Cơ Sở Cho Các Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Việc Thu Hút Khách Israel Đến Việt Nam


Tiểu kết chương 2


Trong chương 2, tác giả đã khái quát đặc điểm của thị trường KDL Israel nói chung và tập trung nghiên cứu thị trường KDL Israel đến Việt Nam và thực trạng các hoạt động thu hút KDL Israel đến Việt Nam thông qua kết quả điều tra của chính tác giả và các số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, của một số công ty lữ hành đón khách Israel. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu các đặc điểm nhân khẩu của thị trường KDLIsrael đến Việt Nam, các đặc điểm tiêu dùng trong đó tìm hiểu kỹ các vấn đề như độ dài chuyến đi, cơ cấu chi tiêu, kênh tìm kiếm thông tin du lịch phố biến, sở thích ẩm thực, sở thích điểm đến, sở thích tiêu dùng của thị trường khách Israel để từ đó có cái nhìn chính xác hơn, nắm bắt được những nét chủ đạo của thị trường khách Israel từ đó giúp cho tác giả có những đề xuất giải pháp thúc đẩy thu hút nguồn KDL Israel đến Việt Nam ở chương kế tiếp.

Tác giả cũng đã tìm hiểu thực trạng các hoạt động thu hút KDL Israel đến Việt Nam để từ đó đề xuất các giải pháp thu hút KDL Israel đến Việt Nam. Mặc dù các giải pháp thu hút KDL Israel do cơ quan quản lý Du lịch Việt Nam chưa được triển khai nhiều, nhưng đã có một số hoạt động diễn ra thể hiện sự quan tâm của Du lịch Việt Nam tới thị trường KDL Israel - một thị trường tiềm năng, góp phần nâng cao số lượng khách quốc tế tới Việt Nam, góp phẩn khai thác các thị trường phi truyền thống. Thực tế này đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam yêu cầu phải thực hiện các hoạt động thu hút KDL Israel mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa nhằm tận dụng hiệu ứng tích cực do du lịch mang lại từ thị trường khách giàu tiềm năng Israel.


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KDL ISRAEL

ĐẾN VIỆT NAM.


3.1. Cơ sở cho các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút khách Israel đến Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

3.1.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Israel


Nghiên cứu thị trường khách du lịch Israel và một số giải pháp thu hút khách du lịch Israel đến Việt Nam - 11

Năm 1946, ngài David Ben-Gurion sau này là thủ tướng của Nhà nước Israel và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở tại cùng một khách sạn ở Paris và họ đã có những mối liên hệ bạn bè. Hồ Chí Minh đã mời Ben Gurion đến Việt Nam sống tại Việt Nam trong thời gian chờ ngày phục quốc. Ngài Ben Gurion đã từ chối và nói với Hồ Chí Minh: "Tôi chắc chắn chúng tôi sẽ thành lập được một Chính phủ Do Thái ở Palestine".

Việt Nam và Israel đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12 tháng 7 năm 1993. Israel đã mở đại sứ quán tại Hà Nội tháng 12 năm 1993. Tuy nhiên đến ngày 8 tháng 7 năm 2009 thì Việt Nam mới có Đại sứ quán tại thủ đô Tel Aviv. Trước đó, Đại sức quán Việt Nam tại Ai Cập làm công tác kiêm nhiệm sứ quán và lãnh sự của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.

Từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao cấp nhà nước, hai nước Việt Nam và Israel đã thường xuyên có những chuyến thăm lẫn nhau ở nhiều cấp và đã củng cố sự hợp tác trên các lĩnh vực như thương mại, giáo dục, văn hóa, nông nghiệp và hợp tác kỹ thuật. Những chuyến thăm của chính phủ Israel sang Việt Nam thường đưa theo nhiều đoàn các doanh nhân, các học giả, nhà báo, nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhân viên pháp lý chứng tỏ nhà nước Israel rất muốn có sự hợp tác toàn diện với nước ta.


3.1.2. Tiềm năng quan hệ thương mại Việt Nam – Israel


Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam và Israel được thành lập theo Nghị định thư thành lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Israel (4/2013) đặt ra mục tiêu thúc đẩy giá trị trao đổi thương mại hai chiều lên 2 tỉ USD vào năm 2016 và tiếp tục tham vấn lẫn nhau về hiệp định thương mại tự do song phương FTA, cùng nhau xây dựng cơ chế phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đôi bên hợp tác chặt chẽ hơn trong việc sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo. Năm 2009, hai nước đã có một số thỏa thuận được ký kết trên lĩnh vực kinh tế và thương mại như: Hiệp định khung hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp và thương mại (1996); Hiệp định hợp tác du lịch (1996); Hiệp định hợp tác nông nghiệp (1997); Tháng 8 năm 2004, Israel và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Thương mại, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho thương mại tiếp tục phát triển.; Hiệp định hợp tác vận tải hàng không. (Tháng 6/2007); Nghị định thư hợp tác tài chính giữa Israel và Việt Nam (2007); Hiệp định bổ sung cho Nghị định thư hợp tác tài chính (tháng 10/2007) trị giá 150 triệu USD); Hiệp định bổ sung tài chính (11/2011) trị giá 100 triệu USD) cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác kinh doanh với các đối tác Israel; Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (2009); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và chống trốn thuế đối với thuế thu nhập và tài sản; Bản Ghi nhớ giữa hai Bộ KH & CN về hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ (2009); Thỏa thuận về bảo mật thông tin giữa hai Bộ Quốc phòng, Hiệp định bổ sung tài chính; Hiệp định vận tải biển, Văn bản bổ sung Nghị định thư hợp tác Tài chính và Văn kiện hợp tác về Vận tải Biển 2010, 2011; Thoả thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn các Phòng Thương mại và Liên đoàn các Tổ chức Kinh tế Israel (2011); Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực


thú y và kiểm dịch động vật (5/2012-Việt Nam đã phê duyệt); Nghị định thư thành lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Israel (4/2013)

Năm 2013, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam và nguồn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Israel đạt 605,3 triệu USD, tăng 38,15%. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 400.6 triệu USD, tăng 43,45%, nhập khẩu từ Israel đạt 204,7 triệu USD, tăng 28,84% so với cùng kỳ năm trước. Hai bên đặt ra mục tiêu thúc đẩy giá trị trao đổi thương mại hai chiều lên 2 tỉ USD vào năm 2016.

3.1.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường KDL Israel của du lịch Việt Nam


Mặc dù hiện nay Israel chưa phải là thị trường gửi khách quốc tế hàng đầu đến Việt Nam, tuy nhiên trong vài năm gần đây các doanh nghiệp lữ hành cũng như khách sạn đang xem đây là thị trường đầy tiềm năng .

Đối với việc tiếp đón KDL Israel, có một thuận lợi rất lớn đó là hầu hết các đoàn KDL Israel đều có thể sử dụng hướng dẫn viên tiếng Anh vì tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thứ hai tại Israel. Như vậy đối với một thị trường khá mới, giàu tiềm năng như Israel chúng ta không phải chuẩn bị nguồn lực hướng dẫn viên như đối với các thị trường khác như Nhật, Nga...

Về các địa điểm lưu trú, theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2015 tại Việt Nam hiện có hơn 18.000 cơ sở lưu trú với hợn 355.000 phòng trong đó có 79 khách sạn 5 sao, 194 khách sạn 4 sao, 395 khách sạn 3 sao và các loại khác từ 2 sao trở xuống. Với số lượng khách sạn trên, cùng với việc phục vụ các nguồn khách quốc tịch khác, có thể đủ điều kiện để phục vụ khách Israel bởi khách Israel cũng thường lựa chọn các điểm đến phổ biến trong các chương trình du lịch truyền thống. KDL Israel nói chung trong đó bao gồm các nhóm


khách có khả năng chi trả cao và nhóm KDL tự do đều có những sở thích đối với một số điểm nhất định tại Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng người Israel khá bảo thủ khi lựa chọn các điểm du lịch. Họ thường dựa theo kinh nghiệm của người khác truyền lại. Các địa điểm như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Sapa, Đà Nẵng, Hội An, Huế, Cần Thơ đều có cơ sở vật chất phục vụ ăn nghỉ cho khách Israel tốt. Có nhược điểm là tại các điểm du lịch phổ biến cho khách Israel như Hạ Long, Sapa, Cần Thơ, Châu Đốc, chưa có khách sạn xếp hạng 5 sao hoặc theo tiêu chuẩn cao cấp của quốc tế. Hiện tại các thành phố Sapa, Cần Thơ, Châu Đốc chỉ có các khách sạn 4 sao của hệ thống khách sạn Victoria là có thể phục vụ được phân nhóm thị trường khách cao cấp Israel. Hội An cũng chỉ có 1 khách sạn xếp hạng 5 sao là Golden Sand Resort tuy nhiên theo đánh giá của khách thì khách sạn này cũng tương tự như hệ thống Victoria. Tại Bắc Hà (Lào Cai), một điểm du lịch rất được khách Israel ưa thích lại chỉ có một khách sạn tiêu chuẩn 3 sao và các nhà nghỉ. Du lịch qua Bắc Hà thăm thường phải vòng về Sapa nghỉ đêm. Tại Hạ Long, chỉ có khách sạn Novotel Hạ Long tiêu chuẩn 4 sao của tập đoàn khách sạn quốc tế Accor là đủ năng lực phục vụ khách cao cấp Israel.

Đối với một số tuyến du lịch phổ biến trong các lựa chọn du lịch của KDL Israel thì Hà Nội – Sapa là tuyến du lịch được ưa thích nhất mặc du trước đây tuyến đường sắt chạy ban đêm Hà Nội – Lào Cai không được khách Israel đánh giá cao. Hiện nay tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đã được đưa vào sử dụng khiến các hãng lữ hành trong nước và quốc tế có thêm lựa chọn cho khách khi chào các chương trình Sapa, Bắc Hà mà không phải lo lắng vấn đề đặt chỗ tàu hỏa hoặc các bất cập trên các chuyến tàu đêm. Thời gian đi lại cũng rút ngắn hơn rất nhiều.

Hệ thống các nhà hàng phục vụ KDL quốc tế nói chung đều có thể phục vụ được khách Israel. Tại một số địa phương, các nhà hàng và khách sạn thường có xu hướng nhầm khách Israel với khách Hồi giao nên cho rằng việc ăn uống


của khách Israel cũng rất khó khăn. Tuy nhiên KDL Israel cũng khá thoải mái trong việc ăn uống trừ một số lưu ý đặc biệt vào những ngày lễ đặc biệt. Tại Việt Nam hiện nay đã có 2 nhà Chabad – nơi sinh hoạt tôn giáo và ẩm thực cho người Israel theo đạo Do Thái. Một ở thành phố Hồ Chí Minh và một ở thành phố Hà Nội. Có thể nói việc hoạt động của hai Chabad này tạo điều kiện rất thuận lợi cho khách Israel mộ đạo trong những dịp lễ trọng của người Do thái khi vấn đề theo giới luật ẩm thực và cầu nguyện quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.

Về các thủ tục xuất nhập cảnh, mặc dù KDL Israel không được miễn thị thực nhập cảnh nhưng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam cũng không có phân biệt lớn đối với thị trường khách này. Vì Israel nằm trong khu vực Trung Đông – khu vực tập trung chủ yếu là các nước Hồi Giáo và dân số Israel cũng có một bộ phận người theo đạo Hồi nên khách mang quốc tích Israel thường cũng được quan tâm đặc biệt hơn. Tuy nhiên khách Israel lại có một số thuận lợi hơn – nhất là đối với nhóm khách lớn tuổi vì họ thường được mang nhiều hơn một quốc tịch, phổ biến là mang theo hộ chiếu Mỹ, Nga, Ba Lan. Vì vậy nhóm khách này được nằm trong diện miễn thị thực nếu mang hộ chiếu Nga hoặc trong các nước thuộc diện được miễn thị thực khi vào Việt Nam. Đối với công dân Israel có mang hộ chiếu ngoại giao được miễn thị thực nếu ở Việt Nam không quá 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

3.2. Giải pháp thu hút KDL Israel đến Việt Nam


3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách.


Thông qua cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, Tổng cục Du lịch và BộVăn hóa Thể thao và Du lịch cần tăng cường phối hợp liên ngành nhằm giải quyết những vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của nhà nước về thị trường KDL Israel nói riêng và thị trường khách quốc tế nói


chung; cải tiến quy trình cấp visa tại cửa khẩu, hướng tới việc KDL có thể xin cấp và được cấp visa ngay tại cửa khẩu hoặc visa trực tuyến (E-visa), xây dựng lộ trình miễn visa cho công dân có hộ chiếu Israel vào Việt Nam. Cần phát huy những điểm mạnh của du lịch Việt Nam như sự ổn định chính trị, sự thân thiện, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp, khu du lịch biển trải dài cả nước đặc trưng của miền nhiệt đới, bản sắc văn hóa đa dạng đầy màu sắc, nền ẩm thực độc đáo, lịch sử nghìn năm, các di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh. Đồng thời cũng hạn chế các nhược điểm cần khắc phục như hạ tầng kém, công trình kiến trúc không được bảo tồn tốt, các dịch vụ phụ trợ như dịch vụ y tế cho KDL còn rất non kém.

Không có sự đột phá mới về sản phẩm du lịch. Tất cả những yêu cầu trên cần phải có một chính sách đồng bộ, xuyên suốt và có hiệu quả nhằm quản lý, khai thác tốt và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cùng các thế mạnh của du lịch Việt Nam đối với KDL nói chung và khách Israel nói riêng.

Trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với du lịch và KDL đã và đang tạo đà cho phát triển, cần phải có sự phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, các hãng hàng không và các cơ quan truyền thông trong nước thông tin rõ ràng về chính sách mở cửa và các quy định về xuất nhập cảnh của Việt Nam đối với du khách Israel.

Việt Nam cũng cần phải phối hợp với Thái Lan, Lào và Căm-pu-chia và Myanmar để KDL Israel đến các nước này đi du lịch chuyển tiếp đến Việt Nam hoặc ngược lại hình thành lợi ích trao đổi. Cần xây dựng các sản phẩm liên hợp tiếp nối chuyến và có cơ chế chính sách tốt cho các chương trình du lịch liên kết ba nước Đông Dương.


Phối hợp với Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), đặc biệt là bộ phận lưu trữ thông tin về công dân nước ngoài vào Việt Nam để có thông tin đầy đủ, chính xác về lứa tuổi, nghề nghiệp, mục đích, điểm đến của KDL Israel đến Việt Nam, từ đó có thể đánh giá đầy đủ về thị trường mới và đầy tiềm năng này từ đó có chương trình hành động phù hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển nguồn khách.

Phối hợp với Vietnam Airlines và các hãng hàng không liên kết như El Ah Airlines (Isrsel), Thai Airways (Thái Lan) tìm hiểu sâu hơn về các xu hướng của thị trường KDL Israel kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau tổ chức các sự kiện xúc tiến quảng bá quy mô vùng và quốc tế nhằm tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả.

Phối hợp với cơ quan du lịch quốc gia Israel, Bộ Ngoại giao Israel và các cơ quan hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật của hai nước để tổ chức các hoạt động giới thiệu hình ảnh con người và đất nước Việt Nam tại Israel.

Nghiên cứu khả năng thành lập Văn phòng Đại diện Du lịch Việt Nam tại khu vực Trung Đông giai đoạn 2020-2030 nhằm tiếp cận thị trường du lịch Israel nói riêng và Trung Đông nói chung.

3.2.2. Giải pháp marketing


3.2.2.1. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch


Các lợi thế và ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam hiện nay (du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái phù hợp với thị hiếu du lịch của KDL Israel. Về loại hình cụ thể, nên tập trung sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển nhiệt đới cao cấp gắn với các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới cùng với văn hóa địa phương. Đây là loạt sản phẩm mà người Israel – đặc biệt là phân khúc thị trường cao cấp quan tâm vì họ vừa có như cầu thưởng thức dịch vụ cao cấp, vừa được tìm hiểu văn hóa địa phương và trải nghiệm khí hậu nhiệt đới

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí