Thực Trạng Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY TỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

4.1. Thực trạng chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

CLTT kế toán của các công ty niêm yết Việt Nam được mô tả tập trung vào khía cạnh đặc điểm trung thực của CLTT, đo lường thông qua quản trị lợi nhuận và sai sót trên BCTC. Cụ thể, biến QTLN_1, QTLN_2, QTLN_3 là mức độ quản trị lợi nhuận, đo lường lần lượt theo mô hình Jones (1991), mô hình của Dechow và cộng sự (1995), và mô hình của Kothari và cộng sự (2005). Biến SAISOT_1, SAI_SOT_2, SAI_SOT_3, SAI_SOT_4 là biến đại diện cho thước đo sai sót trên BCTC, đo lường xác suất có sai sót trên BCTC, trong đó sai sót trên báo cáo được ghi nhận khi có chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán là 5%, 10% hoặc kết hợp với ý kiến không phải chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên. Theo đó, CLTT kế toán của đơn vị được đảm bảo khi không có sai sót trọng yếu và hạn chế hiện tượng quản trị lợi nhuận.

4.1.1. Tổng quan chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết


Bảng 4.1 trình bày thống kê mức độ quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020.

Bảng 4.1. Mức độ quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết


Mức độ quản trị lợi nhuận

Trung bình

QTLN_1

0,0801

QTLN_2

0,0809

QTLN_3

0,0793

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 14

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2


Thống kê từ bảng 4.1 cho thấy giá trị trung bình của quản trị lợi nhuận ở 3 cách đo khá tương đồng, lần lượt là 0,0801, 0,0809, 0,0793. Kết quả này gần với nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2018) trong giai đoạn từ 2010-2016 là 0,074,


có phần thấp hơn so với số liệu tại một số quốc gia như Trung Quốc ở mức 0,094 trong nghiên cứu của Chen và cộng sự (2011), tại Ai cập là 0,9875 (Soliman và Ragab, 2013), hay Jordan là 0,1330 (Abed và cộng sự, 2012), và có phần cao hơn so với một số quốc gia như Úc là 0,0624 (Liu, 2012) hay Thổ Nhĩ Kỳ là 0,0077 (Aygun và cộng sự, 2014). Sự chênh lệch này đến từ khác biệt về phạm vi nghiên cứu bao gồm không gian và thời gian. Bên cạnh đó, một số công ty có mức độ quản trị lên tới 0,6, cụ thể là Công ty Cổ phần đầu tư Sao Thăng Long (DST) năm 2017 (0,631), Công ty Cổ phần xây dựng số 7 (VC7) năm 2018 (0,614) cho thấy CLTT kế toán ở mức báo động.

Xét trên khía cạnh sai sót trên BCTC, chênh lệch báo cáo sau kiểm toán được coi là một hiện tượng phổ biến trên TTCK Việt Nam.

Bảng 4.2. Tỷ lệ sai sót trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết


Đơn vị:%


Tỷ lệ sai sót trên BCTC

Trung bình

Chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán

76,3

SAI_SOT_1

24

SAI_SOT_2

16,6

SAI_SOT_3

27

SAI_SOT_4

20,4

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2


Bảng 4.2 chỉ ra trong giai đoạn từ năm 2010 tới 2020, có tới 76,3% công ty có sai sót dẫn tới phải điều chỉnh lại báo cáo sau kiểm toán, với quy mô trung bình về chênh lệch lợi nhuận ở mức 3,19 tỷ đồng (theo thống kê từ dữ liệu), đồng nghĩa chỉ có 23,7% công ty có BCTC trước kiểm toán đáng tin cậy. Các sai sót ở mức trọng yếu luôn ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Thống kê từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy, có tới 24% công ty có BCTC sai sót ở mức trọng yếu 5% và 16,6% công ty có BCTC có sai sót ở mức trọng yếu 10%. Tỷ lệ sai sót ở mức trọng yếu 5%, cao hơn so với nghiên cứu tại Trung Quốc của Chen và Li (2010) là 20%, và ở Malaysia của Abdullah và cộng sự (2010) là 1%, cho thấy sự phổ biến về


sai sót trên BCTC tại Việt Nam. Ngoài ra, có tới 27% công ty có chênh lệch sau kiểm toán trên 5% hoặc nhận được ý kiến không phải chấp nhận toàn phần, và 20,4% công ty có chênh lệch sau kiểm toán trên 10% hoặc nhận được ý kiến không phải chấp nhận toàn phần. Nghiêm trọng hơn, thống kê từ dữ liệu chỉ ra trong các trường hợp điều chỉnh lợi nhuận sau kiểm toán, có 1,17% công ty có BCTC bị chỉnh sửa từ lãi thành lỗ, và 0,21% công ty được chỉnh sửa từ lỗ thành lãi. Đây được coi là những sai sót có ảnh hưởng lớn đến người sử dụng thông tin do vấn đề thay đổi bản chất kết quả kinh doanh của công ty. Trong đó việc kết quả kiểm toán bị sửa từ lãi thành lỗ phổ biến hơn so với việc sửa báo cáo từ lỗ thành lãi, đặt ra nghi vấn về sự điều chỉnh thông tin nhằm che giấu kết quả kinh doanh thua lỗ của công ty. Chi tiết hơn, có một số công ty có mức điều chỉnh lợi nhuận rất lớn, gây mất lòng tin nơi người sử dụng BCTC và làm suy giảm tính minh bạch thị trường. Một trong những trường hợp có điều chỉnh giảm sau kiểm toán lớn nhất phải kể đến Công ty Cổ phần tập đoàn Đại Dương (OGC) khi trong năm 2014, công ty này có lợi nhuận trước kiểm toán là 408 tỷ đồng, nhưng sau kiểm toán lại báo cáo lỗ 2.547 tỷ đồng, chênh lệch lên tới 2.956 tỷ. Ngoài vấn đề giá trị điều chỉnh lớn, công ty được coi là có sai sót nghiêm trọng khi có điều chỉnh sau kiểm toán từ lãi sang lỗ. Các khoản điều chỉnh của OGC phần lớn đến từ chênh lệch chi phí tài chính khi thay vì 73 tỷ thì sau kiểm toán là 1.624 tỷ, trong đó chi phí lãi vay gần 262 tỷ, bổ sung dự phòng các khoản đầu tư 234 tỷ, và lỗ thanh lý khoản đầu tư vào OceanBank là 1.092 tỷ. Không chỉ vậy, tiếp sang năm 2015, lợi nhuận sau kiểm toán của công ty này tiếp tục giảm 762 tỷ so với báo cáo tự lập, chênh lệch chủ yếu nằm ở hai khoản mục chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) năm 2017 cũng có hành vi điều chỉnh mạnh BCTC sau kiểm toán từ 1.032,5 tỷ đồng xuống còn 371,6 tỷ, giảm 64% so với báo cáo tự lập. Phần lớn sự điều chỉnh giảm này đến từ chênh lệch tăng chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, một số công ty có lợi nhuận sau kiểm toán tăng mạnh, có thể kể đến trường hợp của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) năm 2011 với báo cáo trước kiểm toán là lỗ 176 tỷ đồng, trong khi sau kiểm toán lại báo lãi 62,7 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu do điều chỉnh tăng doanh thu khi giá điện trong báo cáo trước kiểm toán là giá tạm tính, còn giá trên báo cáo sau kiểm toán là giá mới được duyệt. Trường hợp của BTP


không chỉ đáng chú ý do mức chênh lệch lớn mà ngược với OGC, đây là trường hợp báo cáo sau kiểm toán bị đổi thành từ lỗ sang lãi, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của nhà đầu tư. Sự phổ biến của hiện tượng chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán, thậm chí diễn ra liên tiếp tại cùng một công ty, với số tiền chênh lệch lớn, báo cáo sau kiểm toán bị điều chỉnh từ lãi sang lỗ, từ lỗ thành lãi. Điều này cho thấy sai sót trên BCTC là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tính minh mạch của TTCK Việt Nam, dẫn tới sự mất lòng tin của nhà đầu tư về CLTT.

4.1.2. Thực trạng chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết theo năm


Đồ thị 4.1 trình bày tình trạng mức độ quản trị lợi nhuận theo từng năm của các công ty niêm yết.

Đồ thị 4.1. Thực trạng quản trị lợi nhuận theo năm từ 2010-2020


0.1


0.09


0.08


0.07


0.06


0.05


0.04


0.03


0.02


0.01


0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

QTLN_1

QTLN_2

QTLN_3


Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2


Nhìn chung, thực trạng quản trị lợi nhuận trong giai đoạn 2010-2020 không có chênh lệch đáng kể giữa các năm trong cả ba thước đo QTLN_1, QTLN_2, QTLN_3. Giai đoạn 2012-2014 và 2019-2020 mức độ quản trị lợi nhuận của các công ty có


phần thấp hơn so mức trung bình của giai đoạn. Ngược lại, năm 2017 là năm các công

ty có mức độ quản trị lợi nhuận cao nhất, thể hiện sự hạn chế về CLTT kế toán.


Xét trên khía cạnh sai sót trên BCTC, Đồ thị 4.2 mô tả thực trạng điều chỉnh BCTC do sai sót theo từng năm, cụ thể trong giai đoạn 2010-2020.

Đồ thị 4.2. Tỷ lệ sai sót trên BCTC theo năm từ 2010-2020


Đơn vị: %


2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

SAI_SOT_1

SAI_SOT_2

SAI_SOT_3

SAI_SOT_4

chênh lệch LN

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2


Tỷ lệ sai sót BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam luôn ở mức cao khoảng 70% trong giai đoạn từ 2010-2020 và không có chênh lệch đáng kể giữa các năm. Trong đó, giai đoạn 2011-2013 được coi là thời kỳ các công ty phải điều chỉnh báo cáo sau kiểm toán nhiều nhất. Đây cũng là giai đoạn bất ổn của TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008, đồng thời các công ty phải chịu kết quả kinh doanh không thuận lợi. Tỷ lệ này có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, thấp nhất là năm 2020, ở mức 68,6%. Xu hướng này cũng tương tự khi xét tới tỷ lệ sai sót theo mức trọng yếu 5% và 10%, hoặc nhận


ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần. Giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ sai sót trọng yếu ở mức cao, sau đó có chiều hướng giảm, thấp nhất là năm 2020. Nhìn chung năm 2011 là năm các công ty niêm yết Việt Nam có CLTT kế toán thấp trong giai đoạn 2010-2020 khi có giá trị quản trị lợi nhuận và sai sót ở mức cao. Đây cũng là thời khó khăn của TTCK Việt Nam khi VNIndex mất 27,55% còn 351,55 điểm, HNX- Index mất 48,6% dừng tại 57,6%, thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng, kinh tế vĩ mô bất lợi khi lạm phát tăng kỷ lục với CPI lên tới 18,5%. Kết quả kinh doanh yếu kém cùng giá cổ phiếu ở mức rất thấp với 433 mã cổ phiếu có giá dưới 10.000 đồng và 186 mã cổ phiếu có giá dưới 5.000 đồng trên tổng 696 mã cổ phiếu, đã gây áp lực lớn đối với các công ty niêm yết dưới sức ép của cổ đông. Vì vậy, giai đoạn này, xu hướng điều chỉnh thông tin kế toán trở nên rõ ràng hơn so với các thời kỳ ổn định, đặc biệt là so với năm 2020, là năm TTCK Việt Nam có thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ.

4.1.3. Thực trạng chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết theo ngành


Bảng 4.3 cung cấp thông tin về vấn đề quản trị lợi nhuận ở từng ngành theo ba thước đo QTLN_1, QTLN_2, QTLN_3. Mặc dù phân ngành cấp 1 của ICB có 10 ngành, tuy nhiên do cách tính các khoản dồn tích bất thường ước lượng với các doanh nghiệp trong cùng ngành và cùng năm với mỗi ước lượng đòi hỏi tối thiểu có 15 quan sát, do đó hai ngành có ít quan sát là dầu khí và viễn thông bị loại khỏi dữ liệu. Do vậy, Luận án mô tả thực trạng CLTT kế toán theo 8 ngành là công nghệ thông tin, công nghiệp, dịch vụ tiêu dùng, dược phẩm và y tế, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, tiện ích công cộng và tài chính. Trong đó, bộ dữ liệu không bao gồm các định chế tài chính như ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các công ty cung cấp dịch vụ tài chính do sự khác biệt về đặc điểm báo cáo tài chính của các công ty này. Vị vậy, ngành tài chính được mô tả trong bảng 4.3 chỉ bao gồm các công ty bất động sản (chi tiết phân ngành ICB, Phụ lục 1).

Với sự đồng đều ở cả 3 thước đo QTLN_1, QTLN_2, QTLN_3, bảng 4.5 cho thấy hiện tượng quản trị lợi nhuận xảy ra phổ biến ở các công ty thuộc ngành nguyên vật liệu với mức độ quản trị lợi nhuận trên 3 thước đo lần lượt là 0,0867; 0,0882; 0,0873 và ngành tài chính lần lượt là 0,0953; 0,0938; 0,0934, trong khí đó các công ty trong ngành dược phẩm y tế và tiện ích công cộng, mức độ quản trị lợi nhuận có


phần thấp hơn khi nhỏ hơn 0,07. Nguyên nhân là do các ngành nguyên vật liệu và tài chính với đặc điểm riêng có về TTKT phát sinh nhiều ước tính liên quan tới trị giá hàng tồn kho và các khoản đầu tư, do vậy khả năng điều chỉnh dẫn tới phát sinh các khoản dồn tích bất thường sẽ cao hơn các ngành còn lại.

Bảng 4.3. Mức độ quản trị lợi nhuận các công ty niêm yết theo ngành


Ngành

QTLN_1

QTLN_2

QTLN_3

Công nghệ Thông tin

0,0794

0,0834

0,0802

Công nghiệp

0,0782

0,0788

0,0764

Dược phẩm và y tế

0,0603

0,0612

0,0541

Dịch vụ tiêu dùng

0,0751

0,0756

0,0753

Hàng tiêu dùng

0,0840

0,0859

0,0853

Nguyên vật liệu

0,0867

0,0882

0,0873

Tiện ích công cộng

0,0664

0,0665

0,0664

Tài chính

0,0953

0,0938

0,0934

Tổng

0,0801

0,0809

0,0793

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2


Bên cạnh đó, bảng 4.4 cho thấy tình trạng sai sót trên BCTC xảy ra phổ biến trên tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh của các công ty niêm yết, trong đó, các ngành có tỷ lệ sai sót lớn nhất là công nghệ thông tin, tiếp đó là hàng tiêu dùng và tài chính. Khi xét theo quan điểm trọng yếu, thứ tự này lần lượt là công nghệ thông tin, tài chính và nguyên vật liệu.

Ngành công nghệ thông tin có tỷ lệ công ty có sai sót dẫn đến điều chỉnh lại báo cáo sau kiểm toán lên tới 88,6%, trong đó có 35,4% sai sót ở mức trọng yếu 5%, và 27,7% sai sót trọng yếu ở mức 10%. Nếu kết hợp với việc nhận được ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, con số này lần lượt là 43,1% và 36,9% Một số công ty điển hình trong hoạt động trong ngành có mức sai sót sau kiểm toán lớn như Công ty Cổ phần công nghệ viễn thông Saigontel (SGT) khi liên tiếp hàng năm có sai


sót trên BCTC với giá trị lớn. Năm 2015, SGT bị điều chỉnh giảm lợi nhuận sau kiểm toán ở mức 15,7 tỷ đồng, tương ứng với 41% so với báo cáo tự lập, chủ yếu do tính sai giá vốn. Năm 2016, Công ty bị ghi giảm lợi nhuận sau kiểm toán là 18,7 tỷ đồng, tức là 26,8% so với trước kiểm toán, chênh lệch phần lớn liên quan tới dự phòng. Đến năm 2017, lợi nhuận sau kiểm toán của SGT bị ghi giảm 35,4 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 24,2% so với trước kiểm toán, nguyên nhân chủ yếu do lỗi phần mềm khi ghi nhận thiếu giá vốn hàng bán. Sang năm 2018, công ty này có mức giảm lợi nhuận sau kiểm toán 7,1 tỷ đồng, tương ứng với 5,6% so với lợi nhuận trước kiểm toán do bị loại một số các khoản doanh thu không đủ điều kiện và chưa đánh giá chênh lệch tỷ giá. Hầu hết các sai sót của SGT và các công ty trong ngành đều có liên quan tới công tác ghi nhận doanh thu và giá vốn của đơn vị do đặc điểm ngành nghề.

Các công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng cũng có tỷ lệ sai sót cao lên tới 81,7%, trong đó có 23,5% sai sót ở mức trọng yếu 5%, và 14% sai sót trọng yếu ở mức 10%. Khi kết hợp với việc nhận được ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, con số này lần lượt là 25,9% và 16,9%. Một số công ty trong ngành có mức độ sai sót lớn, phải kể đến trường hợp của Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 (TS4). Năm 2016, công ty thông báo lợi nhuận trước kiểm toán ở mức 7,3 tỷ, tuy nhiên sau kiểm toán, công ty điều chỉnh kết quả kinh doanh thành lỗ 6,6, tỷ, chênh lệch 14 tỷ, tức là chênh lệch 190% so với báo cáo tự lập. Sai sót nghiêm trọng này là một trong số liên tiếp các báo cáo chênh lệch sau kiểm toán TS4, như năm 2010, lợi nhuận bị điều chỉnh giảm là 27,1%, năm 2011 là 37,4%, 2012 là 7,3%, 2013 là 44,7%, 2015 là 20,1%,

2017 là 25,6%. Phần lớn nguyên nhân của các sai sót này phát sinh liên quan tới việc tính sai giá vốn hàng bán của công ty.

Bên cạnh đó, một số ngành có tỷ lệ sai sót trên BCTC thấp hơn so với trung bình, phải kể tới tiện ích công cộng, dịch vụ tiêu dùng, và dược phẩm y tế, lần lượt là 68,9%, 72,2% và 74,5%. Trong đó ngành dược phẩm y tế được coi là ngành nghề có tỷ lệ sai sót trọng yếu thấp nhất, với tỷ lệ sai sót ở mức 15,3% so với mức 21,8% và 17,6% của ngành dịch vụ tiêu dùng và tiện ích công cộng, khi xét trên mức trọng yếu 5%.

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí