Tác Động Của Đặc Điểm Hội Đồng Quản Trị Tới Chất Lượng Thông Tin Kế Toán


và cộng sự (2018), Nguyễn Thị Mai Anh (2019).


Tác động của sở hữu của cổ đông tổ chức tới chất lượng thông tin kế toán


Cornett và cộng sự (2008), Firmansyah và Irawan (2019), Anwar và Buvanendra (2019) cho rằng sở hữu nhà đầu tư tổ chức càng cao thì CLTT kế toán càng tốt. Vấn đề này được được các nhà nghiên cứu lập luận rằng cổ đông sở hữu lượng cổ phiếu lớn của doanh nghiệp có xu hướng nâng cao độ tin cậy của BCTC bằng cách giám sát các hành vi làm sai lệch thông tin kế toán của nhà điều hành. Như vậy, cùng với việc sở hữu một lượng lớn cổ phần, với cương vị là một đối tác chiến lược có lợi ích gắn liền với đơn vị, các nhà đầu tư tổ chức có cả động lực và cơ hội giám sát, kiểm tra nhà quản lý để bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tham gia trực tiếp vào hệ thống giám sát của đơn vị. Mặt khác, các tổ chức lại có kiến thức chuyên môn của những nhà đầu tư chuyên nghiệp nên sẽ giám sát chặt chẽ và theo đó, hạn chế các hành vi điều chỉnh thông tin kế toán (Jiambalvo và cộng sự, 2002, Jiraporn và Gleason, 2007). Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã cung cấp các bằng chứng thực nghiệm và ủng hộ kết quả này như Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Nguyễn Thị Mai Anh (2019). Tuy nhiên, một số quan điểm khác lại cho rằng nhà đầu tư tổ chức khi sở hữu một lượng cổ phiếu đủ lớn có nguy cơ lợi dụng sức ảnh hưởng của mình tác động lên BGĐ để điều khiển doanh nghiệp theo ý riêng, gây phương hại đến các nhà đầu tư thiểu số. Do đó Cheng và Reitenga (2001), Burns và cộng sự (2010) tin rằng khi sở hữu nhà đầu tư tổ chức tăng lên, hành vi quản trị lợi nhuận trong doanh nghiệp cũng sẽ tăng, làm suy yếu CLTT kế toán. Bên cạnh những nghiên cứu trên, một số nhóm tác giả khác lại không tìm thấy mối quan hệ giữa nhà đầu tư tổ chức và CLTT kế toán như nghiên cứu của Siregar và Utama (2008) tại Indonesia.

Tác động của sở hữu của Ban giám đốc tới chất lượng thông tin kế toán


Kao (2014), Anwar và Buvanendra (2019) cho rằng sở hữu của BGĐ có quan hệ tích cực tới CLTT kế toán. Khi sở hữu của BGĐ càng cao, vấn đề người đại diện được giải quyết vì lợi ích của cá nhân nhà quản trị lúc này được gắn với lợi ích của cổ đông (Jensen & Meckling, 1976). Loebbecke (1989) cho rằng tỷ lệ sở hữu của BGĐ cao sẽ giúp hạn chế chi phí đại diện vì khi đó BGĐ dường như đang điều hành công ty của chính mình nên động cơ thực hiện điều chỉnh thông tin kế toán sẽ giảm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

đi. Khi đó, lợi ích của BGĐ được gắn kết chặt chẽ với lợi ích chung của toàn doanh nghiệp và gắn liền với các cổ đông khác. Họ điều hành doanh nghiệp càng tốt thì giá trị tài sản của họ càng tăng lên, và khoản giá trị này đến từ hai nguồn: lương thưởng, phúc lợi dành cho nhà quản lý và phần giá trị cổ phiếu trên thị trường đang nắm giữ. Hơn nữa, tỷ lệ sở hữu của BGĐ càng cao sẽ càng giảm thiểu áp lực bị thay thế, từ đó làm giảm áp lực điều chỉnh thông tin kế toán. Kết luận này nhận được sự đồng thuận của một số nghiên cứu tại Việt Nam như Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2018), Nguyễn Thị Mai Anh (2019). Tuy vậy, một số nghiên cứu lại không tìm ra được tác động đáng kể của sở hữu BGĐ lên CLTT kế toán như nghiên cứu của García‐Meca và Sánchez‐Ballesta (2009).

2.3.2.2. Tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị tới chất lượng thông tin kế toán

Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 10


HĐQT là cơ quan đại diện cho cổ đông thực hiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của BGĐ, đóng một vị thế quan trọng trong việc kiểm soát vấn đề đại diện (García‐ Meca và Sánchez‐Ballesta, 2009). Được xem là một giải pháp giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ sở hữu và BGĐ, việc tăng cường chức năng giám sát của HĐQT hướng tới mục tiêu hạn chế cơ hội gian lận trong việc cung cấp thông tin kế toán từ BGĐ. Xuất phát từ các nghiên cứu trước đây và từ dữ liệu thu thập, Luận án đề cập tới đặc điểm HĐQT trên các khía cạnh bao gồm quy mô HĐQT; tính kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành, tính độc lập trong HĐQT; đặc điểm của thành viên HĐQT về thâm niên, giới tính và chuyên môn kế toán tài chính.

Tác động của quy mô Hội đồng quản trị tới chất lượng thông tin kế toán


Quy mô HĐQT thể hiện qua số lượng thành viên của Hội đồng. Theo Raheja (2005), việc quyết định số lượng thành viên trong Hội đồng tùy thuộc vào đặc thù hoạt động, tổ chức và nhu cầu quản trị và quy định Pháp luật. Như vậy mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có quy mô HĐQT riêng biệt, và có thể bị khống chế theo quy định của từng quốc gia.

Một số quan điểm cho rằng HĐQT có quy mô nhỏ sẽ thể hiện chức năng giám sát tốt hơn (Jensen, 1993). Ông cho rằng quy mô càng nhỏ thì vấn đề quan liêu càng giảm thiểu, cơ cấu tinh gọn giúp phát huy chức năng giám sát của Hội đồng. Mặt khác, số lượng thành viên HĐQT càng nhiều càng khiến vấn đề giao tiếp và phối hợp


giữa các thành viên trở nên rời rạc hơn. Việc có quá nhiều người ra quyết định trong một tổ chức có thể làm giảm nỗ lực làm việc của tổ chức đó, đồng thời làm tốn nhiều thời gian và chi phí để mọi thành viên đưa ra ý kiến và thống nhất được quan điểm về một vấn đề (Firth và cộng sự, 2007). Quan điểm này được sự ủng hộ của Yermack (1996), Vafeas (2000), Holtz và cộng sự (2014) khi cùng kết luận rằng quy mô HĐQT nhỏ sẽ giám sát hiệu quả hơn quy mô lớn. Các tác giả này tin rằng quy mô HĐQT càng lớn, BGĐ càng dễ dàng điều chỉnh lợi nhuận, do vậy làm giảm CLTT kế toán. Ngược lại, nghiên cứu của Xie và cộng sự (2003) và Fathi (2013) lại cho rằng HĐQT càng đông thành viên sẽ phát huy hiệu quả chức năng giám sát, hạn chế khả năng điều chỉnh báo cáo của BGĐ, nguyên nhân là sự phát triển về quy mô HĐQT sẽ dẫn tới sự đa dạng về chuyên môn và kinh nghiệm, giúp tăng khả năng quản trị, bảo vệ lợi ích của cổ đông. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2018) cũng có kết luận tương tự và lý giải HĐQT có quy mô lớn sẽ giúp hạn chế khả năng thỏa hiệp, cấu kết trong nội bộ để phương hại lợi ích chủ sở hữu. Một số nghiên cứu tại Việt Nam của các tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017) cũng đồng tình với quan điểm này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại không tìm ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và CLTT kế toán như nghiên cứu của Dimitropoulos và Asteriou (2010).

Tác động của tính độc lập Hội đồng quản trị tới chất lượng thông tin kế

toán


Tính độc lập trong HĐQT được hiểu là việc các thành viên HĐQT không tham

gia điều hành doanh nghiệp. Các thành viên độc lập được coi là những người có vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều tin rằng HĐQT sẽ phát huy hiệu quả chức năng giám sát khi có tỷ lệ thành viên độc lập cao hơn so với thành viên điều hành, do vậy có thể hạn chế khả năng điều chỉnh thông tin kế toán, giúp nâng cao CLTT (Dimitropoulos và Asteriou, 2010; Holtz và cộng sự, 2014; của Roden và cộng sự, 2016). So với các thành viên độc lập, các thành viên HĐQT nằm trong ban điều hành có xu hướng thông đồng hoặc bao che, tạo cơ hội cho các hành vi điều chỉnh thông tin kế toán của Ban điều hành, để tạo một bức tranh tốt hơn mức thực tế thông qua việc che đậy những thông tin tiêu cực và cung cấp những thông tin không đầy đủ hoặc thiếu chính xác. Trong khi đó, với


tư cách là nhà điều hành, các thành viên không độc lập cũng phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các thành viên độc lập được đánh giá cao bởi sự khách quan, vì vậy có thể tăng cường chức năng giám sát của HĐQT. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng có kết luận tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2015), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu như nghiên cứu Mak và Tan (2006) lại không tìm thấy mối liên hệ giữa CLTT kế toán với tính độc lập của HĐQT.

Tác động của tính kiêm nhiệm tới chất lượng thông tin kế toán


Tính kiêm nhiệm phản ánh việc chủ tịch HĐQT có đồng thời là giám đốc điều hành hay không. Theo đó, Chủ tịch HĐQT là người chịu trách nhiệm điều hành HĐQT, giám sát hoạt động của giám đốc điều hành và giải quyết các xung đột phát sinh trong HĐQT. Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm quản lý doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện các quyết định của HĐQT. Việc kiêm nhiệm hai chức danh chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành đồng nghĩa với việc người kiêm nhiệm sẽ đồng thời có chức năng giám sát và chức năng thực hiện.

Nghiên cứu của Loebbecke (1989), Holtz và cộng sự (2014), Mawuena và cộng sự (2016), Roden và cộng sự (2016) đã cho thấy các doanh nghiệp có chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc thì CLTT kế toán sẽ thấp, nguyên nhân do tính kiêm nhiệm này đã làm suy yếu đi vai trò của HĐQT. Điều này được lý giải rằng khi doanh nghiệp có HĐQT kiêm giám đốc điều hành thì quyền lực sẽ được tập trung vào một người, khiến cho người này có cơ hội để thực hiện các hành vi trục lợi. Bên cạnh đó, tính kiêm nhiệm của chủ tịch cho phép giám đốc điều hành có thể kiểm soát thông tin truyền tải đến cách thành viên HĐQT khác một cách hiệu quả, vì thế gây trở ngại cho việc giám sát (Jensen, 1993). Do đó, tính kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành làm suy giảm chất lượng giám sát, tác động tiêu cực tới CLTT kế toán. Kết luận này nhận được sự đồng tình của một số nghiên cứu tại Việt Nam như Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014), Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016). Tuy vậy, một số nghiên cứu khác như Bugshan (2005), Davidson và cộng sự (2005), Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017) lại không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa tính kiêm nhiệm và CLTT kế toán.


Tác động của Thâm niên Hội đồng quản trị tới chất lượng thông tin kế toán


Đặc tính thâm niên thể hiện thời gian gắn bó của thành viên HĐQT với công ty. Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa thâm niên của nhà quản trị với CLTT kế toán. Ghosh và cộng sự (2010), Keehwan và Joon (2014) đã nghiên cứu và cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy tính thâm niên của HĐQT có thể hạn chế vấn đề quản trị lợi nhuận, từ đó đảm bảo CLTT kế toán. Libit và Freier (2015) lý giải việc thành viên HĐQT có thâm niên công tác sẽ giúp họ có kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về công ty. Sự quen thuộc về các đặc điểm hoạt động kinh doanh, chế độ quản lý giúp cho các thành viên có thể giám sát chặt chẽ hoạt động của nhà điều hành. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, Vafeas (2003) lại cho rằng, việc gắn bó quá lâu với công ty đồng nghĩa với sự thân thuộc trong mối quan hệ giữa các thành viên với nhà điều hành. Điều này có thể khiến cho HĐQT mất đi tính độc lập và khách quan, làm suy yếu chức năng giám sát của HĐQT. Đồng quan điểm, Roden và cộng sự (2016) coi việc thành viên HĐQT có thâm niên là cơ hội để BGĐ có thể thực hiện hành vi gian lận BCTC, làm giảm CLTT kế toán.

