Tỷ Lệ Sai Sót Của Các Công Ty Niêm Yết Theo Ngành


Bảng 4.4. Tỷ lệ sai sót của các công ty niêm yết theo ngành


Đơn vị: %



Ngành

Chênh lệch lợi

nhuận

SAI_SOT


_1

SAI_SOT


_2

SAI_SOT


_3

SAI_SOT


_4

Công nghệ Thông tin

88,6

35,4

27,7

43,1

36,9

Công nghiệp

75,2

23,3

15,6

26,4

19,4

Dược phẩm và y tế

74,5

15,3

10,7

16,0

11,5

Dịch vụ tiêu dùng

72,2

21,8

15,5

26,1

21,0

Hàng tiêu dùng

81,7

23,5

14,0

25,9

16,9

Nguyên vật liệu

78,4

24,2

18,3

28,5

23,4

Tiện ích công cộng

68,9

17,6

13,2

19,8

15,4

Tài chính

81,1

34,9

26,9

36,7

29,9

Tổng

76,3

24,0

16,6

27,0

20,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 15

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2


4.1.4. Thực trạng chất lượng thông tin kế toán của một số chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh

Kết quả thống kê từ bảng 4.5 cho thấy, 76,3% BCTC của các công ty niêm yết trong giai đoạn 2010-2020 có sai sót dẫn đến điều chỉnh, trong đó tỷ lệ và quy mô điều chỉnh giảm sau kiểm toán cao hơn so với điều chỉnh tăng, cụ thể, có 45,8% BCTC bị điều chỉnh giảm với quy mô lợi nhuận trung bình bị giảm là 3,26 tỷ và 32,2% BCTC được điều chỉnh tăng về lợi nhuận với quy mô trung bình là 3,06 tỷ. Nói cách khác, các công ty có xu hướng khai tăng lợi nhuận trên báo cáo tự lập hơn so với việc điều chỉnh giảm lợi nhuận. Ngoài ra, bảng 4.5 mô tả thực trạng sai sót của một số chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo kết quả kinh doanh, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, thu nhập tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng


và chi phí quản lý doanh nghiệp trên cả hai khía cạnh là tỷ lệ sai sót và quy mô trung bình của sai sót.

Bảng 4.5. Thống kê về sai sót một số chỉ tiêu thuộc báo cáo kết quả kinh doanh


Đơn vị: %, tỷ đồng



Chỉ tiêu

Tỷ lệ sai

sót (%)

Quy mô trung

bình (tỷ đồng)

Chênh lệch doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

39,8

19,4

Chênh lệch tăng sau kiểm toán

17,3

18

Chênh lệch giảm sau kiểm toán

22,5

20,4

Chênh lệch giá vốn hàng bán

61,2

11,6

Chênh lệch tăng sau kiểm toán

30,9

13,7

Chênh lệch giảm sau kiểm toán

30,3

9,42

Chênh lệch thu nhập tài chính

37,7

2,52

Chênh lệch tăng sau kiểm toán

20,8

1,55

Chênh lệch giảm sau kiểm toán

16,9

3,71

Chênh lệch chi phí tài chính

47,2

2,66

Chênh lệch tăng sau kiểm toán

26,5

3,15

Chênh lệch giảm sau kiểm toán

20,7

2,27

Chênh lệch chi phí bán hàng

31,6

1,85

Chênh lệch tăng sau kiểm toán

17,2

2,32

Chênh lệch giảm sau kiểm toán

14,3

1,45

Chênh lệch chi phí quản lý doanh nghiệp

63,7

2,15

Chênh lệch tăng sau kiểm toán

37,1

2,27

Chênh lệch giảm sau kiểm toán

26,6

2,07

Chênh lệch lợi nhuận

78

3,19




Chỉ tiêu

Tỷ lệ sai

sót (%)

Quy mô trung

bình (tỷ đồng)

Chênh lệch tăng sau kiểm toán

32,2

3,07

Chênh lệch giảm sau kiểm toán

45,8

3,26

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2


Đối với chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tỷ lệ sai sót dẫn đến điều chỉnh sau kiểm toán là 39,8%, thấp hơn so với phần lớn các khoản mục chi phí, cho thấy các công ty có xu hướng sai sót về chi phí hơn doanh thu. Tuy chiếm tỷ trọng không lớn, song quy mô trung bình của các khoản sai sót này lại ở mức cao nhất là 19,4 tỷ đồng, cho thấy tính nghiêm trọng của việc ghi nhận sai về khoản mục này lên BCTC. Bên cạnh đó, chênh lệch giảm về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau kiểm toán cao hơn chênh lệch tăng cả về tỷ lệ lẫn giá trị. Hay nói cách khác, trên báo cáo tự lập, các công ty có xu hướng ghi nhận tăng về doanh thu hơn so với việc bỏ sót doanh thu. Việc báo cáo tăng so với thực tế thể hiện công ty có hành vi ghi nhận một số khoản mục không đủ điều kiện thành doanh thu như trường hợp Công ty Cổ phần công nghệ viễn thông Saigontel (SGT) năm 2018 hoặc do công ty nhầm lẫn trong hạch toán như giải trình của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) năm 2012 với số chênh lệch về doanh thu sau kiểm toán lên tới 1.142 tỷ. Việc báo cáo giảm về doanh thu trong thực tế thể hiện việc công ty bỏ sót hoặc ghi nhận sai giá trị doanh thu liên quan đến giá bán hoặc doanh số tiêu thụ như trường hợp của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) năm 2011 dẫn đến báo cáo sau kiểm toán từ lỗ thành lãi.

So với chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chỉ tiêu giá vốn hàng bán có tỷ lệ sai sót cao hơn tới 61,2%, với quy mô là 11,6 tỷ, đồng thời là chỉ tiêu về chi phí có quy mô điều chỉnh vượt trội. Theo nguyên tắc hạch toán đối với hoạt động bán hàng, hạch toán doanh thu sẽ đi kèm với ghi nhận giá vốn. Do đó việc điều chỉnh sai sót về doanh thu thường đi kèm với điều chỉnh sai sót về giá vốn. Tuy nhiên, thực trạng sai sót của các công ty niêm yết cho thấy trong khi tỷ lệ sai sót về doanh thu chỉ chiếm 39,8%, tỷ lệ sai sót của giá vốn lên tới 61,2%, điều này biểu hiện ngoài các điều chỉnh về giá vốn liên quan tới doanh thu, các công ty còn có hiện tượng sai sót


là hạch toán bán hàng bỏ sót không ghi nhận giá vốn, dẫn đến doanh thu tăng nhưng giá vốn không tăng như trường hợp Công ty Cổ phần công nghệ viễn thông Saigontel mã SGT. Một số nguyên nhân khác có liên quan tới vấn đề này là không trích lập hoặc trích lập thiếu dự phòng giảm giá hàng tồn kho như Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) hay Công ty Cổ phần tập đoàn Đại Châu (DCS). Bên cạnh đó, sai sót liên quan tới giá vốn cũng có thể do tính toán sai như trường hợp của Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 (TS4). Tỷ lệ điều chỉnh tăng và giảm chỉ tiêu giá vốn hàng bán là tương đương, 30,3% so với 30,9%, tuy nhiên quy mô điều chỉnh tăng lại lớn hơn điều chỉnh giảm là 13,7 tỷ so với 9,42 tỷ, dẫn đến xu hướng chính của điều chỉnh lợi nhuận là điều chỉnh giảm.

