các kênh truyền thông thông tin nhằm thúc đẩy hơn nữa lượng khách Israel vào Việt Nam.
Cần phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Tel Aviv, các Hội tu nghiệp sinh Việt Nam tại Israel và Vietnam Airlines nhằm khuyến khích mỗi sinh viên Việt Nam có thể chủ động giới thiệu về Du lịch Việt Nam thông qua các sự kiện giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Israel tại Israel. Tổng cục Du lịch sẽ hỗ trợ các thông tin và phương tiện quảng bá thông qua cung cấp các posters, tờ rơi, đĩa CD cho Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc gửi trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân từ Việt Nam nếu có nhu cầu và đề nghị. Các poster tờ rơi và đĩa CD nhất định phải có các trang thông tin bằng tiếng Hebrew. Điều này để nhằm gây cảm tình với du khách Israel và hơn nữa để chứng tỏ chúng ta cũng sử dụng văn hóa và ngôn ngữ như là một biện pháp trong xúc tiến thu hút KDL.
Cần đầu tư, nâng cấp website quảng bá xúc tiến du lịch nhằm tập trung quảng bá các sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa-lịch sử và du lịch sinh thái gắn với cộng đồng nhằm thu hút KDL quốc tế nói chung, KDL Israel nói riêng. Nội dung các trang thông tin cần phát huy các yếu tố được coi là điểm mạnh của Du lịch Việt Nam đối với thị trường KDL Israel, bao gồm: Ổn định chính trị, sự thân thiện, phong cảnh thiên nhiên, khu du lịch biển, bản sắc văn hóa, món ăn, khí hậu/thời tiết đa dạng, bề dày lịch sử truyền thống, nhiều di sản thế giới tự nhiên và văn hóa, vật thể và phi vật thể. Cần cân nhắc lập một website giới thiệu du lịch Việt Nam bằng một nhóm ngôn ngữ Trung Đông như tiếng Ả-rập và tiếng Hebrew và lập các tài khoản mạng xã hội như facebook, twitter để quảng bá rộng rãi hình ảnh
đất nước và con người Việt Nam. Để quảng bá một cách có hiệu quả qua kênh thông tin các trang mạng xã hội và trang web xúc tiến du lịch, cần có ngân sách tài chính phù hợp nhằm hỗ trợ tốt nhất các yêu cầu về marketing online – hình thức rất phổ biến hiện nay trên thế giới, đặc biệt trong quá trình cạnh tranh của các điểm đến thông qua internet. Chúng ta cần phải có những động thái chủ động hơn nữa trong lĩnh vực này nếu không sẽ khó cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực và trên tầm thế giới, đặc biệt khi mà thị trường khách chúng ta đang nghiên cứu tìm hiểu và khai thác là Israel – một đất nước sử dụng internet phổ biến.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm thị trường KDL Israel, nghiên cứu dụ báo xu hướng biến động của nguồn khách Israel đi du lịch nước ngoài và đến Việt Nam, kinh nghiệm phục vụ khách Israel của chính tác giả trong 10 năm qua, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút hiệu quả thị trường khách Israel đến Việt Nam và kiến nghị đến cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch một số nội dung nhằm thực hiện các giải pháp đó, góp phần thúc đẩy thu hút KDL Israel đến Việt Nam. Tác giả mong muốn những giải pháp và kiến nghị này được thực hiện để tạo tiền đề cho các công ty lữ hành, doanh nghiệp lưu trú, ăn uống có cơ hội nhiều hơn trong việc phục vụ KDL Israel, đa dạng nguồn khách hơn nữa trong bối cảnh biến động về nguồn KDL đến Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Đánh Giá Chung Của Kdl Israel Về Chuyến Đi Việt
- Cơ Sở Cho Các Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Việc Thu Hút Khách Israel Đến Việt Nam
- Nhóm Giải Pháp Về Xúc Tiến, Quảng Bá
- Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách du lịch Israel đến Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Israel là quốc gia có nền kinh tế phát triển, là một trong 36 quốc gia thành viên của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Công dân Israel có nhu cầu đi du lịch nước ngoài cao và có khả năng chi trả tốt. Do vậy, mặc dù Israel có số dân không đông song cũng là một thị trường tiềm năng cho nhiều điểm đến du lịch trên thế giới.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, số lượng khách Israel đến Việt Nam tăng đều đặn từ 3% đến 12 %, mặc dù vậy số lượng KDL Israel vào Việt Nam còn quá ít so với khách Israel đi du lịch nước ngoài. So sánh với Thái lan là điểm đến cùng khu vực với nước ta, hàng năm họ cũng đón 130.000 lượt KDL Israel.
