Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 12

14.Vũ Mộng Đóa (2006), Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa Công tác xã hội và phát triển công đồng trường Đại học Đà lạt, Luận văn Thạc sĩ

15. Ngô Xuân Điệp (2009), Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ tâm lý học

16. Trần Thị Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh sinh năm thứ nhất của ĐHQG với môi trường đại học, Đề tài nghiên cứu khoa học

17. Nguyễn Thị Thanh Liên (2009), Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, Luận văn thạc sỹ tâm lý học

18. Quách Thúy Minh và các cộng sự thực hiện (2004), Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ tại Khoa tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương

19. Nguyễn Thị Mẫn (2011), Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỷ trong gia đình tại Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học

20. Đặng Thị Bích Hằng, Phạm Thị Hòa, Hoàng Mai Anh (2008), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất trường ĐH KHXH và NV với mô hình đào tạo tín chỉ, Báo cáo khoa học cấp nhà nước

21. Nguyễn Xuân Nghĩa (2000), Quá trình xã hội hóa về giới ở trẻ em, Bộ giáo dục và đào tạo – Đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh

22.Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Để hiểu chứng tự kỷ, Nhóm tương trợ phụ huynh Việt Nam có con khuyết tật và chậm phát triển tại New South Wales, NXB Bamboo, Australia

23.Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Nuôi con bị tự kỷ, Nhóm tương trợ phụ huynh Việt Nam có con khuyết tật và chậm phát triển tại New South Wales, NXB Bamboo, Austrailia

24.Võ Nguyễn Tinh Vân (2004), Chứng Asperger và chứng NLD, Nhóm tương trợ phụ huynh Việt Nam có con khuyết tật và chậm phát triển tại New South Wales, NXB Bamboo, Australia

25.Võ Nguyễn Tinh Vân (2006), Tự kỷ và trị liệu, Nhóm tương trợ phụ huynh Việt Nam có con khuyết tật và chậm phát triển tại New South Wales, NXB Bamboo, Austrailia

26. World Health Organization Geneva, Trương Xuân Liễu chủ biên (1998),

Bảng phân loại quốc tế bệnh tật (tập 2), Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh

27. Nguyễn Thị Thu, Đỗ Thị Vân Anh, Hà Thị Thu An (2009), Một số test và phương pháp được dùng trong chăm chữa trẻ tự kỉ, Báo cáo nghiên cứu khoa học

28. J.Garcia Fonc, J.C. Lemaireet L, Darcourt (1996), Bệnh tự kỷ psychanalytique de Paris

29. Robert S. Feldman (2003) Những điều trọng yếu trong Tâm lý học, NXBThống kê

PHỤ LỤC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KHXH& NV Độc lập- Tự do- Hạnh phúc KHOA TÂM LÝ HỌC

o0o_

Số phiếu……………


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN


Chào anh/ chị!

Tôi là học viên Cao học, khoa Tâm lý học trường ĐH KHXH&NV- ĐHQGHN. Hiện tôi đang thực hiện Luận văn “Nghiên cứu sự thích ứng của cha mẹ ở hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ”. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh /chị bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây( khoanh tròn vào đáp án anh/chị chọn). Tôi chỉ sử dụng các thông tin của bảng hỏi được sử dụng vào mục đích nghiên cứu, mọi thông tin liên quan đến cá nhân và gia đình anh /chị đều được bảo mật. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của anh/chị


Câu 1: Con anh/ chị đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỉ ở cơ sở nào?

a. Bệnh viện Nhi TW

b. Từ một chuyên gia quen biết của gia đình

c. Tại một trung tâm giáo dục trẻ chuyên biệt

d. Từ một giáo viên chuyên dạy trẻ tự kỉ

e. Khác……………………………………………………………

Câu 2a: Anh/ chị có biết các chuyên gia đã sử dụng cách thức nào để chẩn đoán cho cháu?

a. Trò chuyện với bố mẹ

b. Vừa trò chuyện với bố mẹ vừa quan sát bé

c. Dùng trắc nghiệm

d. Trò chuyện với bé

e. Cả bốn phương pháp trên


Câu 2b: Bộ công cụ được sử dụng để Test cho con anh/chị mà các chuyên gia sử dụng là bộ công cụ nào?

f. Test theo tiêu chuẩn tự kỉ DSM- IV

g. Phiếu đánh giá mức độ tự kỉ của trẻ em (Cars)

h. Thông qua hoạt động chơi, quan sát rồi đánh giá mức độ phát triển của các kĩ năng như: Tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi, nhận thức…

i. Các công cụ khác…………………………………………..

Câu 3: Mức độ tự kỉ của con anh/chị mà các chuyên gia kết luận?

a. Tự kỉ nặng

b. Tự kỉ trung bình

c. Tự kỉ nhẹ

Câu 4: Sau khi phát hiện con có rối loạn tự kỉ anh/chị có tâm trạng như thế nào?(Có thể chọn nhiều đáp án)

a. Stress nặng dẫn đến trầm cảm

b. Mọi thứ như sụp đổ dưới chân, hoang mang, hoảng loạn

c. Không tin vào sự thật

d. Vợ chồng đổ lỗi cho nhau, nghi ngờ nhau

e. Lúc đầu buồn nhưng sau đó xác đinh được vấn đề nên thấy bình thường vì nhiều người còn có con mắc các bệnh nặng hơn

f. Tâm trạng khác……………………………………………..

Câu 5: Theo anh/ chị mức độ các nguyên nhân dẫn đến bệnh của con anh/ chị là như thế nào?(Tích dấu “+” vào mức độ anh/ chi cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh của con)?

Nguyên nhân

Rất đúng

Đúng

Phần

nào đúng

Sai nhiều

hơn đúng

Sai

a.Do đột biến gen






b.Do nhiễm độc khi tiêm vácxin






c.Do di truyền






d.Do thực phẩm nhiễm độc






e.Do cha mẹ, gia đình chưa quan tâm chăm sóc trẻ tốt






f.Khác……………..






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 12


Câu 6: Xung quanh anh/ chị đã có ai mắc chứng bệnh này chưa?

a. Trong họ hàng đã có người mắc chứng bệnh này

b. Đã có anh em ruột của trẻ bị

c. Hàng xóm có người mắc chứng bệnh này

d. Trong xã/phường có người đã mắc chứng bệnh này

e. Không có

Câu 7: Khi con anh/ chị chưa bị bệnh nhưng nhìn thấy con nhà hàng xóm được chẩn đoán là mắc rối loạn tự kỉ anh/ chị cảm thấy?

a. Rất sợ vì trẻ có rất nhiều hành vi bất thường mà anh/ chị chưa từng nhìn thấy

b. Thấy sợ

c. Thấy bình thường

d. Không có gì đáng chú ý

e. Khác……………………………………………………………

Câu 8: Anh/chị tìm hiểu các thông tin về Rối loạn tự kỉ qua?

a. Tư vấn của chuyên gia

b. Tìm hiểu qua đài báo, mạng internet

c. Qua những phụ huynh cũng có con cùng hoàn cảnh

d. Qua các buổi hội thảo do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ tổ chức

e. Đã biết từ trước

Câu 9: Sau khi phát hiện chứng bệnh của con anh/chị có cho con sử dụng hình thức can thiệp đặc biệt nào không?

a.

b. Không

Nếu anh/chị có sử dụng thì theo hình thức nào?

a. Cho con vào can thiệp bán trú tại một trung tâm chuyên biệt

b. Cho con đi học nửa ngày ở trường mầm non và nửa ngày ở trung tâm chuyên biệt

c. Cho con đi học hòa nhập và can thiệp theo giờ tại trung tâm chuyên biệt

d. Mời cô về nhà can thiệp theo giờ và đi học mầm non bình thường

Câu 10: Ngoài việc cho con đến các trung tâm chữa bệnh anh/ chị đã làm gì để mong bệnh của con thuyên giảm?(Có thể chọn nhiều đáp án)

a. Đi chùa lễ

b. Bán con ở các cửa đài, cửa điện

c. Tụng kinh niệm phật hàng ngày

d. Đi xem bói

e. Tích cực giao tiếp với con hơn

f. Cho con dùng các loại thuốc đông – tây y kết hợp

g. Khác…………………………………………………………… Câu 11: Có nhiều gia đình không tin tưởng chất lượng giảng dạy của các trung tâm và giáo viên ở Việt Nam, họ tự bỏ tiền mời các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm và kiến thức về để dạy các thành viên trong gia đình cách can thiệp cho trẻ theo một trường phái nào đó trong một khoảng thời gian dài. Anh/ chị thấy cách làm này như thế nào?

a. Rất tốt cho con. Anh/ chị đã thử vài lần liên hê, kết nối để làm cho con cùng với một số gia đình khác

b. Tốt cho con. Nếu có cơ hội anh/ chị sẵn sang làm như vậy

c. Thấy bình thường

d. Phương án này tốn kém quá

e. Chưa chắc đã có hiệu quả mà lại tốn kém

f. Khác…………………………………………………………

Câu 12: Sau khi con anh/ chị được chẩn đoán là trẻ có nguy cơ tự kỉ hoặc tự kỉ, tình cảm anh /chị dành cho con như thế nào?

a. Quan tâm chăm sóc, dành tình cảm cho con nhiều hơn

b. Vẫn chăm sóc con bình thường như trước

c. Thờ ơ với con

d. Muốn chối bỏ con, không chấp nhận con như vậy và mặc kệ cho người nhà chăm sóc con.

e. Thấy bất hạnh, không may mắn như người khác, buồn bã, chán nản.

f. Khác…………………………………………………………… Câu 13: Mỗi khi hàng xóm, họ hàng, bạn bè quan tâm hỏi thăm tới con anh/ chị cảm thấy như thế nào?

a. Thấy xấu hổ về con và không bao giờ nói về con trong các mối quan hệ xã hội

b. Thấy con thiệt thòi nên luôn tâm sự với mọi người, nói rõ tình hình của con để được mọi người chia sẻ, giúp đỡ

c. Chỉ nói về con với những gia đình có cùng cảnh ngộ

d. Cố gắng làm sao để che giấu các thông tin về con

e. Bình thường như khi chưa phát hiện

f. Khác…………………………………………………………

Câu 14: Con anh/chị có biểu hiện rối loạn cảm xúc nào sau đây?(Có thể chọn 1 hoặc nhiều phương án)

a. Khóc cười không rõ nguyên nhân

b. Biểu hiện cảm xúc không phù hợp với tình huống (trong tình huống vui vẻ trẻ lại khóc)

c. Ngây người trước một tình huống khá lâu

d. Không có những biểu hiện trên

e. Khác:……………………………………………………………

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí