Giai Đoạn Khảo Sát Thực Trạng, Xử Lý Số Liệu

Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích:

- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận về thích ứng, hội chứng tự kỷ và thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ.

- Tìm hiểu thực trạng mức độ thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ, các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình thích ứng của cha mẹ.

- Đề xuất một số biện pháp giúp quá trình thích ứng của các cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau:

- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu thích ứng, hội chứng tự kỷ ở trong nước và nước ngoài.

- Xây dựng cơ sở lí luận về thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ (khái niệm công cụ, phiếu hỏi…).

- Khảo sát thực trạng mức độ và biểu hiện thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ, các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình thích ứng.

- Đề xuất một số biện pháp giúp quá trình thích ứng chủ động tích cực của các bậc cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ.

2.3. Tiến trình nghiên cứu

2.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận

* Mục đích:

- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã có.

- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ và phương pháp tiếp cận phù hợp với mục đích nghiên cứu.

* Nội dung: Đọc và phân tích tài liệu, bài viết và các công trình nghiên cứu có liên quan tới luận văn. Từ đó xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lí luận và khái niệm công cụ, phiếu hỏi.

* Phương pháp nghiên cứu: đọc và phân tích tài liệu.

* Thời gian nghiên cứu: tháng 1/ 2011 – tháng 3/ 2011).

2.3.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu

* Mục đích: Khảo sát thực trạng mức độ, biểu hiện, nguyên nhân của việc thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con con mắc hội chứng tự kỷ.

* Nội dung:

- Sử dụng phiếu hỏi đã được xây dựng với những câu hỏi thể hiện mức độ, biểu hiện, nguyên nhân thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỷ. Đồng thời kết hợp với phỏng vấn sâu một số khách thể nhằm tìm hiểu sâu những biểu hiện, nguyên nhân thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc hội chứng tự kỷ.

- Thu phiếu, mã hoá, thống kê và xử lý số liệu với phương pháp toán thống kê, phân tích và viết nhận xét các kết quả về thực trạng thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc hội chứng tự kỷ.

* Địa bàn và khách thể nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 40 khách thể là cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ ở các cơ sở chẩn đoán, can thiệp sớm trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể: 20 cha mẹ có con đang được can thiệp tại khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi TW, 10 cha mẹ có con can thiệp tại trường chuyên biệt Sơn Ca, 10 cha mẹ có con can thiệp tại trung tâm Minh Đức.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn theo bốn giai đoạn.

- Giai đoạn thứ nhất:

+ Chuẩn bị về địa bàn nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, các bộ công cụ, trắc nghiệm đo lường dành cho trẻ tự kỉ, chuẩn bị bộ câu hỏi điều tra bằng phiếu hỏi và bộ câu hỏi phỏng vấn sâu, cách thức tiếp cận khách thể…

+ Thời gian tiến hành: Từ tháng 4/ 2011 đến tháng 6/ 2012

- Giai đoạn thứ hai:

+ Tiến hành khảo sát, điều tra thử thực trạng thích ứng của cha mẹ có con tự kỉ trên một vài mẫu khách thể để kiểm tra sự phù hợp, tin cậy của phiếu hỏi. Xử lý sơ bộ các kết quả thu được, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.

+ Thời gian tiến hành: Từ tháng 7/ 2011 đến tháng 8/ 2012

- Giai đoạn thứ ba:

+ Tiến hành điều tra chính thức thực trạng thích ứng của cha mẹ có con mắc chứng tự kỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của đề tài để thu thập thông tin, dữ liệu cho đề tài.

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/ 2012 đến tháng 3/ 2013

- Giai đoạn thứ tư:

+ Xử lí và phân tích kết quả nghiên cứu.

+ Thời gian dự kiến: Từ tháng 3/ 2013 đến tháng 3/ 2014

2.4. Các phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Chúng tôi tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ.

- Hệ thống hoá lí luận của vấn đề nghiên cứu và xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu thực tiễn.

- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ, phương pháp nghiên cứu và đề xuất biện pháp tác động.

2.4.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn

2.4.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ( phụ lục 1)

Bảng hỏi gồm 32 câu hỏi .

* Cơ sở xây dựng phiếu hỏi:

Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu hỏi dựa trên cơ sở lí luận sau:

- Thích ứng là một quá trình rất phổ biến và cần thiết khi con người gặp phải những cái mới và nó tồn tại ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với cha mẹ có con khuyết tật.

- Khi đánh giá về thích ứng có những nội dung sau cần chú ý:

+ Biểu hiện của thích ứng trên 3 khía cạnh: Nhận thức, thái độ, hành vi.

+ Các yếu tố tác động ảnh hưởng lên quá trình thích ứng đó.

+ Các đề xuất giúp quá trình thích ứng tốt hơn.

* Khách thể khảo sát thực trạng: Theo phương pháp ngẫu nhiên chúng tôi chọn 40 cha mẹ có con bị hội chứng tự kỷ ở 3 địa điểm là nơi chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật.

* Nội dung phiếu hỏi:

- Thích ứng về mặt nhận thức của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ: câu 1, 2, 3, 5, 6, 8, 26.

- Thích ứng về thái độ của cha mẹ với hoàn cảnh con tự kỷ (với những đứa trẻ khác, với con, với những người xung quanh): câu 4, 7, 12, 13, 19, 25.

- Thích ứng về mặt hành vi ứng xử của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ : câu 9, 10, 11, 14, 15, 16, 18, 20, 21, 22, 24, 25.

- Thích ứng chung của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ: câu 27, 28, 29.

- Các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình thích ứng: câu 32.

- Những khó khăn thích ứng của cha mẹ khi có con tự kỷ: câu 30.

Cách thức đánh giá về nhận thức, thái độ- tình cảm, hành vi chúng tôi sử dụng phương pháp tìm tỷ lệ trung bình. Đánh giá của chúng tôi là sự thích ứng của cha mẹ ở từng bình diện. Tiêu chí đánh giá là:

+ Dưới 30% là tỷ lệ biểu hiện cha mẹ không thích ứng được.

+ Từ 30% đến 50% mức độ thích ứng kém.

+ Từ 50%- 70% mức độ thích ứng trung bình.

+ Từ trên 80% mức độ thích ứng tốt.

2.4.2.2. Phương pháp phỏng vấn

* Mục đích: Bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu cá nhân, chúng tôi mong muốn phát hiện và và mô tả những mức độ cơ bản, các yếu tố gây ảnh hưởng lên quá trình thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc hội chứng tự kỷ.

Phỏng vấn sâu giúp chúng tôi tập trung vào những chủ điểm sau đây:

- Mức độ và biểu hiện thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc tự kỷ.

- Những yếu tố nào giúp quá trình thích ứng của cha mẹ tốt và khía cạnh nào tác động xấu đến quá tình thích ứng đó.

* Nội dung: Tiến hành phỏng vấn sâu 15 khách thể. Phương pháp phỏng vấn sâu mà chúng tôi tiến hành thuộc loại phi tiêu chuẩn hóa, phỏng vấn không có cấu trúc, tự do, theo chủ đề đã được vạch sẵn, không theo một trật tự câu hỏi cố định. Cách phỏng vấn này có những ưu điểm là: có tính hiệu quả hơn, kích thích sự trả lời một cách tự nhiên, có tính mềm dẻo, linh hoạt.

2.4.2.3. Phương pháp chuyên gia

Chúng tôi xin ý kiến của một số chuyên gia trị liệu cho trẻ tự kỷ để nghiên cứu biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức của cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ.

2.4.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài.

* Mục đích: Phân tích trường hợp điển hình giúp cho người nghiên cứu có bức tranh sinh động về những trường hợp cụ thể ở các cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ thích ứng như thế nào, các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình thích ứng đó, nó tác động đến công việc, gia đình, sức khoẻ của họ, đặc biệt là việc giúp đỡ con trong quá trình chữa trị cho trẻ.

* Nội dung: Xây dựng 2 chân dung tâm lý (trong 40 khách thể nghiên cứu) điển hình nhất về mức độ khó khăn tâm lý và khó khăn trong việc thích ứng với hoàn cảnh có con mắc tự kỷ.

2.4.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Để xử lý các số liệu thu được nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu về khó khăn tâm lý của cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ, chúng tôi sử dụng một số công thức toán thống kê sau:

Công thức tính giá trị trung bình:

- Tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn để đánh giá, so sánh thực trạng thích ứng của các khách thể khác nhau theo công thức:

x1f1 + x2f2 +... + xnfn

x =

f1 + f2 +... +fn

Trong đó: x: đối tượng f: tần số của đối tượng

* Công thức tính giá trị phần trăm:

X = m 100

n

X: Tỉ lệ phần trăm m: Số mức độ

n: Số khách thể

Tiểu kết Chương 2

Để đạt được kết quả cao và thu được các kết luận khách quan khoa học, khi nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu sự thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ" chúng tôi đã sử dụng và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu tâm lý, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng nghiên cứu. Đề tài đã sử dụng một quy trình nghiên cứu với hệ thống các phương pháp nghiên cứu phù hợp : Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn và sử dụng toán thống kê xử lý các kết quả thu được để rút ra kết luận khoa học về sự thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Thực trạng thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ

3.1.1. Thực trạng nhận thức về căn nguyên của bệnh tự kỉ

Theo rất nhiều nguồn nghiên cứu thì đến giờ vẫn chưa có một khẳng định nào cho rằng chính xác tự kỉ là do cái gì gây nên. Một số nghiên cứu thì cho rằng do quá trình kết hợp gen giữa bố và mẹ gây nên đột biến. Năm 2011, có nghiên cứu ở Mỹ cho rằng có 15% trong số 100% trẻ tự kỉ có đột biến gen, nhưng đây vẫn chỉ là kết luận còn bỏ ngỏ và nhiều nghi vấn chưa được giải đáp. Một số nghiên cứu lại cho rằng do quá trình ăn uống thực phẩm của người mẹ bị nhiễm độc gây ảnh hưởng đến thai nhi và gây tự kỉ, tuy nhiên vấn đề này cũng chưa có một căn cứ chính xác. Thời đại của công nghệ thông tin, công nghiệp số đòi hỏi con người luôn phải gồng mình để bắt kịp với thời đại khiến con người không có nhiều thời gian dành cho gia đình, con cái, đó cũng là lý do được nhiều nhà nghiên cứu quy gán cho các bậc phụ huynh có con tự kỉ “do gia đình bỏ bê, không chăm sóc trẻ”… Còn nhiều nguyên nhân khác như nhiễm độc thủy ngân, chì, do tiêm vác xin quá liều… Theo thống kê khảo sát của chúng tôi trên số khách thể được chọn cho thấy:

Bảng số liệu 1: Ý kiến phụ huynh về nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỉ


Nguyên nhân

Số điểm trung bình ( Đơn vi x )

Thứ hạng

a. Do đột biến gen

1,21

3

b. Do nhiễm độc khi tiêm vacxin

1,34

1

c. Do di truyền

1,23

2

d. Do thực phẩm nhiễm độc

1,34

1

e. Do cha mẹ, gia đình chưa quan tâm

1,14

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024