Thực Trạng Thích Ứng Cảm Xúc Khi Nói Về Con Với Người Khác Sau Khi Con Mắc Chứng Tự Kỉ

vẹn, mong chờ, và hy vọng rất nhiều ở trẻ. Mẹ tròn con vuông thì gia đình hạnh phúc. Nhưng không may bé có vấn đề gì thì nó có thể sẽ là một cú sốc tâm lý không nhỏ giữa một bên là hy vọng lớn và một bên là thực tế không mong đợi. Tuy nhiên, không phải tâm lý cha mẹ nào cũng giống nhau. Có cha mẹ thì rơi vào tuyệt vọng và tình cảm dành cho con cũng dao động ở những trạng thái khác nhau. Nhưng cũng có những cha mẹ thương con nhiều hơn và dành tình cảm cho con nhiều hơn trước. Tùy vào khả năng thích ứng của từng người mà có sắc thái tình cảm với con khác nhau.

Theo khảo sát bằng bảng hỏi tôi thu được kết quả thực trạng tình cảm mà cha mẹ dành cho con sau khi phát hiện con mắc chứng tự kỉ như sau:

Bảng số liệu 7: Thực trạng tình cảm mà cha mẹ dành cho con sau khi phát hiện con mắc chứng tự kỉ

Mức độ tình cảm

Số khách thể (Đơn vị: Người)

Tỉ lệ (Đơn vị: %)

a. Quan tâm chăm sóc, dành tình cảm cho

con nhiều hơn

35

87.5

b. Vẫn chăm sóc con bình thường như

trước

3

7.5

c. Thờ ơ với con

0

0

d. Muốn chối bỏ con, không chấp nhận con như vậy và mặc kệ cho người nhà

chăm sóc con

0

0

e. Thấy bất hạnh, không may mắn như

người khác, buồn bã, chán nản

2

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 8


Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy số khách thể chọn câu trả lời vẫn luôn quan tâm chăm sóc con cái dù đứa trẻ ấy có khuyết tật, có gặp phải vấn đề gì đặc

biệt (87.5%). Điều này cũng cho thấy thực trạng tình cảm cha mẹ dành cho con cái theo chiều hướng tích cực, đồng nghĩa với việc cha mẹ thích ứng tình cảm tốt với đứa con tự kỷ của mình. Điều này tỷ lệ thuận với thực trạng về việc mong chờ có con của cha mẹ ở trên. Những đứa con ra đời theo kế hoạch, theo nguyện vọng và mong muốn của cha mẹ nên dù đứa trẻ ấy có thể nào thì họ vẫn luôn dành những tình cảm tốt nhất cho con. Giờ con bị thiệt thòi, họ càng ý thức được là con cần tình yêu thương nhiều hơn từ cha mẹ và người thân.

Xuất phát từ tình yêu thương con. Khi con lành lặn khỏe mạnh cha mẹ đã dành hầu hết tình yêu thương cho con, giờ con không may, phải chịu thiệt thòi nên gia đình càng chiều chuộng thương yêu trẻ nhiều hơn. Tuy nhiên, trẻ tự kỉ có rất nhiều hành vi đặc biệt và dấu hiệu bệnh phức tạp nên đôi khi điều đó làm ảnh hưởng đến thái độ chăm sóc của người thân.

Đa phần các cha mẹ vẫn có thái độ quan tâm chăm sóc đến con mình (87.5%). Tuy nhiên, chúng tôi có đặt ra dấu hỏi là liệu các cha mẹ có luôn giữ được thái độ quan tâm, ân cần với con không? Vì rất nhiều cha mẹ chia sẻ khi con bộc lộ những hành vi thì khi đó chỉ muốn “khi con tôi 10 tuổi rồi mà vẫn không tự phục vụ được những việc đơn giản của bản thân, khi đi đến những đám đông tôi thấy rất xấu hổ, về đến nhà nhìn thấy con là tôi thất vọng và chỉ muốn không phải chăm sóc con một ngày thôi” (Chị Y- Hà Nội mẹ của bé Tr). Áp lực cuộc sống, áp lực công việc, gánh thêm áp lực con cái, đó thật sự là những thách thức với các bậc cha mẹ. Anh S. (Hà Nội) bố của bé Tr. H chia sẻ “Nhiều khi anh đi làm về mệt, phải tiếp khách cơ quan đã có mùi bia rượu, về nhà rất muốn nghỉ ngơi nhưng vẫn phải thức trông con vì cháu rối loạn giấc ngủ, khi đó nhìn con vừa tủi mà vừa giận, quan tâm không xong mà bỏ mặc thì không đành”.

Nhìn chung, tùy vào từng thời điểm và giai đoạn bệnh, mức độ bệnh của con mà cha mẹ trẻ có thái độ tích cực hay tiêu cực đến con. Nếu tình trạng bệnh của con được cải thiện thì thái độ tích cực nhiều hơn tiêu cực.

Và ngược lại nếu con chậm tiến và càng lớn càng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân thì khi đó thái độ tiêu cực đôi lúc lấn át thái độ tích cực, bầu không khí gia đình bị ảnh hưởng.

3.1.5.2. Thực trạng thích ứng cảm xúc khi nói về con với người khác sau khi con mắc chứng tự kỉ

Tôi đã có thời gian thực tế với các cha mẹ trong hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ. Năm năm trước, gia đình bé H. T (Hà Nội) sau khi phát hiện ra bé mắc chứng tự kỉ, gia đình hầu như ảm đạm, đóng mọi cổng giao tiếp với hàng xóm xung quanh vì sợ họ kì thị, bàn tán này nọ về gia đình ăn ở như thế nào mà sinh ra đứa con như thế. Họ luôn cố gắng giấu giếm tình trạng bệnh của con, ít cho con tiếp xúc với bên ngoài vì tự ti. Thậm chí các thành viên trong gia đình cũng đối xử với nhau không còn được như trước nữa dù tình cảm dành cho H. T vẫn rất quan tâm, nâng niu trẻ.

Tuy vậy cũng có nhiều luồng gia đình trái chiều nhau. Một năm trước, Gia đình bé M. Tr (Hà Nội) thì lại có tư tưởng rất tiến bộ. Cha mẹ sử dụng kết hợp các phương pháp để chăm chữa cho con. Cha mẹ chuyển nhà đến các khu trung cư mới nơi có sân chơi rộng và nhiều dịch vụ tiện nghi để mỗi tối đưa Tr. xuống hòa nhập cùng các bạn để con có cơ hội tiếp xúc với sự đa dạng của thế giới bên ngoài. Thiết thực hơn, cha mẹ Tr. còn lên các cơ quan chức năng trực tiếp đề nghị được chính quyền giúp đỡ, chứng nhận con là trẻ khuyêt tật trí tuệ và cho con được hưởng các chế độ hỗ trợ của xã hội.

Với số lượng khách thể được chọn trong đề tài khi được hỏi “mỗi khi hàng xóm, họ hàng, bạn bè quan tâm hỏi thăm tới con anh/chị cảm thấy như thế nào?” Chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng số liệu 8: Thực trạng cảm xúc khi nói về con với người khác của cha mẹ trong hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ

Mức độ cảm xúc

Số khách thể (Đơn vị: Người)

Tỉ lệ (Đơn vị: %)

a. Thấy xấu hổ về con và không bao giờ nói

về con trong các mối quan hệ

3

7.5

b. Thấy con thiệt thòi nên luôn tâm sự với mọi người, nói rõ tình hình của con để được

mọi người chia sẻ giúp đỡ

35

87.5

c. Chỉ nói về con với những gia đình có cùng

cảnh ngộ

2

5

d. Cố gắng làm sao để che giấu các thông tin về con

0

0

e. Bình thường như khi chưa phát hiện

0

0

Tổng

40

100


Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Các cha mẹ ở trong hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ rất có nhu cầu được chia sẻ, được các gia đình không có con giống họ chia sẻ và giúp đỡ. Họ luôn mong xã hội không có cái nhìn kì thị vào gia đình họ. Khi có đứa con đặc biệt như vậy họ đã thấy con cái và bản thân mình phải chịu “thiệt thòi”. Con không được đến trường hòa nhập như các bạn, không hoàn thành được chương trình học cơ bản như các bạn, không ứng xử và giao tiếp bình thường được như các bạn. Họ cảm thấy đau đớn, thất bại với con cái, họ mong muốn, ước ao một trạng thái bình thường của con như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Có 87,5% số cha mẹ thấy con mình thiệt thòi và luôn tìm cách chia sẻ thông tin với những người xung quanh để có được sự chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng.

Nhìn vào con số ta thấy phần lớn như cha mẹ đã có cách giải tỏa cảm xúc của mình, có 87,5% cha mẹ đã chọn được giải pháp là là chia sẻ thông tin với người khác. Các cha mẹ cảm thấy cởi mở hơn với vấn đề của con, không coi nó là cái gì bất thường mà phải giấu người khác. Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi, còn có rất nhiều cha mẹ vẫn không dám đối mặt, chỉ chia sẻ thông tin với một số gia đình quen biết (7,5%), với các môi trường lạ và gia đình ngoài thì họ giấu và ngại tiếp xúc. Muốn giữ hình ảnh đẹp hoàn thiện của gia đình.

Một vài năm gần đây, xã hội đã có cái nhìn tích cực hơn về trẻ tự kỉ, hiệp hội các cha mẹ có con tự kỉ có sự liên kết mạnh mẽ hơn, kết nối với các tổ chức trong và ngoài nước chủ động để mong đem lại sự chấp nhận của xã hội với con em mình và mong tìm được sự giúp đỡ từ các tổ chức, quyền được sống bình thường nhưng mang căn bệnh đặc biệt. Chính vì vậy các cha mẹ cũng có sự cởi mở chia sẻ với xã hội về tình trạng bệnh của con mình.

3.1.6. Thực trạng thích ứng về mặt hành vi của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỉ

3.1.6.1. Thực trạng giao tiếp của cha mẹ với đứa con mắc chứng tự kỷ

Trẻ tự kỉ gặp khó khăn về cách biểu hiện ngôn ngữ với người khác khi giao tiếp, chúng gặp nhiều vấn đề không thuận lợi trong việc tương tác với người thân, người xung quanh. Khi khảo sát trên 40 khách thể là cha mẹ đang ở trong hoàn hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ, mỗi trẻ tự kỉ của mỗi gia đình lại có những hình thức giao tiếp khác nhau, không trẻ nào giống trẻ nào. Theo các nghiên cứu, trong trẻ tự kỉ có 50% tỉ lệ trẻ có khả năng có ngôn ngữ và giao tiếp được; còn 50% còn lại trẻ có ngôn ngữ ở các dạng khác nhau như: có ngôn ngữ cử chỉ và phi ngôn ngữ nhưng không biết cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp, hoặc có ngôn ngữ ở cấp độ thấp, đơn giản hoặc không có ngôn ngữ diễn đạt chỉ biểu hiện được các hành vi phi ngôn ngữ

Bảng số liệu 9: Thực trạng về cách giao tiếp của trẻ với cha mẹ


Cách thức giao tiếp của trẻ

Số khách thể (Đơn vị: Người)

Tỉ lệ (Đơn vị: %)

a. Đã có ngôn ngữ bình thường và sử dụng linh hoạt

3

7.5

b. Có ngôn ngữ giao tiếp nhưng mang tính dập khuân, ít chủ động sử dụng để đưa ra nhu cầu

11

27.5

c. Kết hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ và cử chỉ do vốn từ hạn chế, nói ngọng

8

20

d. Giao tiếp chủ yếu thông qua hành vi cử chỉ

14

35

e. Phải hỗ trợ hoàn toàn, con chưa có khả năng

giao tiếp

4

10

f. Giao tiếp qua tranh ảnh

0

0

Tổng

40

100


Từ số liệu của bảng trên ta thấy, chứng tự kỉ là một rối loạn lan tỏa, không ổn định ở một dạng nào nên cách thức giao tiếp của trẻ mắc chứng tự kỉ cũng có những biểu hiện đa dạng. Có trẻ có ngôn ngữ để giao tiếp (27,5%), có trẻ phải kết hợp giữa ngôn ngữ và hành vi cử chỉ để giao tiếp (20%), đặc biệt rất nhiều trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh bằng các hành vi cử chỉ (35%). Hệ thống tranh ảnh ở Việt Nam mới được sử dụng để dạy trẻ ở nhà trường chứ cha mẹ chưa thống nhất cho con giao tiếp bằng kênh ngôn ngữ đó.

Từ thực trạng cách thức giao tiếp của trẻ như trên mà cha mẹ có cách thức giao tiếp riêng với con. Theo khảo sát với câu hỏi “Anh/chị đã làm như thế nào để thích ứng với cách thức giao tiếp của con mình? (khách thể

có thể chọn nhiều đáp án)”. Chúng tôi thu được kết quả về thực trạng giao tiếp của cha mẹ với con cái như sau:

Bảng số liệu 10: Thực trạng giao tiếp của cha mẹ với đứa con mắc

chứng tự kỉ


Các hình thức thích ứng với cách giao tiếp của con

Số khách thể (Đơn vị: Người)

Tỉ lệ (Đơn vị:%)

a. Các thành viên trong gia đình học cách thức giao tiếp của con để hiểu và giao tiếp

được với trẻ

30

75

b.Thiết kế đồ dùng trong nhà, nội thất phù hợp với đặc điểm giao tiếp của trẻ b.

6

15

c. Cố gắng để trẻ học và giao tiếp theo cách thông thường và không chấp nhận cách thức

giao tiếp khác

3

7.5

d. Không thích ứng được với cách thức giao tiếp đó và luôn tìm mọi cách để mong con có được ngôn ngữ bình thường dù khả năng của

con có hạn chế

4

10


Từ kết quả trên cho thấy đa số cha mẹ đã lựa chọn phương án các thành viên trong gia đình học cách thức giao tiếp của con để hiểu và giao tiếp được với trẻ (75%). Trẻ tự kỉ có rất nhiều triệu chứng, hành vi đặc biệt. Bản thân căn bệnh đã khiến đứa trẻ khó khăn phát triển ngôn ngữ, tương tác xã hội hạn chế và dập khuân những kiểu hành vi định hình nên trẻ thường có biểu hiện hình thức giao tiếp không giống trẻ bình thường. Đôi khi khóc vô cớ và ăn vạ vì không biết cách diễn đạt nhu cầu của bản thân.

Có lúc lại sử dụng ngôn ngữ và sắc thái tình cảm không phù hợp với hoàn cảnh, gây ra những câu chuyện hiểu lầm… Chính vì vậy, nếu cha mẹ không tìm cách thích ứng và hiểu cách thức giao tiếp của con thì không thể giúp con hòa nhập được với cộng đồng và xã hội.

Rất nhiều cha mẹ gặp khó khăn khi mới đầu cách thức giao tiếp biểu hiện ra của trẻ khiến bố mẹ không hiểu. Anh Kh- Hà Nội cho biết: “Khi cháu bắt đầu mất ngôn ngữ và phát bệnh, cháu muốn gì cháu không nói, không chỉ mà chỉ lăn ra khóc ăn vạ. Cả nhà không ai hiểu cháu đang muốn gì và sao tự nhiên lại khóc lu loa lên. Sau một vài lần chúng tôi dẫn cháu đến chỗ đồ vật này đồ vật kia xem cháu muốn gì, khi đến đồ nào mà cháu ngưng khóc thì chúng tôi hiểu là cháu đang muốn thứ đó và đáp ứng cho cháu. Lâu dần gia đình chúng tôi cũng phải học cách hiểu cháu một cách rất “nhạy cảm” để giao tiếp được với con”.

Từ những số liệu và phân tích trên cho thấy đa số cha mẹ rất cố gắng thay đổi bản thân, tìm tòi biện pháp để thích ứng một cách tốt nhất với cách thức giao tiếp của con. Đó là quá trình thích ứng rất tích cực.

3.1.6.2. Thực trạng cư xử của cha mẹ với đứa con mắc chứng tự kỷ

Cách cư xử của cha mẹ với đứa con được biểu hiện trong các tình huống xử lí hành vi của con, dạy con học, giúp con chơi và hòa nhập với bạn bè,… thông qua đó chúng ta có thể khái quát được trực trạng cư xử con có tương ứng với những nhận thức và thái độ mà họ đã biểu hiện trước đó không ?

Qua câu hỏi số 15: Khi biết con mình có những biểu hiện rối loạn cảm xúc trên anh/ chị đã? Chúng tôi nhận được kết quả như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024