc nhà hàng có mở lớp để học thêm về các món ăn từng vùng miền của Việt Nam như Hà Nội, Hội An và đồng bằng sông Cửu Long. Tại Hà nội, khách thường đăng ký học nấu ăn ở các nhà hàng chuyên phục vụ dịch vụ dạy nấu ăn hoặc các khách sạn có mở thêm dịch vụ này, ở đồng bằng sông Cửu Long là các nhà vườn có
tham gia nấu ăn với người dân. Nhưng tác giả đã phân tích ở phần ẩm thực Israel, một số KDL Israel theo đạo Do thái thuần thành có thói quen ăn uống chặt chẽ theo quy định kosher, tuy nhiên hầu hết KDL Israel đều khá thoải mái trong việc ăn uống, chỉ trừ một số loại thức ăn do kiêng kỵ hoặc không có lợi cho sức khỏe còn lại họ có thể sử dụng hầu hết các thức ăn Việt Nam.
Tuy nhiên sau chương trình du lịch tại Việt Nam thì có đến 81% số KDL Israel được hỏi cho rằng cần phải đưa thức ăn kosher vào các nhà hàng trong chương trình. Số còn lại thì cho rằng không có cũng không ảnh hưởng.
2.2. Thực trạng thu hút KDL Israel đến Việt Nam
2.2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường Israel, xác định thị trường mục tiêu đối với thị trường khách Israel
Để tìm kiếm các thị trường mới có tiềm năng, cơ quan quản lý du lịch Việt Nam là Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có một số hoạt động nghiên cứu thị trường KDL Israel trong khuôn khổ Đề án khai thác thị trường KDL Trung Đông. Ngày 23/12/2014, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã báo cáo đề án nghiên cứu thị trường KDL Trung Đông. Theo báo cáo của Vụ Lữ hành (thuộc Tổng cục Du lịch), Trung Đông là khu vực hình thành nguồn khách lớn của du lịch thế giới. Lượng khách Trung Đông đi du lịch nước ngoài tăng gấp 4,5 lần trong giai đoạn 1990 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân tại khu vực này trong giai đoạn 2000 - 2010 cao nhất thế giới, đạt 9,9% (tốc độ trung bình của cả thế giới là 6,5%).
Trong những năm trở lại đây, lượng KDL từ các quốc gia khu vực Trung Đông đến Việt Nam tuy có tăng theo từng năm nhưng vẫn ở mức thấp. Lượng khách Israel đến Việt Nam chỉ sau Thái Lan mặc dù số lượng chưa nhiều.
Nguyên nhân một phần là do thông tin về du lịch Việt Nam vẫn chưa đến được với thị trường này; giá vé máy bay còn ở mức cao, ít nhà hàng và món ăn phục vụ nhóm KDL theo đạo Do Thái, thủ tục xin visa du lịch tốn nhiều thời gian.
Cũng theo Tổng cục Du lịch, khách từ các nước Trung Đông trong đó có Israel đến Việt Nam chủ yếu theo loại hình tham quan khám phá di sản; một số điểm
đến chính là Hạ Long, Sapa, Hội An, Mỹ Sơn, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… Việt Nam có một số điều kiện thuận lợi thu hút khách từ thị trường này: an ninh, an toàn được đảm bảo; tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách; mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam với Israel.
2.2.2. Các giải pháp đã triển khai nhằm nhằm thu hút KDL Israel
2.2.2.1. Các giải pháp cơ chế, chính sách
Với mục tiêu đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của cả nước, ngành Du lịch đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp thu hút KDL quốc tế đến Việt Nam thông qua việc ban hành chính sách khuyến khích, tạo cơ chế mở rộng cửa đón du khách quốc tế đến Việt Nam, khuyến khích đầu tư du lịch, tạo môi trường pháp lý và xã hội thuận tiện cho việc tiếp đón KDL và kinh doanh du lịch. Hệ quả của việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực bất động sản du lịch của nhà nước Việt Nam, đầu năm 2015 một tỷ phú người Israel tên Igal Ahouvi đã đầu tư 300 triệu đô la vào khu nghỉ dưỡng ALMA tại bãi Dài, Cam Ranh (Khánh Hòa). Tỷ phú Igal Ahouvi cũng được Bộ ngoại giao Việt Nam bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự danh dự của Việt Nam tại thành phố Haifa của Israel. Đây có thể là một mốc quan trọng cho việc thu hút đầu tư và tiếp theo là thu hút nguồn KDL Israel vào Việt Nam.
Giữa ngành du lịch Việt Nam và phía Israel cũng đã có những tiếp xúc rất sớm nhằm đẩy mạnh phát triển trao đổi KDL giữa hai nước. Năm 2000, Phó Tổng cục trưởng tổng cục Du lịch Việt Nam Phạm Từ đã gặp Ngài Walid Mansour – Đại sứ Israel tại Việt Nam để thúc đẩy tiến trình hợp tác về du lịch giữa hai nước. Trước đó vào năm 1996, Việt Nam và Israel đã ký Hiệp định hợp tác du lịch cấp Chính phủ. Nội dung chủ yếu là tăng cường trao đổi đoàn giữa
hai nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh du lịch, trao đổi thông tin, kinh nghiệm; hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đầu tư, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch...
Tháng 5/2009 Việt Nam chính thức mở cửa Đại sứ quan tại thủ đô Tel Aviv, tạo điều kiện thuận lợi cho KDL Israel có cơ hội xin thị thực đến Việt Nam, chấm dứt cảnh phải xin thị thực tại một quốc gia thứ ba hoặc xin duyệt visa cửa khẩu gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho khách.
Nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, vừa qua Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 157/2015/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam theo hướng giảm thu. Điều này sẽ có tác động tốt tới lượng KDL quốc tế nói chung và khách Israel nói riêng khi đến Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam so với các điểm đến khác trong khu vực có mức phí thị thực thấp hơn, thủ tục xin thị thực đơn giản hơn như Thái Lan, Lào và Căm-pu-chia.
2.2.2.2. Giải pháp marketing
Việc thực hiện các giải pháp marketing thu hút KDL Israel đến Việt Nam chưa nhiều. Tuy nhiên, đã có các sự kiện diễn ra theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia về Du lịch như sau:
+ Ngày 24/7/2012, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel phối hợp với Công ty Maman Aviation, đại diện Hãng Hàng không Việt Nam tại Israel và Công ty Thương mại và Du lịch Mekong Việt tổ chức hội thảo “Du lịch Việt Nam: Tiềm năng và Triển vọng”. Hội thảo nhằm góp phần thúc đẩy công tác xúc tiến du lịch và quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tới người dân Israel.
Tham dự hội thảo có đại diện của gần 50 công ty du lịch và lữ hành quốc tế của Israel cùng đông đảo phóng viên địa phương tới đưa tin về hội thảo.
+ Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, trong năm 2015, Tổng cục Du lịch đã tổ chức và tham gia hàng loạt sự kiện xúc tiến du lịch ở nước ngoài nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế, trong đó đáng chú ý là tham dự Hội chợ ITB Asia ở Singapore; Hội chợ du lịch thế giới (WTM) tại Anh; Hội chợ du lịch Thành Đô tại Trung Quốc. Thông qua việc tham dự các sự kiện này, du lịch Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp và KDL Israel, bước đầu làm tiền đề cho các hoạt động thu hút khách Israel sau này.
+ Song song với các hoạt động xúc tiến tuy không nhiều của các cơ quan quản lý ngành, ngoại giao cấp nhà nước, một số doanh nghiệp du lịch trong nước cũng đã nỗ lực tìm các biện pháp thu hút nguồn khách Israel đến Việt Nam dù các biện pháp chỉ mang tính đơn lẻ và yếu ớt. Các biện pháp của các công ty chủ yếu là quảng cáo sản phẩm du lịch trên hệ thống internet và các mối quan hệ sẵn có từ trước.