Phân Biệt Hội Chứng Tự Kỷ, Hội Chứng Rett, Hội Chứng Tăng Động Giảm Tập Trung, Hội Chứng Asperger

- Chủ thể có tiến hành tìm hiểu những gì liên quan đến đứa con tự kỷ, hoàn cảnh tự kỷ của mình không. Và nếu có thì mức độ nhận thức này thể hiện như thế nào ở các mặt.

- Chủ thể nhận thức đầy đủ các đặc điểm điều kiện, hoàn cảnh của

mình.

- Có thái độ như thế nào, biểu hiện các tình cảm, cảm xúc… với điều

kiện, hoàn cảnh đó.

- Không chỉ nhận thức, thái độ, mà biểu hiện của sự thích ứng còn thể hiện ra ở chỗ: chủ thể hoạt động, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của hoàn cảnh như thế nào?

1.2.5. Khái niệm Tự kỷ

1.2.5.1. Khái niệm “ Tự kỷ”

Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra khá nhiều quan niệm về tự kỷ. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, dưới đây là một số quan niệm:

Theo Kanner 1943: “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, đó là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻ này trong công việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Theo Freud: Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở lại cái tôi, có nghĩa là đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong huyễn tưởng và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời gian, đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ”.

Theo DSM – IV: “Tự kỷ là sự phát triển không bình thường hay một sự giảm sút rõ rệt, hoạt động bất thường đặc trưng trong ba lĩnh vực: quan hệ xã hội, giao tiếp và tác phong thu hẹp định hình”.

Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 4

Theo ICD - 10: “Tính tự kỷ của trẻ em, một rối loạn lan tỏa sự phát triển được xác định bởi một sự phát triển không bình thường và hay giảm sút biểu hiện trước 3 tuổi, và bởi một hoạt động bất thường đặc trưng trong ba lĩnh vực: tác động xã hội qua lại, giao tiếp và tác phong thu hẹp định hình”.

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng định nghĩa tự kỷ theo DSM-IV.

1.2.5.2. Phân biệt Hội chứng tự kỷ, hội chứng Rett, hội chứng tăng động giảm tập trung, hội chứng Asperger

1.2.5.2.1. Những điểm khác nhau Với hội chứng tự kỷ:

Thường thấy ở những trẻ chập chững biết đi và một số triệu chứng hay đi cùng với nhau như:

1 tuổi vẫn chưa biết lấy tay chỉ.

1 tuổi vẫn chưa biết bi bô, 16 tháng vẫn chưa biết nói từ đơn, 24 tháng vẫn chưa biết nói câu 2 chữ.

Mất khả năng nói trong bất cứ khoảng tuổi nào.

Không biết chơi các trò chơi xã hội, các trò chơi giả vờ. Không thích kết bạn và không thích chơi với các bạn.

Có mức chú ý hết sức ngắn.

Không đáp ứng khi được gọi tên, dửng dưng với người khác, không nhìn hoặc rất ít nhìn vào mắt người khác.

Có cử chỉ dập khuôn như: vẫy tay, lắc lư thân hình, cắn móng tay. Hay ăn vạ.

Có sở thích định hình, cứng nhắc: Vd chỉ thích 1 vài loại đồ chơi hoặc một đồ vật nào đó có màu sắc nhất định. Không chấp nhận sự thay đổi đột ngột.

Nhạy cảm quá mức với một số âm thanh, mùi vị như trơn láng, sần sùi, mềm, dòn…

Hội chứng Asperger:

Thường được phát hiện từ 6 tuổi trở lên. Khó kết bạn, không thích chơi với bạn.

Không hiểu những biểu cảm trên gương mặt người khác ( không phân biệt được buồn, vui trên gương mặt).

Khó giao tiếp bằng cử chỉ không lời như mắt, miệng…

Không hiểu được những suy nghĩ đơn giản của người khác, Vd không hiểu người khác có suy nghĩ giống mình hay không, có cảm giác giống mình hay không.

Có sở thích, sự say mê đặc biệt với một số điều nhỏ, như có thể thuộc lòng giờ giấc xe lửa.

Vụng về chân tay, cử động lóng ngóng.

Có sở thích cứng nhắc, không uyển chuyển về thói quen, thông lệ, đặc biệt không chấp nhận được sự thay đổi đột ngột.

Nói năng máy móc, chẳng ai hiểu gì cả.

Với hội chứng Rett:

Trẻ phát triển bình thường cho đến lúc 6 tháng tuổi, sau đó dừng lại và ngày càng có dấu hiệu tồi tệ hơn.

Cử động của đôi tay giảm dần.

Trẻ ít có khả năng giao tiếp và liên hệ bằng mắt kém, về sau giao tiếp có khả năng phát triển tốt hơn.

Có cử chỉ dập khuôn như: cọ sát tay theo một kiểu nhất định, cử động vò quần áo, mút tay, cắn vào ngón tay, cấu véo hoặc cắn vào mặt mình.

Trẻ thường mắc phải chứng thở quá nhanh hoặc ngừng thở.

Lên 2 tuổi bệnh động kinh bắt đầu xuất hiện, lớn lên cơn động kinh sẽ giảm dần.

Hội chứng tăng động / giảm tập trung ( ADHD)

Không phải tất cả những trẻ có tăng động / giảm tập trung đều như nhau. Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ đã xác định 3 dạng tăng động / giảm tập trung như sau:

Giảm tập trung:

Thường khó tập trung cao vào các chi tiết hoặc thường mắc lỗi do cẩu thả khi làm bài ở trường, ở nơi làm việc hay trong các hoạt động khác.

Thường khó duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động giải trí.

Thường có vẻ không chăm chú vào điều người đối thoại đang nói trực tiếp, thường lảng tránh nhìn vào mắt người khác.

Thường không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết các bài tập, bản nhạc hoặc các nhiệm vụ khác ở nơi làm việc.

Thường khó tổ chức các nhiệm vụ và hành động. Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động đòi hỏi phải duy trì nỗ lực trí tuệ.

Thường quên những thứ quan trọng cho nhiệm vụ hoặc hoạt động (Ví dụ: đồ chơi, bài tập về nhà, bút chì, bút hay dụng cụ học tập).

Thường dễ bị lôi cuốn bởi những kích thích ngoài lề. Thường đãng trí trong những hoạt động hàng ngày. Quá hiếu động:

Thường hay cựa quậy tay chân hoặc cả người khi ngồi trên ghế.

Thường rời khỏi ghế trong phòng học hoặc trong những trường hợp cần ngồi ở chỗ cố định.

Thường chạy nhảy quá mức trong những tình huống không nên làm thế.Thường khó khăn khi chơi hoặc khi tham gia một cách bình tĩnh vào các hoạt động giải trí.

Thường “Luôn tay luôn chân” hoặc thường hành động như thể “Được gắn động cơ”.

Thường nói quá nhiều. Dễ bị kích thích:

Thường đưa ra câu trả lời trước khi người hỏi đặt câu hỏi xong. Thường khó chờ đến lượt mình.

Thường cắt ngang hoặc nói leo người khác ( Ví dụ: chen ngang vào cuộc trò chuyện hoặc trò chơi).

1.2.5.2.2. Những điểm giống nhau

Các hội chứng trên đều có những biểu hiện giống nhau như sau: Chậm phát triển trí tuệ ở nhiều mức độ: nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng.

Có hành vi dập khuôn như: Cắn móng tay, vày vò quần áo, vỗ tay liên tục…

Có sở thích định hình.

Không hoặc ít khi nhìn vào mắt người khác. Khả năng giao tiếp xã hội kém.

Tóm lại, do một số điểm giống nhau trên mà cha mẹ thường hay nhầm tưởng trẻ mang hội chứng tự kỷ với trẻ có hội chứng Asperger, tăng động/ giảm tập trung và hội chứng Rett.

1.2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ

Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về nguyên nhân gây nên hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, cho đến ngày hôm nay thì vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra được nguyên nhân gây nên hội chứng tự kỷ ở mức độ thuyết phục tuyệt đối. Sau đây chúng tôi xin tóm lược một số nhóm nguyên nhân chính vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

1.2.5.3.1. Nhóm nguyên nhân sinh học

Nhóm nguyên nhân sinh học bao gồm những nguyên nhân cơ bản sau:

Di truyền: Nguyên nhân quan trọng, mang nhiều thông tin và có khả năng nhất của chứng tự kỷ chính là di truyền học. Có một vài cách cơ bản

để xem xét vấn đề di truyền học trong hội chứng tự kỷ. Trước hết là những bất thường về gen. Đó có thể bao gồm những bất thường được di truyền lại cho đứa con từ bố hoặc mẹ hay từ một người họ hàng xa hơn. Đó cũng có thể là một bất thường về gen nhưng không phải di truyền mà là một biến gen ngẫu nhiên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hội chứng tự kỷ dường như không do một gen nào gây ra mà do một số gen kết hợp với nhau trong thành phần gen của một đứa trẻ nào đó. Do không phải mọi đứa trẻ trong gia đình đều nhận được những gen giống nhau (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng) nên không phải tất cả các anh chị em đều mắc hội chứng tự kỷ.

Một điều nữa chúng ta biết được về mặt di truyền học của chứng tự kỷ đó là từ 10 đến 25% số anh chị em của trẻ mắc một số rối loạn phổ tự kỷ gặp phải một khó khăn về mặt ngôn ngữ từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng. Điều này có nghĩa là những đứa trẻ này có thể có một vài, nhưng không phải là toàn bộ những gen có liên quan đến chứng tự kỷ ở anh chị em chúng. Một số anh chị em này cũng có thể gặp một vài khó khăn nhỏ về mặt xã hội.

Cũng cần suy nghĩ về những gen “nguy cơ” gây ra chứng tự kỷ bởi vì ít nhất một vài trong số những gen này có thể không phải lúc nào cũng gây ra chứng tự kỷ mà chỉ khi chúng được kích thích bởi một chất xúc tác nào đó.

Bằng chứng ấn tượng nhất chứng tỏ di truyền học đóng một vai trò quan trọng là trong nhiều trường hợp mắc chứng tự kỷ xuất phát từ những gì chúng ta biết được về những cặp sinh đôi cùng trứng (những đứa trẻ này có gen giống nhau). Trong số 90 – 95% trường hợp, nếu một đứa trẻ sinh đôi cùng trững bị mắc chứng tự kỷ thì đứa kia cũng bị mắc. Đây là bằng chứng mạnh mẽ chứng minh nguyên nhân về mặt di truyền gây ra chứng tự kỷ. Tuy nhiên, còn khoảng 5 – 10% cặp sinh đôi cùng trứng nhưng chỉ còn

1 trẻ nằm trong nhóm phổ tự kỷ thì sao? Đây thực sự là một câu hỏi khó. Các nghiên cứu trên các cặp sinh đôi khác trứng cho các kết quả ngược lại, chỉ có 5 – 10% số cặp có cả hai trẻ mắc hội chứng tự kỷ.

Khi bắt đầu nghiên cứu mặt di truyền của chứng tự kỷ vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, có người đã tin rằng hẳn phải tồn tại một gen tự kỷ. Rốt cuộc thì đâu là lí do khiến các cặp sinh đôi giống hệt nhau (cùng trứng) thường bị mắc chứng tự kỷ ở cả hai còn hầu hết các cặp sinh đôi không giống hệt nhau (khác trứng) lại ít bị mắc chứng tự kỷ ở cả hai? Điều này đưa đến giả định rằng dường như tồn tại một số gen tự kỷ bởi vì nó tồn tại nhiều sự khác biệt trong cách thức chứng tự kỷ xuất hiện và trên thực tế chứng tự kỷ là một “hội chứng”. Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, những nghiên cứu bắt đầu chuyển trọng tâm sang một nhận định rằng những gen này là những gen “dễ bị tổn thương” hay những gen “nguy cơ” như chúng ta đã trao đổi.

Sự phát triển bất thường của não:

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hành tuỷ trên não của trẻ em mắc hội chứng tự kỷ bé hơn mức bình thường và coi đây là nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ. Các nghiên cứu khác lại cho rằng tiểu não bé hơn mức bình thường mới là nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào đủ sức thuyết phục cho điều này.

Tiêm vac – xin:

Một số nhà nghiên cứu cho rằng tiêm vac – xin là nguyên nhân dẫn đến trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Để nghiên cứu những giả thuyết này một cách hợp lý chúng ta phải tìm được những trẻ đã tiêm vac – xin và so sánh chúng với những trẻ cùng độ tuổi, giới tính nhưng không được tiêm vac – xin. Sau đó kiểm tra tỉ lệ trẻ mắc hội chứng tự kỷ ở hai nhóm này. Ở Anh mới đây đã tiến hành một nghiên cứu so sánh những trẻ không được tiêm

vac – xin và họ không hề nhận thấy sự khác biệt về tỉ lệ mắc chứng tự kỷ ở hai nhóm trẻ này, những nghiên cứu ở Mỹ cũng cho kết quả tương tự.

Tuổi của bố mẹ:

Một đầu mối khác về những nguyên nhân của chứng tự kỷ chính là ở những trẻ được sinh ra ở những bà mẹ lớn tuổi hơn thì nguy cơ mắc một rối loạn về thần kinh ( không chỉ là chứng tự kỷ mà còn là sự chậm phát triển trí tuệ…) cũng cao hơn. Nói chung “lớn tuổi hơn” trong bối cảnh này có nghĩa là hơn 35 tuổi, và nguy cơ tăng dần trong khoảng 5 năm và rõ rệt nhất ở khoảng 40 – 45 tuổi. Một số nghiên cứu mới đây cho rằng tồn tại những nguy cơ tương tự ở những ông bố lớn tuổi, thậm chí là sau khi đã xem xét độ tuổi của các bà mẹ. Nguy cơ này dường như có cao hơn chút ít đối với những bà mẹ lớn tuổi sinh con đầu, đặc biệt khi đứa con đầu là con trai (bởi vì hàu hết các rối loạn phát triển,không chỉ là chứng tự kỷ, xuất hiện ở các bé trei nhiều hơn bé gái). Nhìn chung, nguy cơ được gắn với độ tuổi được hiểu là có liên quan đến sự lão hoá của trứng trong buồng trứng của các bà mẹ. Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng chưa đủ sức thuyết phục một cách tuyệt đối.

1.2.5.3.2. Nhóm nguyên nhân môi trường xã hội

Ngay từ năm 1943, trong khi mô tả về trẻ em mắc hôi chứng tự kỷ, Kaner đã cho rằng tự kỷ có nguyên nhân từ sự chăm sóc, giáo dục của các bậc cha mẹ. Asperger cũng cho rằng đó là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, không có một bằng chứng nào thuyết phục đủ để chứng minh vấn đề này.

Trên một số phương tiện thông tin đại chúng hiện nay hay nhắc đến việc cho trẻ xem tivi quá sớm, quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ. Một quan điểm khác lại cho rằng, trẻ em sống ở thành phố ít tiếp xúc với nhiều người xung quanh nên có những biểu hiện tự kỷ… và đó cũng là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024