đạt hiệu quả cao nhất, trước tiên các công ty cần thực hiện một số giải pháp tổng quát sau:
Thứ nhất, hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam: Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu của doanh nghiệp. Quản lý phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải phù hợp với sự vận động của các công ty dược phẩm niêm yết có nhiều điểm khác biệt với hoạt động kinh doanh thương mại thông thường; hoạt động này ngày càng phức tạp với đối tượng khách hàng mở rộng và có nhiều nhu cầu khác nhau trong quan hệ giao dịch. Nhà quản lý phải am hiểu tình hình thị trường, đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình thức phân phối, giao dịch với các chính sách phù hợp, đồng thời phải theo dõi được các nghĩa vụ phát sinh khác nhau trong các loại hợp đồng để để ghi nhận doanh thu cho phù hợp với từng khách hàng, từng phương thức thanh toán... Luôn thống kê lịch sử hoạt động kinh doanh để có những ước tính phù hợp với những loại hình hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện và giá trị nhận về không cố định hoặc bị bổ sung, thay đổi.
Thứ hai, hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh hài hoà với các nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế: Trong giai đoạn hội nhập, mở cửa, giao lưu kinh tế, hợp tác đầu tư sâu rộng như hiện nay, lợi ích kinh tế của Việt Nam luôn song hành với lợi ích kinh tế của các quốc gia khác. Các giao dịch kinh doanh quốc tế trong đó có lĩnh vực dược phẩm chịu chi phối bởi các điều ước, tập quán thương mại và các chính sách thương mại mà Việt Nam có thỏa thuận và ký kết với nước có quan hệ thương mại song phương, đa phương. Các quan hệ thương mại làm nảy sinh các giao dịch về vốn và chịu điều chỉnh bởi các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. Hội nhập về kinh tế yêu cầu hội nhập về kế toán. Từ đó, mỗi doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch để tiến tới áp dụng hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế, trong đó tiếp cận trên cơ sở hợp đồng với khách hàng là một nội dung quan trọng với các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam.
Thứ ba, hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh hướng tới cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, có độ tin cậy và sát với tình hình tài chính của doanh nghiệp tới các đối tượng sử dụng: Đối với các công ty dược phẩm niêm yết, các cổ đông luôn yêu cầu thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích đầu tư của mình, vì vậy ban giám đốc cần công bố nhiều thông tin tới cổ đông để giúp họ nắm được tình hình của doanh nghiệp và thực hiện vai trò giám sát hiệu quả của các khoản đầu tư. Bên cạnh đó, còn có các quy định nghiêm ngặt của sàn giao dịch chứng khoán về công bố thông tin đầy đủ, chính xác dành để giúp bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư nói riêng và thị trường nói chung. Trong khi thông tin liên quan tới doanh thu, chi phí từ các giao dịch kinh doanh được cung cấp bởi rất nhiều bộ phận trong và ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy, để hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh hướng tới cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, có độ tin cậy và sát với tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông tin đầu vào mà kế toán thu nhận, xử lý và hệ thống hóa cần là những thông tin có độ tin cậy cao, khách quan, trung thực, rõ ràng, dễ hiểu, đáp ứng được đầy đủ yêu cầu quản lý.
3.2.2. Điều chỉnh báo cáo tài chính lập theo VAS sang báo cáo tài chính lập theo IFRS
Việc áp dụng IFRS sẽ cải thiện tính minh bạch và mức độ tin cậy về thông tin tài chính của các doanh nghiệp, đây là yêu cầu cần thiết và khách quan đối với các doanh nghiệp niêm yết nói chung và các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng chuẩn bị sẵn sàng và có đủ điều kiện để áp dụng hoàn toàn IFRS. Các giải pháp nâng cao hệ thống thông tin và chất lượng nhân sự đảm bảo yêu cầu cho việc thực hành kế toán áp dụng IFRS cũng cần thời gian nhất định để bộ máy kế toán đơn vị nắm chắc và thuần thục. Chính vì vậy, điều chỉnh BCTC lập theo VAS sang IFRS là một biện pháp hữu ích đối với doanh nghiệp để có thể cung cấp các thông tin trung thực, hợp lý và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, trong đó có thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.
Phương pháp điều chỉnh
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Bày Thông Tin Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trên Báo Cáo Tài Chính
- Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Efa (Exploratory Factor Analysis)
- Định Hướng Phát Triển Và Yêu Cầu Hoàn Thiện Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Các Công Ty Dược Phẩm Niêm Yết Ở Việt Nam
- Hoàn Thiện Kế Toán Một Số Khoản Chi Phí Riêng Biệt
- Hoàn Thiện Trình Bày Thông Tin Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trên Báo Cáo Tài Chính
- Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam - 25
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Thứ nhất, đánh giá ảnh hưởng của IFRS về báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
- Các khác biệt cơ bản tổng thể theo hai hệ thống chuẩn mực VAS và IFRS ảnh hưởng tới BCTC của doanh nghiệp
- Thực trạng áp dụng IFRS và những yêu cầu khi điều chỉnh báo cáo từ hệ thống VAS hiện hành.
- Ảnh hưởng cơ bản của việc điều chỉnh đến BCTC đối với các chỉ tiêu và khoản mục liên quan tới doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh..
Thứ hai, xác định và định lượng các nghiệp vụ phát sinh có khác biệt giữa VAS và IFRS
- Sự tương đồng khác biệt cơ bản về BCTC của hai hệ thống.
- So sánh các chuẩn mực cơ bản và trọng yếu của hai hệ thống.
- Các vấn đề trọng yếu có sự khác biệt khi điều chỉnh báo cáo.
- Các bút toán điều chỉnh liên quan đến chỉ tiêu, khoản mục về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cho các giao dịch theo hệ thống chuẩn mực IFRS.
Trong đó lưu ý một số khác biệt giữa VAS với IAS/IFRS ảnh hưởng đến thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh:
- Về ghi nhận giá trị tài sản và khấu hao
Theo VAS và chế độ kế toán hiện hành, việc phân loại một tài sản là TSCĐ hay công cụ, dụng cụ phụ thuộc vào nguyên giá của nó. Còn theo IAS 16, việc phân loại một tài sản là TSCĐ hay công cụ, dụng cụ phụ thuộc vào cách thức sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
VAS 03 chỉ cho phép đánh giá lại TSCĐ là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm. Ngược lại, IAS 16 cho phép doanh nghiệp đánh giá lại tài sản theo giá trị có thể thu hồi (là giá trị cao hơn giữa 2 giá trị: Giá trị hợp lý trừ chi phí bán và giá trị sử dụng). Cụ thể IAS 16 cho phép doanh nghiệp được tự đánh giá lại các TSCĐ tại thời điểm báo cáo và ghi nhận tổn thất TSCĐ như sau: Khi đánh giá tăng
TSCĐ, phần đánh giá tăng được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu sau khi đã bù trừ hết số tổn thất tài sản được ghi nhận là chi phí do đã đánh giá giảm trước đây; Khi đánh giá giảm TSCĐ để ghi nhận tổn thất tài sản, phần đánh giá giảm được ghi nhận vào chi phí sau khi đã bù trừ hết số được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu do đã đánh giá tăng trước đây.
Theo IAS 16, khi TSCĐ được đánh giá tăng, số khấu hao tương ứng với phần được đánh giá tăng sẽ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu để bù trừ với số đã đánh giá tăng; khi thanh lý TSCĐ, phần đánh giá tăng đang ghi nhận trong vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào chi phí. Trong khi đó VAS không có quy định đối với nội dung này.
- Về ghi nhận tổn thất tài sản
Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng và gây thiệt hại đáng kể đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ khó tránh khỏi việc tồn tại các dấu hiệu về sự suy giảm giá trị của các tài sản đang ghi nhận trên sổ sách của doanh nghiệp. IAS 36 với mục tiêu đảm bảo giá trị tài sản phản ánh trên BCTC của doanh nghiệp không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi được thông qua việc sử dụng hay bán các tài sản này, một khi giá trị có thể thu hồi được thấp hơn so với giá trị sổ sách, thì các tài sản này được coi là bị suy giảm giá trị, lúc này doanh nghiệp phải tính toán và phản ánh khoản lỗ do suy giảm giá trị này trên BCTC. Phạm vi áp dụng đối với tất cả TSCĐ hữu hình, vô hình và tài sản tài chính, ngoại trừ Hàng tồn kho theo quy định tại IAS 02 và một số tài sản khác phát sinh tại IAS 11, 12, 19, 39, 40, 41, IFRS 04, 05.
Trong khi đó, VAS chưa có quy định nào liên quan đến vấn đề này, việc ghi nhận và phản ánh các khoản mục tài sản dài hạn trên BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc, tức là tài sản ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế được phân bổ theo thời gian sử dụng hữu ích của tài sản mà không phản ánh bất kỳ khoản lỗ nào từ việc suy giảm giá trị tài sản. Đây là một nội dung khác biệt quan trọng để phản ánh thông tin sát với tình hình tài
chính doanh nghiệp với không chỉ các nhà đầu tư mà cả nhà quản trị doanh nghiệp để xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn.
- Về ghi nhận lợi thế thương mại trong hợp nhất kinh doanh
VAS 11 chỉ yêu cầu ghi nhận cho phần sở hữu của công ty mẹ trong khi IFRS 03 cho phép lựa chọn phương pháp ghi nhận lợi thế thương mại cho cả cổ đông không kiểm soát. VAS11 quy định phân bổ lợi thế thương mại tối đa không quá 10 năm, về bản chất thì chưa phù hợp vì lợi thế của bên mua, như trình độ quản lý, uy tín, thương hiệu của bên bị mua có thể không bị mất đi còn IFRS 03 không cho phép phân bổ lợi thế thương mại mà thay vào đó là phải đánh giá tổn thất lợi thế thương mại hàng năm.
VAS 11 yêu cầu xác định giá trị lợi thế thương mại là tổng giá trị lợi thế thương mại phát sinh tại từng lần trao đổi, tức là tài sản thuần của công ty con được xác định tại từng lần trao đổi và không yêu cầu đánh giá lại giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ trong những lần trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát. Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, IFRS 3 quy định lợi thế thương mại chỉ được xác định 1 lần duy nhất tại ngày kiểm soát, theo đó yêu cầu lợi thế thương mại phải được xác định trên cơ sở tài sản thuần của công ty con tại ngày kiểm soát và đánh giá lại giá phí những khoản đầu tư của công ty mẹ trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá và định lượng được những sai khác giữa hai hệ thống đối với BCTC của doanh nghiệp, tiến hành hoàn thiện và kiểm tra, kiểm soát BCTC mới lập theo chuẩn mực IFRS với các thông tin bổ sung cần thiết trên phải đưa vào Thuyết minh BCTC.
3.2.3. Hoàn thiện kế toán doanh thu một số hợp đồng với khách hàng
3.2.3.1. Hợp đồng có nhiều nghĩa vụ thực hiện
Một hợp đồng có thể có nhiều nghĩa vụ thực hiện khác nhau, theo đó mỗi nghĩa vụ thực hiện sẽ được ghi nhận doanh thu một cách riêng biệt. Trên cơ sở xác định một hợp đồng thỏa mãn các tiêu chí là một hợp đồng được kế toán theo IFRS 15, doanh nghiệp cần xác định các nghĩa vụ cần thực hiện của một hợp đồng đã ký
với khách hàng làm cơ sở cho việc phân bổ giá trị giao dịch và ghi nhận doanh thu khi nghĩa vụ đã được thực hiện theo IFRS. Tại thời điểm thiết lập hợp đồng, doanh nghiệp phải đánh giá hàng hóa hay dịch vụ được cam kết trong hợp đồng với khách hàng và xác định mỗi cam kết chuyển giao tới khách hàng:
- Một loại sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ (hoặc một gói các hàng hóa hoặc dịch vụ) có tính tách biệt .
- Một loạt các hàng hóa hoặc dịch vụ có tính tách biệt, về cơ bản các hàng hóa hoặc dịch vụ đó có đặc điểm giống nhau và có cách thức chuyển giao cho khách hàng giống nhau.
Việc xác định có bao nhiêu nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng, doanh nghiệp phải căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng và cách thức chuyển giao các sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong trường hợp hợp đồng cam kết thực hiện chuyển giao một loạt các hàng hóa hoặc dịch vụ có nhiều điểm tương đồng và cùng cách thức chuyển giao, cần xác định xem đó là nghĩa vụ phải hoàn thành trong một khoảng thời gian (trong nhiều kỳ) hay nghĩa vụ hoàn thành tại một thời điểm. Việc xác định các nghĩa vụ tách biệt cần thực hiện trong hợp đồng và xem xét nghĩa vụ đó thực hiện hoàn thành tại một thời điểm hay trong nhiều kỳ là cơ sở cho việc phân bổ giá trị của hợp đồng, xác định và ghi nhận doanh thu từ hợp đồng với khách hàng phù hợp.
Tiếp đó, doanh nghiệp cần thực hiện phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện theo nguyên tắc:
- Mục tiêu khi phân bổ giá giao dịch là để đơn vị phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ thực hiện (hoặc hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt) một giá trị phản ánh giá trị của khoản thanh toán mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng thông qua việc chuyển giao tài sản hoặc dịch vụ đã cam kết cho khách hàng.
- Để đạt được mục tiêu phân bổ giá giao dịch, đơn vị phải phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ thực hiện đã được xác định trong hợp đồng trên cơ sở giá bán riêng lẻ tương đối.
- Để phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ thực hiện trên cơ sở giá bán riêng lẻ tương đối, tại thời điểm bắt đầu hợp đồng, đơn vị phải xác định giá bán riêng lẻ của hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt của mỗi nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng và phân bổ giá giao dịch theo tỷ lệ với các giá bán riêng lẻ đó.
- Giá bán riêng lẻ là giá mà đơn vị bán một hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết một cách tách biệt cho khách hàng. Bằng chứng tốt nhất của một giá bán riêng lẻ là giá có thể quan sát được của một hàng hóa hoặc dịch vụ khi đơn vị bán hàng hóa hoặc dịch vụ đó một cách tách biệt trong các tình huống tương tự cho các khách hàng tương tự. Giá quy định trong hợp đồng hoặc giá niêm yết của một hàng hóa hoặc dịch vụ có thể (nhưng không được mặc định) là giá bán riêng lẻ của hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
- Nếu giá bán riêng lẻ không thể quan sát trực tiếp được, đơn vị phải ước tính giá bán riêng lẻ theo một giá trị sao cho việc phân bổ giá giao dịch đáp ứng được mục tiêu của việc phân bổ. Khi ước tính giá bán riêng lẻ, đơn vị phải xem xét tất cả các thông tin (bao gồm các thông tin về điều kiện thị trường, các yếu tố đặc thù của đơn vị và thông tin về khách hàng hoặc nhóm khách hàng) sẵn có một cách hợp lý đối với đơn vị. Khi thực hiện việc ước tính giá bán riêng lẻ này, đơn vị phải tận dụng tối đa các yếu tố đầu vào có thể quan sát được và áp dụng nhất quán các phương pháp ước tính trong các tình huống tương tự.
Một số phương pháp thích hợp để ước tính giá bán riêng lẻ của một hàng hóa hoặc dịch vụ được quy định cụ thể trong IFRS 15. Có thể cần kết hợp sử dụng các phương pháp để ước tính giá bán riêng lẻ của hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết trong hợp đồng nếu hai hay nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ có giá bán riêng lẻ có tính biến động cao hoặc chứa yếu tố không chắc chắn.
Vận dụng đối với minh họa số 2.2.1.3.1a
Theo nguyên tắc của IFRS 15:
- Kế toán công ty ghi nhận doanh thu bán hàng duy nhất như trên là chưa phù hợp, mà cần phải xác định được 2 nghĩa vụ tách biệt trong hợp đồng là cung cấp mặt hàng thuốc và dịch vụ lưu kho sau thời gian quy định khách hàng phải đến nhận
hàng. Từ đó, phân bổ giá trị cho từng nghĩa vụ trên cơ sở giá riêng biệt, ở đây đã có giá bán của mặt hàng thuốc trong trường hợp bán hàng thông thường, với đơn giá tăng thêm 200đ/1 ngày được xác định chính là doanh thu của dịch vụ lưu kho.
- Thuế GTGT đối với 2 nghĩa vụ cũng cần được tính toán lại vì 2 nghĩa vụ này chịu thuế suất khác nhau, cụ thể là 5% đối với mặt hàng thuốc và 10% đối với dịch vụ.
- Chi phí đối với nghĩa vụ lưu kho cũng sẽ được ghi nhận giá vốn tương ứng doanh thu dịch vụ lưu kho nếu kế toán có đầy đủ cơ sở để tập hợp được từng ứng, hoặc phân bổ theo diện tích sử dụng.
(Chi tiết hạch toán theo IFRS tại phần Phụ lục) Vận dụng đối với minh họa số 2.2.1.3.1b:
Theo nguyên tắc của IFRS 15:
- Kế toán công ty ghi nhận doanh thu bán hàng duy nhất như trên là chưa phù hợp, mà cần phải xác định được 2 nghĩa vụ tách biệt trong hợp đồng là cung cấp mặt hàng thuốc và dịch vụ vận chuyển thuốc đến kho của Công ty CPDP Am Vi. Từ đó, phân bổ giá trị cho từng nghĩa vụ trên cơ sở giá riêng biệt, ở đây có thể dựa trên giá riêng biệt là giá các hợp đồng bán thuốc tương tự giao tại kho của công ty và các dịch vụ giao hàng tính riêng vận chuyển của hợp đồng đã thực hiện.
- Thuế GTGT đối với 2 nghĩa vụ cũng cần được tính toán lại vì 2 nghĩa vụ này chịu thuế suất khác nhau, cụ thể là 5% đối với mặt hàng thuốc và 10% đối với dịch vụ.
- Chi phí đối với nghĩa vụ vận chuyển cũng sẽ được ghi nhận giá vốn tương ứng doanh thu dịch vụ vận chuyển, chi phí vận chuyển thuê ngoài 2.000.000đ ghi nhận vào chi phí giá vốn tương ứng với doanh thu dịch vụ vận chuyển.
(Chi tiết hạch toán theo IFRS tại phần Phụ lục)
3.2.3.2. Hợp đồng có giá thanh toán thay đổi
Nếu khoản mục nhận về đã cam kết trong hợp đồng có giá thanh toán thay đổi, doanh nghiệp phải ước tính giá trị của khoản mục nhận về mà doanh nghiệp có