Tác động của trình độ chuyên môn tài chính kế toán Hội đồng quản trị tới chất lượng thông tin kế toán

Chất lượng giám sát của HĐQT phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của người tham gia giám sát. Các nhà nghiên cứu tin rằng HĐQT có các thành viên có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính có khả năng phát hiện các hành vi quản trị lợi nhuận của BGĐ nhờ vào những am hiểu của mình (Xie, và cộng sự, 2003) và do đó làm tăng chất lượng BCTC (Qinghua và cộng sự, 2007). Skousen và Wright (2008) cho rằng khả năng phát sinh gian lận trên BCTC sẽ cao hơn nếu HĐQT thiếu vắng các chuyên gia tài chính. Ngoài ra, các phát hiện của Agrawal và Chadha (2005) khi nghiên cứu về các công ty Hoa Kỳ đã nêu bật tầm quan trọng kiến thức kế toán của các thành viên HĐQT không điều hành trong việc giảm khả năng phải điều chỉnh BCTC. Nhìn chung việc các thành viên HĐQT có năng lực chuyên môn đi cùng với sự hiểu biết trong lĩnh vực tài chính và kế toán giúp hệ thống giám sát của doanh nghiệp hiệu quả hơn trong vấn đề phát hiện các hành vi điều chỉnh BCTC, từ đó giúp nâng cao CLTT kế toán.


Tác động của giới tính Hội đồng quản trị tới chất lượng thông tin kế toán


Sự tham gia của nữ giới trong HĐQT là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Có rất nhiều các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự đa dạng trong giới tính, cùng với sự tham gia của nữ giới trong HĐQT có tác động tích cực tới doanh nghiệp, đặc biệt trong vấn đề đảm bảo CLTT kế toán (Thiruvadi và Huang, 2011). Barua và cộng sự (2010) tin rằng do sự khác biệt về đặc điểm giới tính, phụ nữ có khả năng thực hiện tốt chức năng giám sát hơn so với nam giới. Trước tiên, Croson và Gneezy (2009) nhận thấy sự khác biệt về giới tính trong hành vi chấp nhận rủi ro. Cả nam và nữ đều có xu hướng tự tin, nhưng nam giới sẽ tự tin về mức độ thành công khi đối mặt với những tình huống không chắc chắn hơn so với phụ nữ (Deaux và Farris 1977). Đàn ông có xu hướng xem các tình huống rủi ro là một thách thức hấp dẫn, trong khi phụ nữ xác định rủi ro là một mối đe dọa mà họ sẽ cố gắng tránh né. Về phương diện cảm xúc, phụ nữ biểu lộ cảm xúc mạnh mẽ hơn nam giới (Harshman và Paivio, 1987); do đó, phụ nữ có xu hướng lo lắng và sợ hãi hơn khi phải đối mặt với kết quả tiêu cực. Chính vì lẽ đó, trong vai trò là thành viên HĐQT, phụ nữ có xu hướng giám sát chặt chẽ do lo ngại rủi ro phát sinh những vấn đề có thể ảnh hưởng tới CLTT kế toán. Thứ hai, Stedham và cộng sự (2007), Thiruvadi và Huang (2011) cho rằng phụ nữ có xu hướng chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bảo thủ, lý luận đạo đức và không khoan nhượng với hành vi cơ hội hơn nam giới, do đó, họ không dễ bị thỏa hiệp hoặc hành xử trái với các quy định đề ra. Vì vậy, Srinidhi và cộng sự (2011) kết luận sự hiện diện của phụ nữ trong HĐQT có thể cải thiện tính kỷ luật và tăng niềm tin của nhà đầu tư về BCTC. Quan điểm này nhận được sự đồng thuận của Clatworthy và Peel (2013), Roden và cộng sự (2016) cùng với kết luận cho rằng sự gia tăng tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT có tác động tích cực tới CLTT kế toán.

2.3.2.3. Tác động của đặc điểm Ban kiểm soát tới chất lượng thông tin kế toán


BKS bao gồm các kiểm soát viên do Đại hội đồng cổ đông bầu chọn. Nghiên cứu của Bezemer và cộng sự (2007) cho rằng BKS là giải pháp cho vấn đề người đại diện. BKS trong doanh nghiệp có nghĩa vụ giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; giám


sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của công ty; giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán, trong nội dung BCTC. Theo đó, BKS được kỳ vọng sẽ hoạt động hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng BCTC. Xuất phát từ các nghiên cứu trước đây và dữ liệu thu thập, Luận án nghiên cứu về tác động của đặc điểm BKS tới CLTT kế toán trên các khía cạnh: quy mô, thâm niên, chuyên môn tài chính kế toán và giới tính của thành viên BKS.

Tác động của quy mô Ban kiểm soát tới chất lượng thông tin kế toán


Quy mô BKS thể hiện số thành viên trong BKS. Theo Firth và cộng sự (2007), quy mô BKS là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng BCTC vì các BKS có quy mô lớn có thể có lợi thế dựa trên cơ sở kiến thức rộng hơn và do đó thực hiện vai trò giám sát hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc tăng số lượng thành viên cho phép các thành viên phân chia khối lượng công việc giám sát thích hợp hơn, mỗi thành viên sẽ có thời gian và nhiệm vụ cụ thể để thực hiện trách nhiệm của mình, vì vậy BCTC sẽ có chất lượng tốt hơn, thông tin trên báo cáo trở nên thích hợp hơn để người sử dụng có thể ra quyết định hiệu quả. Kết quả này cũng nhận được đồng tình của Hendra (2016). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại không tìm thấy bằng chứng về sự ảnh hưởng của quy mô BKS tới CLTT kế toán như Xie và cộng sự (2003). Anisykurlillah và cộng sự (2020)

Tác động của thâm niên Ban kiểm soát tới chất lượng thông tin kế toán


Thâm niên BKS thể hiện thời gian công tác của các thành viên BKS tại doanh nghiệp. Chen và cộng sự (2006) cho rằng sự gắn bó của các thành viên BKS cho thấy kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết của thành viên đó với doanh nghiệp. Việc gắn bó với doanh nghiệp cho phép các thành viên này có được kinh nghiệm công tác, đồng thời nắm rõ được đặc thù doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, từ đó nâng cao hiệu quả giám sát, làm tăng CLTT kế toán. Tuy nhiên, Anisykurlillah và cộng sự (2020) lại không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa thâm niên BKS và CLTT kế toán


Tác động của chuyên môn về tài chính và kế toán của Ban kiểm soát tới chất lượng thông tin kế toán

Nghiên cứu của Anisykurlillah và cộng sự (2020) đã cho thấy mối tương quan tích cực giữa chuyên môn tài chính của BKS và CLTT kế toán. Nguyên nhân là do các kiến thức về kế toán và tài chính cho phép các thành viên BKS dễ dàng tiếp cận một cách độc lập và hiệu quả các vấn đề kế toán của doanh nghiệp. Họ có đủ khả năng để để đánh giá các phương pháp, các ước tính và giả định kế toán được thực hiện trên BCTC của công ty (Beasley, 2009) để kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót còn tồn tại trên BCTC. Những thành viên này cũng có khả năng hiểu được các vấn đề của kiểm toán viên độc lập và hỗ trợ kiểm toán viên trong trường hợp có mâu thuẫn với BGĐ nhằm đảm bảo chất lượng của kiểm toán và báo cáo sau kiểm toán. Ran và cộng sự (2014) cũng chỉ ra rằng khi BKS có chuyên môn về lĩnh vực kế toán, họ có khả năng phát hiện các hành vi quản trị lợi nhuận và gian lận tài chính kịp thời, từ đó nâng cao CLTT kế toán. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hendra (2016) lại không tìm thấy bằng chứng của mối quan hệ này

Tác động của giới tính Ban kiểm soát tới chất lượng thông tin kế toán


Khi nghiên cứu về CLTT kế toán, không ít các nghiên cứu đã chứng minh tác động tích cực của việc hiện diện các thành viên nữ trong BKS đến việc gia tăng tính minh bạch của BCTC. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nữ giới là những người giám sát chặt chẽ trong quản lý, họ xem trọng sự độc lập và nhiều khả năng sẽ hành động vì lợi ích của cổ đông hơn (Carter, 2003; Adams và Ferreira, 2009). Đó là do họ có tâm lý lo sợ rủi ro hơn và nhạy cảm với các chuẩn mực đạo đức hơn nam giới (Byrnes và cộng sự, 1999), vì vậy họ có mức độ cảnh giác cao hơn để đảm bảo CLTT, và phù hợp với vai trò giám sát (Ran và cộng sự, 2014; Panzer, và Müller, 2015). Ngoài ra, phụ nữ cũng có khuynh hướng tuân thủ các quy tắc và quy định trong việc quyết định tài chính cao hơn nam giới (Bernardi và Arnold, 1997). Từ đó, các tác giả tin rằng các thành viên nữ trong BKS sẽ kiểm tra các hoạt động kiểm soát một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng hơn các đồng nghiệp nam, vì vậy các công ty có tỷ lệ thành viên nữ trong BKS cao sẽ phát huy tốt chức năng giám sát, từ đó nâng cao CLTT kế toán (Ran và cộng sự, 2014).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024