Kết Luận Về Sự Thích Ứng Nói Chung Của Cha Mẹ Có Con Mắc Chứng Tự Kỉ

quanh, đánh con lớn, chán nản buông xuôi không dạy con học nữa, giao phó số phận của con cho cô. Từ những khó khăn về cảm xúc mà chị đã có những hành vi tiêu cực đến con. Từ trường hợp trên cho thấy chủ thể đã thích ứng thấp với hoàn cảnh có con tự kỉ của mình, chị chưa vượt qua được các dào cản của xã hội và ngay chính bản thân mình chị cũng chưa chiến thắng được. Như vậy, chị thích ứng khó khăn với hoàn cảnh có con tự kỉ của mình.

3.4.2. Trường hợp thứ hai

Chị N.T.H.Ng sinh năm 1979 tại Hưng Yên, là giáo viên tại một trường Trung học Cơ sở. Chị kết hôn năm 2004. Hiện nay, chị có một con gái đang học lớp 4 và một con trai 3.5 tuổi. Chồng chị là bộ đội chuyên nghiệp tại cơ sở quân sự huyện. Đời sống kinh tế gia đình tương đối khá giả, no ấm, hạnh phúc. Nhưng rồi mọi chuyện như thay đổi hẳn từ tháng 11/ 2012. Đó là ngày con trai chị nhận được kết quả chẩn đoán của bệnh viện Nhi TW “Cháu có biểu hiện tính tự kỷ”. Trong nhật kỷ của chị có ghi lại: “Bác sĩ nói: Con chị có biểu hiện của tính tự kỷ. Mình không hiểu gì hết. Nhưng sau khi được bác sĩ giải thích cặn kẽ thì một cách vô thức tay mình đã quàng chặt lấy H như sợ đứa con của mình sẽ rơi tuột mất. Lúc đó mình cảm thấy sao nhỉ? Một cảm giác thật khó tả, mồ hôi vã ra, nước mắt thì nhau chảy, mình không nghe thấy bất kì tiếng gì bên tai nữa. Một cảm giác tê liệt của một người đã chết nửa linh hồn”. Trước kia chị chưa bao giờ nghe nói về chứng bệnh này, trong đầu chị không hề có khái niệm về nó. Nhưng hôm nay, không phải ai xa lạ đã để chị phải biết đến chứng bệnh kì quái kia. Vô cùng đau đớn “cảm giác tê liệt như chết nửa linh hồn” chị đã không thể kiềm chế nổi cảm xúc nữa, đất trời xung quanh chị như sụp đổ hoàn toàn “mồ hôi vã ra, nước mắt thi nhau chảy, chị không nghe thấy

tiếng gì bên tai nữa”. Một nỗi sợ vô hình đã bủa vây kín tâm hồn người mẹ trẻ ấy,chị sợ làm tuột mất đứa con bé bỏng của mình.

Trở về nhà thấy cơ mặt chị như chảy xuống, mắt đỏ hoe, ai hỏi chị làm sao thế chị cũng không rằng không nói. Chị ôm con từng bước nặng nề bước lên trên tầng 2, đi thẳng tới giường và nằm vật xuống. Người phụ nữ đảm đang của ngày thường trong chị hôm nay biến đâu mất rồi. Trời đã tối, chị không đi đón con, cô giáo gọi về chị không nghe máy, cô giáo gọi cho bố cháu. Về nhà thấy cửa im lìm, cơm nước chưa nấu, anh H có dự cảm không tốt đi thẳng lên phòng vơ, thấy vợ đang nằm khóc, đứa con đang ngủ. Anh hỏi chị “Em đưa con đi khám sao rồi?”. Chị khóc “con bị tự kỷ anh ạ”. Anh cũng không hiểu gì cả, chị giải thích. Anh cũng ngồi lặng người đi. Tối đó cả nhà không ai thèm cơm nước gì cả, bé L phải sang bà ngoại ở ngay bên cạnh ăn cơm. Anh chị mỗi người một cái máy tính, không ai bảo ai lên google tìm thông tin. Và càng đọc, chị càng thấy “chân tay mình mất hết sức lực”. Đêm đó, chị không tài nào chợp mắt được, chị cứ quay bên nọ bên kia “mà sao đêm nay tiếng dở mình của hai vợ chồng nghe cũng nặng nề thế”. Rồi sáng hôm sau, chợt anh H thức dậy nói rất to “không sao đâu em ạ, sẽ có cách mà”. Những ngày sau đó anh tra hỏi thông tin về bệnh qua những người quen, chị lúc nào cũng ủ rũ, nhà cửa nhìn bẩn thỉu, bừa bộn, quần áo chất đống trong nhà tắm chưa giặt, cơm nước ăn cho qua bữa, không còn bày vẽ món nọ món kia nữa, chị làm gì còn tâm trí để làm những việc đó nữa. Một tuần trôi qua vô nghĩa. Rồi có một người cùng cảnh ngộ mách có cô giáo đến dạy con, họ như vớ được một cái phao cứu sinh, trong họ bừng lên hi vọng, họ xin bằng được số của cô giáo để mang con đến gặp. Từ hôm đó, con bắt đầu được bố mẹ và cô cùng phối hợp can thiệp. Những ngày đầu đứa trẻ khóc thảm thiết để ăn vạ, phá quấy không chịu học “thấy con khóc, mẹ ngồi ngoài cũng khóc theo. Dường như có

muối đang sát vào lòng mẹ. Thấy thương con trai mẹ lắm nhưng cô giáo bảo mẹ tuần đầu không được vào. Làm sao bây giờ. Mẹ đi đi lại lại mãi mà sao chưa hết một tiếng. Mẹ thấy bồn chồn, không yên”. Cô giáo khuyên mẹ phải tích cực dạy con, mẹ cố gắng dạy “nhưng sao con không học mà lại cứ ngồi khóc thế. Lúc đó cơn điên trọng mẹ nổi lên. Mẹ đã lấy tay đấm con một cái. Rồi mẹ nhìn bàn tay mình và không thể hiểu nổi mình đã làm gì. Mẹ là một giáo viên cơ mà, một giáo viên chưa từng biết đến đánh học sinh là gì, một người quen dùng lời lẽ để dạy bỏ con cái mà sao hôm nay mẹ lại đánh con. Mẹ không thể hiểu nổi mẹ nữa”. Càng ngày, mọi thứ càng khó khăn hơn khi sự tiến bộ của H trở nên chậm chạp, một tháng đã trôi qua con dường như không mấy tiến bộ, đi làm về chị gọi mãi mà con không thưa, chị ôm con vào lòng thì con cứ ưỡn người tụt xuống, cho cái gì thì cũng không ăn chỉ ngồi vân vê quả bóng màu đỏ. Cũng một tháng trôi qua, chị sút đi 10kg thịt, từ một người béo tốt nay chị trở nên hốc hác, ai nhìn vào cũng phải xót xa, chị gái của chị nhìn thấy em như vậy nói “Dì phải cứng rắn lên chứ…” Chị lại khóc oà, rối dần dần không ai dám nói gì, hỏi gì chị nữa. Chị vác một cái xác không hồn tới trường, không thể tập trung dạy dỗ nữa. Các đồng nghiệp thương cảm thay nhau dạy giúp chị một số tiết có thể. Hàng xóm biết chuyện có người xì xào “con mình còn không dậy được làm sao dậy được con người. Lúc đó chị cảm thấy rất đau, một cảm giác buốt nhói, một sự ám ảnh mà cứ nhắm mắt lại chị lại thấy câu nói đó hiện về”. Những lời ác ý của người hàng xóm kia làm quyết tâm dạy con trong chị như dâng cao. Một ngày chị dạy bé 3 tiếng, gia đình ai cũng phản đối nhưng chị vẫn dạy. Tháng thứ hai, chị quyết định ho con đi nhà trẻ. Chị băn khoăn quay sang hỏi tôi “Em nghĩ chị có nên nói với cô giáo là cháu bị tự kỷ nhờ cô để ý không? Chị sợ lắm, chị sợ mọi người nhìn mình với ánh mắt thương hại. Chị sợ mọi người không hiểu lại xoi mói con chị”.

Khó khăn chống chất khó khăn, chị quyết tâm xin nghỉ dạy không lương để theo con ra Hà Nội chữa bệnh. Ra đây chị ở nhờ ở căn phòng của một đứa cháu. Anh vẫn đi làm để duy trì kinh tế, một mình chị theo con ra đây, cứ cuối tuần anh lại ra thăm con. Cũng vì thế chị luôn miệng than vãn đến mức khi tôi về nhà con gái chị cũng đã thuộc điệp khúc của mẹ khi nói “mẹ cháu lúc nào cũng kêu không có ai giúp tôi cả. Sao một mình tôi cứ phải đơn độc, chỉ một mình tôi thôi chống chọi với bệnh tật của con thế này”. Ra Hà Nội không còn người giúp đỡ chị như ở nhà nữa, chị phải tự mình làm mọi thứ từ việc đưa con ra viện khám, từ việc đưa con đến trung tâm can thiệp đến việc chăm lo, dạy dỗ con ở nhà. Chị viết “Những lúc một mình đưa con tất tả chạy từ khoa nọ tới khoa kia ở bệnh viện mình cảm thấy rất tủi thân và thế là nước mắt cứ trào ra. Lên đây con suốt ngày ốm đau không đi học được mình thấy chán quá. Ở nhà mọi người lại gọi điện lên khuyên về vì ở đó biết chữa cho con có thành công không mà ở nhà không có ai lo cơm nước, kèm cặp đứa lớn học, chồng thì nhiều đêm ở co quan không về, chả biết bận việc thật hay thế nào…” Trong đầu chị là một mớ những thứ cần đem ra cân đo đong đếm, khéo lại được thứ nọ mất thứ kia, chị vừa phải lo chữa bệnh cho con, chị vứa phải lo về kinh tế vì chữa trị cho con tốn kém phải vay mượn thêm, chị lại phải lo đứa lớn không có mẹ sao nhãng học hành, giờ chị lại phải lo giữ chồng nữa…Và rồi chị cũng quyết định về quê. Nhưng từ ngày về, tâm trạng của chị ngày càng tệ hơn, lúc nào chị cũng cảm thấy cô đơn, không có ai giúp đỡ và không thể hi vọng nhiều vào tương lai của con nên mặc dù con đã biết nói chị vẫn chép miệng trả lời những người hỏi thăm “ôi, thế này thì ăn thua gì, chán lắm”.

Qua những dẫn chứng ở trên ta thấy, chị N.T.H.NG gặp khó khăn tâm lý rất lớn trên cả ba mặt nhận thức – thái độ - hành vi. Trước kia chị không hề biết tới hội chứng tự kỷ và khi biết tới nó chị luôn có thái độ chán

nản, buồn bã, tuyệt vọng, cảm giác cô đơn, hụt hẫng, chị có quá nhiều mối bận tâm và chị đã thường xuyên sao nhãng việc nhà, không hoàn thành được việc ở trường, có hành vi đánh con… dẫn đến quá trình thích ứng kém.

Qua hai trường hợp cụ thể phân tích chúng tôi thấy, cha mẹ ban đầu ai cũng gặp khó khăn trong việc thích ứng tâm lý với chính bản thân mình, rồi với đứa con tự kỉ. Hoàn cảnh mới yều cầu phải có những thay đổi để thích ứng với nó. Tuy vậy không phải cha mẹ nào cũng vượt được lên tất cả các yếu tố dào cản để tạo cho mình một tâm thế vững vàng trong cả nhân thức, thái độ- tình cảm và hành vi. Từ đó tạo nên sự thích ứng tích cực về mọi mặt nhận thức, thái độ- cảm xúc, hành vi với hoàn cảnh có con tự kỉ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 11

1. Kết luận

1.1. Kết luận về sự thích ứng nói chung của cha mẹ có con mắc chứng tự kỉ

Nhìn chung sự thích ứng của cha mẹ cới hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ chỉ ở mức trung bình. Có cha mẹ thích ứng tốt. Nhưng cũng có cha mẹ thích ứng còn chậm. Sự thích ứng không đồng đều đó của các cha mẹ phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

1.2. Kết luận về sự thích ứng trên các phương diện nhận thức, thái độ - tình cảm, hành vi của cha mẹ có con mắc chứng tự kỉ

Thực trạng thích ứng với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ về mặt nhận thức cho thấy đa số phụ huynh nhận thức các thông tin về tự kỉ từ nhiều nguồn nhưng, họ có cái nhìn khách quan về vấn đề nhưng để chắc chắn về mọi nguồn thì họ chưa có. Đa số phụ huynh vẫn nghe, nhìn được gì thì cố gắng tin và thử làm theo, chưa có một cái định hướng nhận thức chuẩn nào.

Thực trạng thích ứng với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ về mặt thái độ biểu hiện rằng các cha mẹ có thái độ tích cực nhiều hơn là thái độ tiêu cực. Sự khó khăn về phương pháp, về sự tiến bộ của trẻ và về sự đa dạng phức tạp của bênh đôi khi khiến phụ huynh có cảm xúc tiêu cực với con.

Thực trạng thích ứng về mặt hành vi cho thấy các cha mẹ có nhận thức đúng và thái độ tích cực khi nhìn nhận về căn bệnh, chấp nhận đứa con đặc biệt của mình thì họ sẽ có những hành vi cư xử tích cực giúp con cải thiện căn bệnh. Và cũng còn những cha mẹ chưa chấp nhận được đứa con tự kỉ nên luôn stress, có cảm xúc tiêu cực nên không tránh khỏi những phút giây gây áp lực lên con, quát mắng và thích ứng còn chậm với hoàn cảnh của chính mình- có con tự kỉ.

1.3. Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng

Cả yếu tố khách quan và chủ quan đều gây ảnh hưởng cả hai chiều với cha mẹ trong quá trình thích ứng với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với cha mẹ có con tự kỉ

Mỗi phụ huynh cần tự nâng cao nhận thức về hội chứng tự kỷ, kiên trì và quyết tâm cao trong can thiệp, giáo dục cho trẻ. Tích cực tham gia các khoá đào tạo về kĩ năng chăm sóc và giáo dục cho trẻ, phối hợp với các thầy cô về nguyên tắc và phương pháp can thiệp cho trẻ. Cân bằng cuộc sống bằng cách tự điều chỉnh bản thân, quản lý thời gian một cách hiệu quả và tập luyện sự tĩnh tâm thông qua các phương pháp thư giãn để duy trì được cuộc sống khoẻ mạnh lâu dài.

2.2. Về phía các cơ sở chẩn đoán bệnh/và, hoặc chăm chữa trẻ tự kỉ

Các chuyên gia và giáo viên thuộc lĩnh vực này cũng cần tự nâng cao nhận thức về hội chứng tự kỷ, về trẻ và gia đình trẻ để có thể giúp trẻ tiến bộ với lòng nhiệt tâm của người thầy thuốc, người thầy giáo, chia sẻ với cha mẹ trẻ tự kỷ các vấn đề liên quan đến quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tận tình.

2.3. Đối với các tổ chức xã hội

Truyền thông để các tổ chức, cộng đồng trong xã hội hiểu và chia sẻ với các gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ, nâng cao nhận thức cộng đồng để không còn hiện tượng kì thị đối với các vấn đề của trẻ tự kỷ. Mở rộng các cơ sở đào tạo giáo dục hoà nhập để trẻ tự kỷ có nhiều cơ hội hoà nhập với cộng đồng, tạo khả năng tiến bộ cho các em. Đồng thời đầu tư ngân sách cho việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong xã hội, đặc biệt là các vấn đề về sức khoẻ tâm thần trẻ em để cha mẹ giảm được sự lo lắng, áp lực đối với việc chữa trị bệnh tình cho con.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vũ Hiến Dân, Ngân Hà (2001), Văn hóa tâm lý gia đình, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội

2. Phạm Minh Hạc (1978), Tâm lý học Liên Xô, NXB Tiến Bộ, Matxcơva

3. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học Xã hội - những vấn đề lý luận, NXB KHXN

4. Vũ Thị Nho (2002), Tâm lý học phát triển, NXB ĐHQG HN

5. Nguyễn Sinh Phúc (2007), Các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học Lâm sàng

6. Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em tự kỷ, NXB Tôn Giáo

7. Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

8. Ngyễn Quang Uẩn (2005), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQGHN

9. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa Học

10. Nguyễn Khắc Viện (1999), Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam, NXB Y học Hà Nội

11. Trần Thị Kim Xuyến (2002), Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại, NXB Thống Kê

12. Trần Di Ái (dịch 1992), Phân loại bệnh quốc tế (ICD 10) về các rối loạn tâm thần và hành vi, Viện sức khỏe tâm thần Hà Nội và Bệnh viện Tâm thần Trung Ương

13. David Stafford (1998), Freud đã thực sự nói gì, NXB Thế Giới

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí