Mô Hình Hồi Quy Và Đo Lường Biến Trong Mô Hình


Trình độ chuyên môn của BKS (CHUYENMON_BKS)


Ran và cộng sự (2014) đánh giá cao ảnh hưởng tích cực của BKS có chuyên môn kế toán, tài chính lên CLTT kế toán. Bằng sự am hiểu trong lĩnh vực chuyên môn, các thành viên BKS được kỳ vọng sẽ phát hiện điểm yếu hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó giúp nâng cao CLTT kế toán. Với luận điểm này, tác giả đề xuất giả thuyết H12:

Giả thuyết H12: Công ty có tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính kế toán càng cao thì CLTT kế toán càng cao.

Giới tính BKS (GIOITINH_BKS)


Nghiên cứu của Ran và cộng sự (2014) cho thấy sự tham gia của nữ giới trong BKS có tác động tích cực tới CLTT kế toán. Điều này được lý giải rằng các thành viên nữ trong BKS thường được đánh giá cao trong vai trò giám sát. Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết H13:

Giả thuyết H13: Công ty có tỷ lệ thành viên nữ trong BKS càng lớn thì CLTT kế toán càng cao.

3.3. Mô hình hồi quy và đo lường biến trong mô hình


3.3.1. Mô hình hồi quy


Từ các giả thuyết đề xuất tại mục 3.2, để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố QTCT tới CLTT kế toán, Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu chung là Mô hình (1):


CHATLUONG_TTKTi,t =

+ CAUTRUC_SOHUUi,t + DACDIEM_HDQTi,t +

0 1 2

DACDIEM_BKSi,t + BIEN_KIEM_SOATi,t + εi,t (1)

3 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 12

Trong đó:


CHATLUONG_TTKTi,t: CLTT kế toán CAUTRUC_SOHUUi,t: Cấu trúc sở hữu DACDIEM_HDQTi,t: Đặc điểm của HĐQT DACDIEM_BKSi,t: Đặc điểm của BKS


BIEN_KIEM_SOATi,t: Các biến kiểm soát

0

: Hệ số chặn



,

1 2,

3: Các hệ số


εi,t: Phần dư

Để làm rõ các biến độc lập và biến phụ thuộc, Mô hình (1) được cụ thể hóa bằng

Mô hình (2) như sau:


CHATLUONG_TTKTi,t

= + SH_NHANUOCi,t + SH_TOCHUCi,t +

0 1 2

SH_BGDi,t + QUYMO_HDQTi,t + DOCLAP_HDQTi,t +

3 4 5

KIEMNHIEM_HDQTi,t + THAMNIEN_HDQTi,t +

6 7

CHUYENMON_HDQTi,t + GIOITINH_HDQTi,t +

8 9

QUYMO_BKSi,t+ THAMNIEN_BKSi,t +

10 11

CHUYENMON_BKSi,t + GIOITINH_BKSi,t +

12 13

BIEN_KIEM_SOATi,t + εi,t (2)

14

Trong đó:


CHATLUONG_TTKTi,t: CLTT kế toán, đo lường bằng QTCT trên cơ sở dồn tích hoặc đo lường bằng khả năng phát sinh sai sót trên BCTC, nhận giá trị bằng 1 nếu có sai sót, nhận giá trị bằng 0 nếu không có sai sót.

SH_NHANUOCi,t, SH_TOCHUCi,t, SH_BGDi,t, QUYMO_HDQTi,t, DOCLAP_HDQTi,t, KIEMNHIEM_HDQTi,t, GIOITINH_HDQTi,t,,THAMNIEN_HDQTi,t, CHUYENMON_HDQTi,t, GIOITINH_HDQTi,t, QUYMO_BKSi,t, THAMNIEN_BKSi,t, CHUYENMON_BKSi,t,

GIOITINH_BKSi,t lần lượt là sở hữu Nhà nước, sở hữu cổ đông tổ chức, sở hữu BGĐ, quy mô, tính độc lập, tính kiêm nhiệm, thâm niên, giới tính, trình độ chuyên môn HĐQT, quy mô, thâm niên, chuyên môn và giới tính BKS

BIEN_KIEM_SOATi,t: Các biến kiểm soát

0

: Hệ số chặn



,

1 2,

14: Các hệ số


εi,t: Phần dư

3.3.2. Đo lường biến trong mô hình


3.3.2.1. Đo lường biến phụ thuộc


Đo lường biến phụ thuộc CLTT kế toán theo quản trị lợi nhuận trên cơ sở

dồn tích


Luận án sử dụng thước đo quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích để đo lường CLTT kế toán trong mối quan hệ ngược chiều. Theo đó, CLTT kế toán được đánh giá tốt khi doanh nghiệp hạn chế hiện tượng quản trị lợi nhuận. Trong đó, mức độ quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích được xác định bằng giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích bất thường. Trong Luận án, tác giả sử dụng ba cách tính giá trị của các khoản dồn tích theo mô hình Jones (1991), mô hình của Dechow và cộng sự (1995), và mô hình của Kothari và cộng sự (2005). Đây là ba mô hình được ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu về CLTT kế toán.

Đo lường quản trị lợi nhuận bằng cách tính các khoản dồn tích bất thường theo mô hình Jones (1991)

Nghiên cứu của Jones (1991) được coi là nghiên cứu nền tảng trong việc xác định dồn tích bất thường, là cơ sở xác định thước đo mức độ thao túng lợi nhuận. Theo đó, các khoản dồn tích được chia thành hai phần: phần dồn tích thông thường và phần dồn tích bất thường.

TAi,t= NDAi,t + DAi,t (3)

Trong đó:


TAi,t: Tổng các khoản dồn tích; NDAi,t: Khoản dồn tích thông thường; DAi,t: Khoản dồn tích bất thường;

Tổng các khoản dồn tích là chênh lệch giữa thu nhập và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, theo Becker (1998), tính như sau:

TAi,t = (NOPi,t − CFOi,t )/Asseti,t−1 (4)


Trong đó:


TAi,t: Tổng các khoản dồn tích của doanh nghiệp i vào năm t

NOPi,t: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp i năm t

CFOi,t: là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp i vào năm t

Asseti,t−1: là tài sản đầu kỳ của doanh nghiệp i vào năm t

Như vậy để xác định được các khoản dồn tích bất thường (DA) cần tính được giá trị của các khoản dồn tích thông thường (NDA). Jones (1991) cho rằng khối lượng đầu tư tăng bắt buộc kéo theo tài sản vận hành tăng, do vậy làm tăng các khoản dồn tích, đây là khoản dồn tích thông thường. Vì vậy, tổng các khoản dồn tích tùy thuộc vào tài sản cố định và sự thay đổi doanh thu trong mỗi ngành nghề, như trong Mô hình 5:


TA = α

1 + α ∆REVi,t + α

PPEi,t


+ ε (5)

i,t


Trong đó:

1 Asseti,t−1

2 Asseti,t−1

3 Asseti,t−1

i,t


TAi,t: là tổng các khoản dồn tích được tính bởi công thức (4); Asseti,t-1 là tài sản đầu kỳ;

∆REVi,t là thay đổi doanh thu; PPEi,t là tổng tài sản cố định.

Mô hình Jones (1991) (Mô hình 5) được ước lượng với các doanh nghiệp trong cùng ngành và cùng năm (mỗi ước lượng đòi hỏi tối thiểu có 15 quan sát). Việc phân ngành trong Luận án được thực hiện theo phân ngành Cấp 1 theo chuẩn phân ngành quốc tế - ICB (Industry Classification Benchmark). Giá trị ước lượng của tổng các khoản dồn tích tính dựa trên Mô hình 5 chính là ước lượng của các khoản dồn tích thông thường (NDA) theo ngành và năm. Chênh lệch giữa tổng các khoản dồn tích với các khoản dồn tích thông thường chính là các khoản dồn tích bất thường. Vì quản trị lợi nhuận là hành vi điều chỉnh lợi nhuận nên việc điều chỉnh tăng hay giảm, đồng nghĩa với biến dồn tích có thể mang giá trị âm hay dương, đều thể hiện sự can thiệp điều chỉnh lên BCTC. Do vậy giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích bất thường được


tính từ Mô hình 5 (ký hiệu là QTLN_1) là thước đo phù hợp được sử dụng đo lường của mức độ thao túng lợi nhuận, giá trị này càng lớn thì mức độ quản trị lợi nhuận càng cao.

Đo lường quản trị lợi nhuận bằng cách tính các khoản dồn tích bất thường theo mô hình của Dechow và cộng sự (1995)

Theo Dechow và cộng sự (1995), có thể điều chỉnh doanh thu bằng cách gia tăng bán hàng trả chậm hơn mức bình thường. Điều này làm tăng doanh thu và tổng các khoản dồn tích thông qua việc tăng các khoản phải thu nhưng lại đặt nghi vấn về việc liệu doanh nghiệp có thể thu được tiền từ các khoản bán hàng trả chậm đó không. Để khắc phục vấn đề này, Dechow và cộng sự (1995) đề xuất mô hình điều chỉnh bằng cách bổ sung phần tăng giảm các khoản phải thu so với Mô hình 5, sau đó ước lượng các khoản dồn tích bất thường (QTLN_2) như trong nghiên cứu của Jones (1991).


TA = α

1 + α ∆REVi,t − ∆RECi,t + α

PPEi,t


+ ε (6)


Trong đó:

i,t

1 Asseti,t−1 2

Asseti,t−1

3 Asseti,t−1

i,t


TAi,t: là tổng các khoản dồn tích được tính bởi công thức (4); Asseti,t-1 là tài sản đầu kỳ;

∆REVi,t là thay đổi doanh thu;


∆RECi,t: Thay đổi các khoản nợ phải thu; PPEi,t là tổng tài sản cố định.

Đo lường quản trị lợi nhuận bằng cách tính các khoản dồn tích bất thường theo mô hình của Kothari và cộng sự (2005)

Kothari và cộng sự (2005) cho rằng để ước lượng các khoản dồn tích tin cậy hơn cần kiểm soát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên đã đề xuất đưa biến ROA vào mô hình Dechow và cộng sự (1995) nhằm xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biến kế toán dồn tích và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Sau đó, việc xác định


các khoản dồn tích bất thường (QTLN_3) được thực hiện tương tự trong nghiên cứu của Jones (1991).


TA = β

1 + β ∆REVi,t − ∆RECi,t + β

PPEi,t


+ β ROA


+ ε (7)

i,t

1 Asseti,t−1 2

Asseti,t−1

3 Asseti,t−1 4

i,t

i,t


Trong đó:


TAi,t: là tổng các khoản dồn tích được tính bởi công thức (4); Asseti,t-1 là tài sản đầu kỳ;

∆REVi,t là thay đổi doanh thu;


∆RECi,t: Thay đổi các khoản nợ phải thu; PPEi,t: là tổng tài sản cố định.

ROAi,t: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp

Như vậy, từ việc hồi quy 3 mô hình (5), (6), (7), các khoản dồn tích bất thường QTLN_1, QTLN_2, QTLN_3 được ước lượng, đo lường cho mức độ quản trị lợi nhuận. Quản trị lợi nhuận tương quan nghịch chiều với CLTT kế toán, do vậy QTLN_1, QTLN_2, QTLN_3 càng thấp, càng thể hiện doanh nghiệp có CLTT kế toán tốt.

Đo lường biến phụ thuộc CLTT kế toán theo sai sót trên BCTC


Bên cạnh thước đo quản trị lợi nhuận, Luận án sử dụng kết hợp sai sót trên BCTC làm thước đo cho CLTT kế toán trong mối quan hệ ngược chiều. Theo đó, CLTT kế toán được đánh giá tốt khi doanh nghiệp hạn chế hiện tượng sai sót BCTC. IASB và FASB định nghĩa, thông tin kế toán được coi là trình bày trung thực khi không có sai sót trọng yếu, do đó sai sót trên BCTC thường được các nghiên cứu đo lường thông qua việc xác định mức trọng yếu. Nghiên cứu của Kinney (1994) cũng như hướng dẫn của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho rằng nếu tỷ lệ giữa giá trị sai sót và lợi nhuận trên báo cáo ít hơn 5% được xem là chắc chắn không trọng yếu; nếu tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 5% - 10% sẽ được xem là có khả năng trọng yếu và nếu tỷ lệ này trên 10% được xem là chắc chắn trọng yếu. Do vậy các nghiên cứu khi đo lường sai sót thường tập trung ở mức lợi nhuận chênh lệch 5% (Nguyễn


Tiến Hùng và cộng sự, 2018; Kinney, 1994) hoặc 10% (Trần Thị Giang Tân và cộng sự, 2014). Kế thừa các nghiên cứu trước đó, tác giả đề xuất hai cách xác định sai sót trọng yếu:

SAI_SOT_1 nhận giá trị bằng 1 khi doanh nghiệp có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán từ 5% trở lên, ngược lại, SAI_SOT_1 nhận giá trị bằng 0.

SAI_SOT_2 nhận giá trị bằng 1 khi doanh nghiệp có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán từ 10% trở lên, ngược lại, SAI_SOT_2 nhận giá trị bằng 0.

Trong Luận án, ngoài cách sử dụng chênh lệch lợi nhuận kiểm toán, tác giả đề xuất cách đo lường sai sót bổ sung ý kiến kiểm toán là chấp nhận toàn phần hay không. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260 (Bộ Tài chính, 2012), các kiểm toán viên sau khi phát hiện các sai sót trọng yếu sẽ phải trao đổi với ban quản trị đơn vị được kiểm toán trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp kiểm toán viên kết luận rằng BCTC đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, tức là báo cáo của đơn vị được kiểm toán không còn sai sót trọng yếu. Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra trong cả trường hợp BCTC của đơn vị được kiểm toán bị phát hiện có sai sót trọng yếu, tuy nhiên đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa theo ý kiến của kiểm toán viên. Do đó thực chất, ý kiến của kiểm toán viên được đưa ra trên cơ sở báo cáo kiểm toán đã chỉnh sửa. Trong trường hợp đơn vị kiểm toán không chỉnh sửa theo ý kiến của kiểm toán viên, kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần mà sẽ đưa một trong ba dạng ý kiến được gọi là “ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “ý kiến kiểm toán trái ngược” và “từ chối đưa ra ý kiến” (Chuẩn mực kiểm toán số 705, 2012). Như vậy, theo tác giả, có thể phát sinh trường hợp doanh nghiệp có sai sót trên BCTC, nhưng không chỉnh sửa theo ý kiến của kiểm toán viên, khi đó sẽ không phát sinh chênh lệch báo cáo trước và sau kiểm toán. Do đó nếu đo lường sai sót trên BCTC theo SAI_SOT_1 và SAI_SOT_2 sẽ bỏ sót trường hợp này là sai sót trọng yếu. Vì vậy, doanh nghiệp không có sai sót trọng yếu cần được hiểu là doanh nghiệp nhận báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần và có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán dưới mức trọng yếu, ngược lại doanh nghiệp có sai sót trọng yếu là doanh nghiệp nhận báo cáo kiểm toán dạng


không phải chấp nhận toàn phần, hoặc có có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán trên mức trọng yếu. Vì vậy tác giả đề xuất hai cách đo lường cho Luận án:

SAI_SOT_3 nhận giá trị bằng 1 khi doanh nghiệp có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán từ 5% trở lên hoặc báo cáo kiểm toán thể hiện ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, ngược lại, SAI_SOT_3 nhận giá trị bằng 0.

SAI_SOT_4 nhận giá trị bằng 1 khi doanh nghiệp có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán từ 10% trở lên hoặc báo cáo kiểm toán thể hiện ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, ngược lại, SAI_SOT_4 nhận giá trị bằng 0.

3.3.2.2. Đo lường biến độc lập


Đo lường biến độc lập cấu trúc sở hữu


SH_NHANUOC- sở hữu Nhà nước: được tính bằng tỷ lệ sở hữu vốn của cổ đông là Nhà nước;

SH_TOCHUC- sở hữu tổ chức: được tính bằng tỷ lệ sở hữu vốn của cổ đông là nhà đầu tư tổ chức (không bao gồm Nhà nước);

SH_BGD- sở hữu BGĐ: được tính bằng tỷ lệ sở hữu vốn của cổ đông là BGĐ.


Đo lường biến độc lập đặc điểm của HĐQT


Liên quan các giả thuyết được đề xuất trong phần 2.1, các biến độc lập được đưa vào mô hình về đặc điểm HĐQT được xác định như sau:

QUYMO_HDQT- quy mô HĐQT: được tính bằng logarit tự nhiên của số lượng

thành viên HĐQT;


DOCLAP_HDQT- Tính độc lập HĐQT: được tính bằng tỷ lệ giữa số thành viên thuộc HĐQT nhưng không thuộc BGĐ và tổng số thành viên của HĐQT;

KIEMNHIEM_HDQT- tính kiêm nhiệm: là một biến giả, nhận giá trị 1 khi Chủ tịch HĐQT đồng thời là Giám đốc điều hành (CEO) của doanh nghiệp và bằng 0 nếu hai chức vụ này được đảm nhiệm bởi hai người khác nhau;

THAMNIEN_HDQT- thâm niên HĐQT: được tính bằng logarit tự nhiên của trung bình thâm niên công tác tính từ năm bắt đầu làm việc đến năm quan sát của các thành viên HĐQT;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024