Việt Nam có điều kiện tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phù hợp với nhu cầu của du khách Israel, có tình hình chính trị an ninh ổn định, con người Việt Nam thân thiện, không thành kiến nhưng đến giờ kết quả vẫn chưa hoàn toàn tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân một phần là do ngành du lịch và các donh nghiệp du lịch chưa nắm rõ được các đặc điểm của thị trường du lịch Israel, chú chú trọng đúng mức tới các thị trường có số dân ít so với các thị trường truyền thống có số dân đông. Chúng ta cũng chưa có đầy đủ các giải pháp để phát triển đồng bộ ngành du lịch để sẵn sàng đón tiếp các thị trường cấp cao và không phải là thị trường truyền thống.
Tiềm năng và một số giải pháp thu hút KDL Israel tới Việt Nam là công trình nghiên cứu dựa trên những khảo sát về thực trang tiếp đón khách Israel, thực trạng số liệu thu thập từ các cơ quan nghiên cứu và thống kê từ đó đưa ra những biện pháp đề xuất nhằm thu hút nhiều KDL Israel hơn nữa đến Việt Nam.
Để giải quyết các vấn đề trên, tác giả đã tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
1. Tổng hợp các đặc điểm của thị trường khách Israel một cách có hệ thống, trên cơ sở tham khảo các nguồn thông dữ liệu đáng tin cậy về phong tục tập quan, đặc điểm tâm lý, thói quen tiêu dùng, tôn giáo Do thái, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội tác động đến động cơ đi du lịch nước ngoài của người Israel.
2. Tập trung nghiên cứu đặc điểm của thị trường KDL Israel vào Việt Nam , các đánh giá của du khách Israel đối với điểm đến Việt Nam, thực trạng phục vụ và hiện trạng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách Israel giai đoạn từ 2005 đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận thị trường này nhằm tiến tới đưa ra giải pháp tốt hơn cho hoạt động thu hút KDL Israel.
3. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút thị trường khách Israel đến Việt Nam thông qua phân tích các cơ hội, thách thức, thuận lợi và khó khăn. Trong đó nhấn mạnh đến xu thế chung của du lịch toàn cầu, phân tích một vài đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc tiếp đón khách Israel.
4. Để nghiên cứu đặc điểm thị trường KDL Israel, tác giả luận văn đã thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu nước ngoài, từ các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước. Về mặt thực trạng khai thác, tác giả dựa vào 2 nguồn số liệu: nguồn số liệu sơ cấp từ 357 phiếu điều tra KDL Israel của tác giả, nguồn thông tin thứ cấp từ 29 phiếu của Tổng cục Thống kê Việt Nam nghiên cứu về chi tiêu du lịch của khách nước ngoài tại
Việt Nam năm 2013. Các thông tin được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, được xử lý và phân tích theo phương pháp khoa học. Vì vậy các nhận xét đưa ra đều mang tính hệ thống, khoa học và thống nhất. Từ các nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực tiễn, các giải pháp đưa ra nhằm thu hút thị trường KDL Israel của tác giả là có căn cứ khoa học, có thể áp dụng được vào tình hình thực tế. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, các giải pháp tác giả đưa ra trong luận văn chưa đầy đủ nhưng về cơ bản đó là những giải pháp chủ yếu trong việc thu hút thị trường KDL Israel.
Tác giả cũng hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu cũng như các đề xuất giải pháp và kiến nghị sẽ được áp dụng vào thực tiễn góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch nước ta. Tác giả cũng hy vọng luận văn này là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý du lịch, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, học viên và sinh viên đang tìm hiểu về thị trường khách nói chung và thị trường Israel nói riêng.
Để hoàn thành được luận văn này, tác giả đã nhân được sự giúp đỡ của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành tới PGS. TS. Trần Đức Thanh, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Du lịch đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành được luận văn của mình. Chân thành cảm ơn các cán bộ công tác tại Cục xúc tiến Du lịch Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam đã giúp đỡ cung cấp thông tin và số liệu tham khảo. Xin cảm ơn gia đình, cơ quan và bạn bè đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành được luận văn đúng theo tiến độ và yêu cầu.
Với thời gian và khả năng có hạn cùng một só điều kiện khách quan, luận văn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Kính mong các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm tới đề tài này góp ý với tác giả để tác giả có thể hoàn thiện nghiên cứu của mình trong một tương lai không xa.
Hà Nội, tháng 9 năm 2015 Tác giả
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trịnh Xuân Dũng (2004), Tâm lý du lịch, Giáo trình, NXB Văn hóa Thông tin
2. Trần Minh Đạo (1996), Giáo trình marketing cơ bản, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội
3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Eran Katz (2011), Trí tuệ Do thái (Phương Oanh dịch). NXB Lao động – Xã hội
5. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản (Phan Thăng, Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến dịch). NXB Lao động – Xã hội
6. Nguyễn Hiến Lê (1994), Bài học Israel, NXB Văn hóa Thông tin
7. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Lưu Quảng Vân (2015), Người Do thái và những bài học thành công (Lê Hải Vân dịch). NXB Lao Động
9. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa, Trần Thị Minh Hòa (2008),
Marketing du lịch, NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
10.Saul Singer, Dan Senor (2014), Quốc gia khởi nghiệp (Trí Vương dịch).
NXB Thế giới