Chỉ tiêu thu nhập tài chính và chi phí tài chính có tỷ lệ và quy mô sai sót lần lượt là 37,7%, 47,2% và 2,52 tỷ, 2,66 tỷ. Trong đó, tỷ lệ điều chỉnh tăng thu nhập và tăng chi phí tài chính cao hơn so với xu hướng ngược lại, trong khi đó, xét về quy mô thì việc điều chỉnh giảm thu nhập và tăng chi phí tài chính có giá trị lớn hơn, lần lượt là 3,71 và 3,15 tỷ. Các sai sót liên quan tới doanh thu và chi phí tài chính thường liên quan tới việc không ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái dẫn đến ghi thiếu doanh thu và chi phí tài chính như trường hợp của SGT, tính sai hoặc bỏ sót lợi nhuận được chia do hợp tác kinh doanh, bỏ sót chi phí lãi vay như trường hợp của công ty phát triển nhà Thủ Đức (TDH) hoặc trích trước chi phí lãi vay vượt quá số tiền phải trả (trường hợp của Công ty Cổ phần tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF). Một sai sót phổ biến khác đối với khoản mục chi phí tài chính là việc trích lập thiếu hoặc sai dự phòng các khoản đầu tư tài chính như trường hợp Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) hoặc trường hợp của Công ty Cổ phần Sông Đà 7 (SD7), đã biến công ty này từ lãi sang lỗ sau kiểm toán vào năm 2017.

So với các chi phí còn lại trên báo cáo kết quả kinh doanh, chi phí bán hàng có tỷ lệ sai sót thấp nhất, ở mức 31,6% và chi phí quản lý doanh nghiệp có tỷ lệ sai sót cao nhất là 63,7%. Quy mô sai sót của hai chi phí này ở mức thấp lần lượt là 1,85 tỷ và 2,15 tỷ. Nhìn chung, tương tự chi phí tài chính, cả hai chi phí này đều có xu hướng tăng sau kiểm toán. Cụ thể, đối với chi phí bán hàng, 17,2% báo cáo có xu hướng tăng với quy mô trung bình là 2,32 tỷ, 14,3% báo cáo có xu hướng giảm với giá trị trung bình là 1,45 tỷ. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, 37,1% báo cáo có điều chỉnh


tăng với quy mô 2,27 tỷ, và 26,6% báo cáo có điều chỉnh giảm với quy mô 2,07 tỷ. Các sai sót trong hai khoản mục này chủ yếu do tính sai, tính thiếu một số chi phí liên quan tới hoạt động bán hàng và quản lý công ty. Riêng đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, sai sót của khoản mục này còn liên quan tới việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như trường hợp của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF).

Như vậy, tình trạng sai sót của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam diễn ra phổ biến với tỷ lệ lên tới 76,3%, trong đó các sai sót liên quan tới chi phí có xu hướng cao hơn doanh thu. Tuy nhiên xét về quy mô, sai sót liên quan tới doanh thu và giá vốn có giá trị lớn hơn. Mặt khác nhìn chung, các công ty có tỷ lệ điều chỉnh tăng về chi phí và giảm về doanh thu sau kiểm toán cao, dẫn tới lợi nhuận sau kiểm toán bị giảm, hay nói cách khác, tình trạng khai báo lợi nhuận cao hơn thực có diễn ra phổ biến hơn so với việc báo cáo lợi nhuận thấp hơn thực tế.

4.1.5. Đánh giá về chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Qua các phân tích nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét về CLTT kế toán của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam:

Một là, tổng quan, các công ty niêm yết tại Việt Nam có biểu hiện của việc điều chỉnh lợi nhuận thông qua việc thay đổi các ước tính kế toán và có những sai sót trong việc lập và trình bày BCTC dẫn đến phải điều chỉnh báo cáo sau kiểm toán hoặc nhận được ý kiến không phải chấp nhận toàn phần. CLTT kế toán của các công ty niêm yết Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình so với các nước trong khu vực và trên thế giới khi xét theo tiêu chí quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích. Tuy nhiên vấn đề sai sót dẫn đến phải điều chỉnh báo cáo sau kiểm toán lại diễn ra phổ biến, chiếm tới 76,3% các công ty niêm yết, trong đó có tới 24% các công ty có sai sót trọng yếu ở mức 5%, và 16,6% có sai sót trọng yếu ở mức 10%, đây được coi là mức cao so với các nước, đặt ra mối nghi ngại về CLTT kế toán của các công ty niêm yết. Như vậy ở Việt Nam, các công ty niêm yết có xu hướng sai sót trong lập BCTC khi BCTC do công ty tự lập có sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh so với khuôn khổ được áp dụng.


Hai là, CLTT kế toán của các công ty niêm yết có sự thay đổi theo năm và ngành. Trong đó, các CLTT kế toán của các công ty niêm yết có xu hướng cải thiện trong giai đoạn thị trường ổn định, và có xu hướng bị đánh giá thấp trong giai đoạn thị trường gặp nhiều khó khăn, cho thấy xu thế điều chỉnh lợi nhuận để che giấu tình trạng kinh doanh khi có kết quả kinh doanh không thuận lợi của các công ty niêm yết. Bên cạnh đó, các công ty niêm yết cũng có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận thông qua việc thay đổi các ước tính kế toán trong bối cảnh thị trường tăng trưởng mạnh nhằm đáp ứng kỳ vọng của cổ đông. Ngoài ra, các ngành tài chính và nguyên vật liệu được đánh giá có CLTT kế toán thấp hơn các ngành khác xét theo cả hai tiêu chí là quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích và sai sót trọng yếu trên BCTC, còn ngành công nghệ thông tin lại có mức điều chỉnh lợi nhuận sau kiểm toán ở mức cao. Trong khi đó, ngành tiện ích công cộng được đánh giá có CLTT kế toán tốt khi có mức độ quản trị lợi nhuận và tỷ lệ sai sót trên BCTC ở mức thấp. Nguyên nhân được lý giải là do sự khác biệt về ngành nghề kinh doanh khi mà các ngành như tài chính, nguyên vật liệu, công nghệ thông tin có liên quan tới nhiều ước tính kế toán cũng như dễ gặp phải sai sót trong việc tính toán các khoản mục hàng tồn kho, tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính.

Ba là, tỷ lệ khai tăng lợi nhuận dẫn đến phải điều chỉnh giảm lợi nhuận sau kiểm toán của các công ty niêm yết chiếm tỷ trọng lớn hơn so với việc khai giảm lợi nhuận, cho thấy các công ty có xu hướng báo cáo kết quả kinh doanh tốt hơn thực có. Thậm chí, tỷ lệ các công ty có BCTC phải sửa lại sau kiểm toán từ lãi thành lỗ cũng chiếm tỷ trọng hơn hẳn so với xu hướng ngược lại, đây là loại sai sót rất nghiêm trọng, có ảnh hưởng tới quyền lợi của người sử dụng thông tin trên BCTC. Trong các khoản mục có liên quan tới lợi nhuận, khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán bị điều chỉnh nhiều nhất, trong khi đó tỷ lệ điều chỉnh về các loại chi phí lại cao hơn nhiều so với doanh thu.

Như vậy, số liệu thống kê cho thấy vấn đề điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính, thể hiện việc cung cấp thông tin kế toán thiếu trung thực là hiện tượng phổ biến đối với các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của người sử dụng thông tin khi đưa ra các quyết định dựa trên thông tin thiếu tin cậy. Điều này đặt ra sự cần thiết của việc QTCT nhằm tăng cường hệ


thống giám sát doanh nghiệp, bảo vệ người sử dụng thông tin khỏi các hành vi phương hại từ cách thành phần nội bộ. Do vậy, nghiên cứu về tác động của QTCT tới CLTT kế toán có tính thực tiễn cao, nhằm cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các khía cạnh QTCT tới CLTT kế toán, làm cơ sở cho các giải pháp về việc hoàn thiện QTCT, từ đó nâng cao CLTT kế toán.

4.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu


Trên cơ sở thu thập và xử lý dữ liệu từ các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2009-2020, Luận án thu được bộ dữ liệu bảng không cân gồm 3.015 quan sát. Bảng 4.6 trình bày thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc chính của mô hình.

Bảng 4.6. Thống kê các biến chính của mô hình



BIẾN

Số quan

sát

Trung bình

Đô lệch chuẩn

Cực tiểu

Cực đại

BIẾN PHỤ THUỘC

QTLN_1

3.735

0,0801

0,0736

0

0,6310

QTLN_2

3.735

0,0809

0,0743

0

0,6193

QTLN_3

3.735

0,0793

0,0728

0

0,6456

SAI_SOT_1

3.735

0,2396

0,4269

0

1

SAI_SOT_2

3.735

0,1660

0,3721

0

1

SAI_SOT_3

3.735

0,2701

0,4441

0

1

SAI_SOT_4

3.735

0,2037

0,4028

0

1

BIẾN ĐỘC LẬP

SH_NHANUOC

3.735

0,1761

0,2315

0

0,6499

SH_TOCHUC

3.735

0,1906

0,2325

0

0,7880

SH_BGD

3.735

0,0506

0,0792

0

0,2815




BIẾN

Số quan

sát

Trung bình

Đô lệch chuẩn

Cực tiểu

Cực đại

QUYMO_HDQT

3.735

1,6748

0,1884

1,0986

2,3979

DOCLAP_HDQT

3.735

0,5626

0,2198

0

1

KIEMNHIEM_HDQT

3.735

0,2701

0,4441

0

1

THAMNIEN_HDQT

3.735

2,0065

0,4319

0

3,6376

CHUYENMON_HDQT

3.735

0,0846

0,1286

0

0,8000

GIOITINH_HDQT

3.735

0,1399

0,1654

0

1

QUYMO_BKS

3.735

1,0949

0,1140

0

1,6094

THAMNIEN_BKS

3.735

1,7862

0,5183

0

3,4012

CHUYENMON_BKS

3.735

0,2441

0,2897

0

1

GIOITINH_BKS

3.735

0,4462

0,3162

0

1

Trong đó: QTLN_1, QTLN_ 2, QTLN_3 lần lượt là giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích tùy ý tính theo Jones 1991, Dechow 1995 và Kothari 2005, SH_NHANUOC, SH_TOCHUC, SAI_SOT_1, SAI_SOT_2,SAI_SOT_3,SAI_SOT_4 là biến giả, bằng 1 lần lượt khi có chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán từ 5%, 10%, chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán từ 5% hoặc nhận ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán từ 10% hoặc nhận ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, SH_BGD lần lượt là tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, nhà đầu tư tổ chức và BGĐ, QUYMO_HDQT là quy mô HĐQT, KIEMNHIEM_HDQT là biến giả, bằng 1 khi chủ tịch HĐQT kiêm CEO, DOCLAP_HDQT là tỷ lệ thành viên độc lập, THAMNIEN_HDQT, CHUYENMON_HDQT, GIOITINH_HDQT là thâm niên, tỷ lệ thành viên có chuyên môn kế toán tài chính, tỷ lệ giới tính nữ của HĐQT, QUYMO_BKS, THAMNIEN_BKS, CHUYENMON_BKS, GIOITINH_BKS lần lượt là quy

mô, thâm niên, tỷ lệ thành viên có chuyên môn kế toán tài chính và tỷ lệ giới tính nữ của BKS

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm Stata 14.2

Biến phụ thuộc mô tả CLTT kế toán đã được phân tích trong nội dung 4.1 CLTT kế toán của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đối với các biến độc lập, giá trị trung bình tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, nhà đầu tư tổ chức và của BGĐ lần lượt là 17,6%, 19,1% và 5,1%, cho thấy trong các công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam, các cổ đông tổ chức tư nhân đang dần chiếm ưu thế về sở hữu, vượt so với cổ đông Nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024