xem một tiêu chuẩn môi trường quốc tế có thể đạt được những mục đích sau hay không:
o Đề xuất một phương thức chung trong việc quản lý môi trường.
o Tăng cường năng lực tổ chức để đánh giá và đạt được sự cải thiện trong công tác môi trường.
o Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và xóa bỏ các hàng rào thương mại.
Các thành viên của SAGE thảo luận về mối liên quan giữa các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn quản lý môi trường. Sau đó các thành viên của SAGE đã kết luận rằng kiến thức cần cho việc quản lý môi trường thì khác biệt với kiến thức về chất lượng. Vì vậy, vào năm 1992, SAGE đã đề nghị thành lập một ủy ban kỹ thuật của ISO có nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường EMS (Environment Management System) chung cho toàn cầu. Ủy ban kỹ thuật mới, ISO TC 207, họp lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1993 và tại thời điểm này SAGE được giải thể. Mục đích của việc khởi xướng mới này là:
Cung cấp cơ sở cho việc hòa nhập các tiêu chuẩn hiện có cũng như các nỗ lực trong tương lai trong lĩnh vực này, nhằm tạo điều kiện cho thương mại quốc tế.
Hỗ trợ việc “bảo vệ môi trường cân đối với những nhu cầu kinh tế xã hội” bằng cách đảm bảo cho các tổ chức có được những công cụ để đạt được và cải thiện về biện pháp trong hoạt động môi trường.
8.2.2 Thành phần và cấu trúc TC 207
TC 207 là một Ban tổ chức chuyên về kỹ thuật của ISO 14000. Số các nước tham gia vào Ủy ban kỹ thuật 207 ngày càng tăng, có đến 64 nước tham dự cuộc họp lần đầu tiên tổ chức vào tháng 6 năm 1995 (gần 60% tổng số các thành viên của ISO).
Có thể bạn quan tâm!
- Khu Bảo Tồn Tài Nguyên Động Thực Vật
- Khu Hành Chính Và Công Viên Sinh Thái Nhân Văn Actmang:
- Du lịch sinh thái - 20
- Du lịch sinh thái - 22
- Du lịch sinh thái - 23
- Du lịch sinh thái - 24
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
TC 207 được chia thành 6 tiểu ban quốc tế và một nhóm công tác. Các thành viên của tiểu ban bao gồm đại diện các ngành công nghiệp, các tổ chức tiêu chuẩn, chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức môi trường và các nhóm khác có quan tâm. Mỗi Tiểu ban (TB) chịu trách nhiệm về một lĩnh vực quản lý môi trường cụ thể:
TB1: Các hệ thống quản lý môi trường;
TB2: Đánh giá môi trường (EA – Environmental Auditing)
TB3: Cấp nhãn môi trường (EL – Environmental Labelling)
TB4: Đánh giá kết quả về hoạt động môi trường (EPE – Environmental Performance Evaluation)
TB5: Phân tích chu trình sống (LCA – Life Cycle Analysis)
TB6: Khía cạnh môi trường trong các tính chất sản phẩm (EAPS – Mỗi một nước lập ra một nhóm tư vấn kỹ thuật (TAG) cho tiểu ban quốc tế. Mục đích đầu tiên của TAG ở mỗi nước là triển khai và đưa tới ISO quan điểm của mỗi quốc gia về từng tiêu chuẩn riêng biệt dưới dạng góp ý và bỏ phiếu kín
ISO
GENEVER
Hình 8.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ISO
TC 176 CANADA ISO 9000
TC 207 CANADA ISO
SC1 EMS
Anh
SC2 EA
Hà Lan
SC3 EL
Úc
SC4 EPE M
SC5 LCA
Pháp
SC6 EPAS
Na Uy
- Phạm vi của TC 207
Phạm vi hoạt động của TC 207 là “Tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực các hệ thống và công cụ quản lý môi trường”. ISO 14000 nghiên cứu và xây dựng các phương pháp và hệ thống quản lý chứ không phải là các tiêu chuẩn về sản phẩm hay các tiêu chuẩn kỹ thuật. Mục đích cuối cùng của TC 207 sẽ là một hệ thống đầy đủ các tiêu chuẩn cho mọi khía cạnh quản lý môi trường.
Các tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn cho cả quá trình chứ không phải tiêu chuẩn để thực hiện công việc. Các tiêu chuẩn đó tập trung vào việc xây dựng một hệ thống để hoàn thành các sách lược, các đối tượng và mục tiêu do công ty đề ra. Các tiêu chuẩn không chỉ ra cách thức để một tổ chức đạt được mục đích trên hoặc miêu tả những điều liên quan.
Tóm lại, ISO 14000 tập trung vào các quá trình cần thiết để đạt được kết quả, chứ không phải bản thân các kết quả đó. Mục đích nhằm tăng sự tin cậy của khách hàng, rằng một tổ chức có một hệ thống thích hợp thì sẽ dẫn đến việc thực hiện các công tác bảo vệ môi trường tốt hơn.
8.2.3 Tại sao chứng nhận hệ thống quản lý ISO 14000, LCA?
Sự cạnh tranh từ thị trường, các yêu cầu của khách hàng và luật định cùng với các mong đợi từ xã hội đang tác động lên kinh doanh. Hình ảnh của tổ chức và sự tồn tại, phát triển không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn liên quan đến sự cam kết của tổ chức đó và các thành quả đạt được liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe, an toàn và các khía cạnh xã hội, đạo đức kinh doanh. Riêng đối với DLST, nó cũng là một lĩnh vực dịch vụ. Công ty DLST nào cũng phải cạnh tranh lành mạnh với nhau về chất lượng phục vụ trong đó có chất lượng môi trường và bảo vệ tài nguyên. Ví dụ, một công ty DLST đặt trong một Vườn Quốc gia, nếu không bảo vệ Tài nguyên rừng, bảo vệ thú, cây rừng và cảnh quan thì làm sao có thể phát triển DL được!
Chứng nhận và đánh giá độc lập hệ thống quản lý của một tổ chức về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe, trách nhiệm xã hội tạo nên sự tin cậy vào năng lực nhằm đáp ứng các yêu cầu làm tăng thêm hình ảnh của doanh nghiệp có trách nhiệm do quan tâm đến môi trường và xã hội. Công ty DLST càng cần phải có sự tín nhiệm đó, nhất là đối với khách từ các nước phát triển và khách nghiên cứu sinh thái.
8.3 QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG VÀ XIN CHỨNG NHẬN
Cũng giống như các công ty của các lĩnh vực hay các ngành khác, công ty DLST muốn có chứng nhận ISO 14000, LCA cũng phải qua các bước thực hiện thể hiện sơ đồ sau đây. Tất nhiên, sơ đồ này chỉ đưa ra những bước chung, mà từ đó ta cụ thể hoá chúng, để thực hiện dễ dàng hơn.
8.3.1 Sơ đồ các bước thực hiện
Lãnh đạo đưa ra cam kết thực hiện
Lập nhóm chuyên trách về ISO
Tìm hiểu yêu cầu của TC ISO 14001
Tiền đánh giá nội bộ sơ bô
Xác định các khía cạnh MT, mục tiêu và chỉ tiêu MT, chính sách MT
Xây dựng chương trình QLMT
Xác định cơ cấu trách nhiệm
Xây dựng hệ thống văn bản về HTQLMT
Thực hiện chương trình QLMT
Nâng cao nhận thức về MT cho công nhân
Đánh giá nội bộ
Đánh giá của bên thứ 3
Nhận chứng chỉ
164
8.3.2 Tiếp xúc và lên kế hoạch cùng nhà tư vấn
Muốn cho Khu DLST của mình có chứng nhận ISO14001, LCA cần có sự giúp đỡ của các nhà tư vấn. Đây là giai đoạn Công ty cần phải đánh giá tác động môi trường, xem xét hiện trạng môi trường tại Công ty mình, khả năng áp dụng của Công ty và đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng một chính sách môi trường,bảo vệ tài nguyên và thiết lập các mục đích cũng như mục tiêu là rất quan trọng. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc, nhà tư vấn và công ty cần phải ký hợp đồng giao ước sơ bộ, xem xét khả năng về tài chính để hoạch định kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn.
8.3.3 Áp dụng Hệ Thống QLMT theo TC ISO 14001 cho Đơn vị DLST
Trong giai đoạn này, công ty phải xây dựng được chính sách môi trường dựa trên các mục tiêu và chỉ tiêu. Đào tạo nguồn nhân lực trong công ty để duy trì quá trình áp dụng tiêu chuẩn thông qua các bộ thủ tục môi trường, sổ tay môi trường. Đây là một quá trình đòi hỏi sự đáp ứng về mọi mặt của Công ty DLST , bao gồm việc thành lập và sự chấp thuận của Ban quản lý cao nhất cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, nguồn tài chính và quá trình duy trì bộ thủ tục phải luôn ổn định.
8.3.4 Chứng nhận và duy trì tiêu chuẩn
a. Bắt đầu bằng cách nào?
Doanh nghiệp DLST chỉ cần điền thông tin yêu cầu báo giá và gửi đến văn phòng của một tổ chức chứng nhận có chức năng, sẽ được cung cấp dịch vụ bao gồm cả đánh giá thử (không bắt buộc) để giúp doanh nghiệp xác định sự sẵn sàng cho chứng nhận. Đây cũng là công cụ để phân tích xác định những điều còn thiếu sót để tổ chức tập trung nỗ lực trong giai đoạn triển khai xây dựng hệ thống quản lý môi trường.
b. Đánh giá chứng nhận
Bước này đòi hỏi phải qua các khâu sau:
- Xem xét tài liệu: Tài liệu của hệ thống quản lý được xem xét, đánh giá sự đầy đủ dựa vào tiêu chuẩn.
- Tham quan: Cần tổ chức một buổi tham quan chính thức toàn bộ khu DLST kể cả khu vực nhà hàng, khách sạn và những mô hình DLST trong khu hay theo tuor. Trong buổi tham quan này, chuyên gia đánh giá CEER sẽ đánh giá mức độ áp dụng của hệ thống quản lý và xác định những điều không phù hợp khi áp dụng để tổ chức lưu ý trước khi đánh giá chứng nhận. Buổi tham quan này bao gồm cả đánh giá tài liệu, lập chương trình đánh giá và xác nhận phạm vi đánh giá.
- Đánh giá chứng nhận: Sau khi tham quan và đã có hành động sửa chữa những điều không phù hợp từ phía tổ chức và thỏa thuận về kế hoạch đánh giá, sẽ thực hiện đánh giá. Các phát hiện trong quá trình đánh giá sẽ được thông báo cho tổ chức được đánh giá.
- Hành động khắc phục và theo dõi giám sát: Tổ chức được đánh giá sẽ đưa ra các hành động khắc phục cho các điểm không phù hợp để chuyên gia đánh giá xem xét. Thời gian áp dụng hành động khắc phục được thỏa thuận. Nếu không thể áp dụng ngay, khi đó CEER sẽ xác nhận hoàn tất hành động khắc phục bằng cách xem xét tài liệu hồ sơ hay đánh giá lại.
- Chứng nhận phù hợp: Sau khi đã thỏa mãn các yêu cầu đánh giá chứng nhận, tổ chức được chứng nhận sẽ nhận chứng chỉ phù hợp cho hệ thống quản lý có giá trị trong 03 năm.
c. Duy trì chứng nhận phù hợp
Muốn duy trì chứng nhận ISO 14000, LCA đã được cấp, cần phải tiến hành các bước sau:
Kiểm soát hệ thống tài liệu: Tổ chức được cấp giấy chứng nhận phải lưu giữ sổ tay hệ thống quản lý môi trường được kiểm soát. Khi có sự thay đổi phải thông báo cho CEER và nên tham khảo ý kiến CEER trước khi có những thay đổi lớn đối với hệ thống trong thời hạn hiệu lực của chứng nhận.
Đánh giá giám sát: Chương trình đánh giá định kỳ được thỏa thuận với tổ chức chứng nhận. Phạm vi của đánh giá giámsát được xác định để bảo đảm cả hệ thống quản lý môi trường đều được đánh giá ít nhất một lần trong thời hạn hiệu lực của chứng nhận và cũng giống như chứng nhận lần đầu, các điều được phát hiện khi đánh giá phải được thỏa thuận và áp dụng hành động khắc phục.
Tái chứng nhận: Được thực hiện sau 03 năm. Phạm vi chứng nhận được thỏa thuận với tổ chức trước khi thực hiện đánh giá.
Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên)
Quy trình chứng nhận ISO 14000
Đánh
Giá Lại
Hành Động Khắc Phục
No
Xem Xét Sổ Tay
Tham
Quan
Đánh Giá Chứng Nhận
Hoàn Toàn Phù Hợp ?
1
Không phù hợp Không phù hợp 2
Yes
Đầy đủ Áp dụng Phù hợp
No
Hành Động
Khắc Phục
Xem Xét Tài Liệu
CERTIFICATION
DNV
ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT
TÁI CHỨNG NHẬN
3
Năm
DUY TRÌ
150
8.4. ỨNG DỤNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG KHÁCH SẠN CỦA HỆ THỐNG DLST
Bất cứ một công ty DLST nào, hay một khu DLST nào cũng phải có hai phần: Phần thứ nhất, đối tượng tham quan DL như rừng, vườn, cây, hồ, sông trong đó có nhiều mô hình DLST. Phần thứ hai, khu vực hậu cần dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, khách sạn, nhà hàng. Trong phần hai này cũng phải tuân thủ quản lý môi trường theo ISO 14000.
Hiện nay, ở các khách sạn tồn tại những phương thức khác nhau cho quản lý môi trường. Nhiều địa phương trong nước đã lập nhiều kế hoạch, sơ đồ quản lý theo mô hình này nhằm mục đích thành công hơn nữa trong công nghiệp du lịch. Trong đó, những mô hình quản lý này có thể giúp những ông bầu du lịch trong những vấn đề về kinh doanh du lịch và gìn giữ môi trường, tăng tốc độ thi hành một cách có hiệu quả cùng với những giải pháp khả thi. Từ đó rút ra những phương thức theo dõi, khảo sát, đánh giá và báo cáo một cách đúng đắn và đầy đủ về thực trang môi trường (UNEP, 1998). Ở nước ta, những khu vực, vị trí vui chơi, giải trí khác nhau thuộc sự quản lý của những công ty khác nhau, những nơi dành cho thanh niên và mọi người cắm trại đã được phát triển nhằm tạo một nơi thư giãn, giải trí cho mọi người để tăng nguồn thu nhập và thu hút khách du lịch. Song song những dịch vụ giải trí, để thu hút khách du lịch những công ty này cần phải ứng dụng hệ thống quản lý môi trường vào trong công ty họ với những phương thức, dụng cụ có cấu trúc và hệ thống hơn bao gồm : kiểm định môi trường - EA (Environmental Auditing), đánh giá tác động đối môi trường - EPE (Environmental Performance Evaluation), hệ thống quản lý môi trường - EMS (Environmental Management Systems). Một số nước tiên tiến như Tây Ban Nha đã bắt đầu giới thiệu, ứng dụng EMS (Environmental Management System) theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 và EU với sơ đồ quản lý và kiểm toán (EAMS)
Các tiêu chuẩn ISO 14000 miêu tả những yếu tố cơ bản của một hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu. Những yếu tố này bao gồm việc xây dựng một chính sách về môi trường, xác định các mục đích và mục tiêu, thực hiện chương trình để đạt được những mục tiêu đó. Sau đo, giám sát và đánh giá hiệu quả của nó, điều chỉnh các vấn đề và kiểm tra hệ thống để cải thiện nó và cải thiện tác động chung đối với môi trường.
Tình hình phát triển nói trên đã tạo sức ép đối với các công ty du lịch đối với việc tăng cường trách nhiệm về môi trường. Từ trước đến nay, thành tích kinh doanh và bảo vệ môi trường thường được xem như những vấn đề trái ngược nhau. Nhiều công ty du lịch cho rằng, chi phí bảo vệ môi trường làm cản trở quá