Một Số Khái Niệm Được Sử Dụng Trong Luận Án Có Liên Quan Đến Quá Trình


thi học thơ thiền. Tuy nhiên, nhìn qua danh sách các tác phẩm văn học đời Lý Trần, chúng ta vẫn có thể tách chúng ra thành dòng văn học Phật giáo, hay là dòng văn học Thiền tông Việt Nam với những đặc điểm nổi bật về nội dung sáng tác và triết luận. Và như vậy, đến nay, công việc nhìn nhận văn học Phật giáo Việt Nam như một dòng mạch riêng bên cạnh dòng văn học yêu nước Lý Trần vẫn đặt ra nhiều vấn đề học thuật cho giới nghiên cứu văn học cổ.

Hàng loạt bài thơ có tính sấm vĩ ở các thiền sư Việt Nam khoảng thế kỷ thứ X là một nét khác biệt thấy rò so với tác phẩm các thiền sư đời Đường Tống ở Trung Quốc. Sấm vĩ thuộc loại ngôn ngữ tiên tri, có tính chất như điềm báo về vận mệnh quốc gia. Theo Nguyễn Duy Hinh, đó là “phương thuật trong văn hóa Trung Quốc” và “không liên quan gì đến Phật giáo” [79; 293]. Cũng theo tác giả này, tính chất “điềm báo” trong một số bài sấm vĩ được truyền tụng ở thế kỷ thứ IX cho thấy một phương án chọn lựa hình thức cứu nước rất đặc biệt của các thiền sư thuộc sơn môn Dâu. Thực ra, sấm vĩ không phải là sản phẩm đặc biệt của Mật tông hay Mật giáo, mà trước hết nó cũng thuộc về sản phẩm tinh thần của các nhà Nho Trung Hoa thời cổ nhằm huyền bí hóa cao độ thuyết thiên mệnh. Như vậy, việc sử dụng sấm vĩ của các thiền sư Đại Việt suốt từ thời Đinh, Tiền Lê đến thời Lý rò ràng là dấu hiệu của bản lĩnh “tùy duyên”, “nhập tục” của các thiền sư, cao tăng khi tham gia vào chính sự.

Nếu lấy đời Đường để so sánh với đời Trần, có thể nhận ra điểm khác biệt giữa loạn An Sử (nhà Đường) và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam chống quân Nguyên (nhà Trần) đều là hai biến cố lớn trong xã hội hai nước. Song về bản chất thì những sự kiện ấy rất khác nhau. Một bên là ý thức về độc lập dân tộc (Việt Nam), một bên là ý thức về sự tao loạn của thời thế (Trung Quốc). Hai kiểu ý thức này chi phối sâu sắc việc thẩm định và thế giới quan của người làm thơ thiền. Mặt khác, nguồn gốc tư tưởng và văn hóa của hai nước cũng


khác biệt. Ý thức nguồn cội có căn rễ sâu xa trong nền văn hóa cổ người Việt liên quan đến việc hình thành khối tư tưởng thống nhất trong quan điểm về vận mệnh quốc gia; trong khi đó, lịch sử đẫm máu của các vương triều và truyền thống triết học vĩ đại của Trung Hoa lại tạo ra không gian “trăm hoa đua nở” của các khuynh hướng tư tưởng về chính trị xã hội lẫn văn hóa nghệ thuật. Như thế, một bên thiên về tính hàn lâm, luận lý thi học, một bên hướng đến lịch sử xã hội

và quan hệ đạo-đời; Yếu tố thiền sư với thế tục, thiền sư với vai trò chống xâm lược được nhắc đến như một tiêu chí quan trọng trong lịch sử phê bình thơ thiền Việt Nam (tất nhiên là từ quan điểm của các nhà nghiên cứu hiện đại), trong khi tính hàn lâm và tư tưởng Thiền học lại được quan tâm nhiều hơn trong sinh hoạt thưởng lãm thơ thiền Trung Hoa.

Nếu tiếp tục lấy đời Tống như một tiêu chí so sánh với hai triều Lý – Trần của Đại Việt (trên thực tế, nhà Tống tồn tại song song nhà Lý, nhà Nguyên tồn tại song song nhà Trần), lại thấy sự khác biệt văn hóa tạo ra hai chỉnh thể của nền văn học thiền tông khác nhau. Về mặt lịch sử, thời Tống có nhiều điểm gần gũi với giai đoạn chống ngoại xâm của Đại Việt hơn. Nhà Tống (cả hai thời kỳ Bắc Tống và Nam Tống) đều phải trải qua nhiều binh biến, đặc biệt là các cuộc đấu tranh dữ dội chống giặc Liêu, giặc Kim, giặc Mông Cổ (tức Nguyên). Nhưng, khác với câu chuyện về bài thơ thần trên sông Như Nguyệt, hay sự kiện vua tôi nhà Trần với hội nghị Diên Hồng và ý chí “Sát Thát”, văn học đời Tống là tiếng nói yêu nước đầy phẫn uất, nung nấu hoài bão chiến đấu bảo vệ giang sơn trong nỗi hận sầu to lớn. Tình cảm yêu nước trong văn học đời Tống được đánh giá là “chưa hề có trong văn học trước Tống” [98; 317]. Tuy nhiên, lòng thiết tha với vận mệnh đất nước của các văn nhân đời Tống nhanh chóng chìm sâu vào hiện thực vong quốc. Và “dòng chảy yêu nước” ấy chỉ còn lại dư âm kín đáo trong các sáng tác của Tô Đông Pha, Lục Du, Văn Thiên Trường…


Việc các nhà nghiên cứu Việt Nam tập trung tìm hiểu thơ văn Lý Trần dưới ánh sáng của lịch sử chống ngoại xâm, và trong sự gắn bó với tinh thần cội nguồn, ý thức dân tộc hay bản lĩnh Đông A, đều phản ánh một quan điểm rằng thực sự có một nền Thiền học Việt Nam, và nền thiền học ấy có thể có một số đặc điểm sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

- Ảnh hưởng tích cực đến tinh thần dân tộc, đến sứ mệnh lãnh đạo dân tộc

-Ảnh hưởng đến cảm hứng và tính chất thơ ca của các thiền sư hoặc các nhà thơ mến mộ Phật pháp

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 8

- Thiết lập thế kết hợp chặt chẽ “thiền – thơ – đời” tạo nên vẻ đẹp của bản lĩnh giải thoát và khả năng chiến đấu - chiến thắng vì nền độc lập của quốc gia.

Như trên đã giải thích, đặc điểm cuối cùng này là một nét mờ trong tư

tưởng thiền tông Trung Hoa. Người Trung Quốc quan tâm sâu sắc đến mối liên hệ tinh tế của thơ và thiền, họ cũng xây dựng nhãn quan triết học thiền và đời, nhưng bộ ba thiền – thơ – đời gắn với ý thức cội nguồn và hợp nhất dân tộc thì không thể hiện rò (kể cả trong đời Tống). Từ đó, có thể thấy nền thiền học Việt Nam có một hệ quan niệm riêng, ảnh hưởng ở bề sâu đến thơ thiền Việt Nam.

Tuy nhiên, các nhà thơ – thiền sư, những người sáng tạo thơ thiền, lại không trực tiếp xây dựng lý luận thi học về thơ thiền. Để khắc phục “độ chênh” tế nhị này trong khi so sánh, chúng tôi vẫn đề cập đến các yếu tố thi học thiền của thơ Phật giáo Lý Trần, nhưng đề cập thông qua các nghiên cứu mới nhất về giai đoạn văn học này chứ không dừng lại ở những nhận định thuộc về “di sản”; thông qua chính các thành tựu thơ thiền Lý Trần với những hạt nhân nghệ thuật mà chúng tôi tìm thấy trong chuyên luận của mình.

1.1.4. Một số khái niệm được sử dụng trong luận án có liên quan đến quá trình

nghiên cứu so sánh thơ thiền


1.1.4.1. Nhân sinh quan Phật giáo Thiền tông

Toàn bộ tư tưởng Phật giáo toát lên tinh thần giải thoát con người khỏi sự khổ của thế gian. Với bài giảng về Tứ diệu đế, Đức Phật đã chỉ thẳng bản chất của đời sống là Khổ. Con người trong quan niệm Phật giáo là những chúng sinh có thể mang chứa nghiệp quả từ còi súc sinh, địa ngục hay chút tham dục loài A- tu-la, đồng thời cũng chứa đựng hạt nhân được sống trên còi Thiên, còi Phật. Trong trật tự mà con người có khả năng bị đày đọa hoặc được giải thoát đó, đức Thích Ca đã gửi đi một thông điệp: con người (tức chúng sinh) có thể thành Phật, trở nên tỉnh thức toàn mãn một khi nó dám đối diện với sự khổ, tu luyện để thoát khổ.

Trong tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy, lý thuyết Tứ diệu đế và quan niệm Duyên sinh vô ngã là những luận điểm tôn giáo nổi bật nhất. Khác với con người cá thể và con người tự nhiên của đạo Lão, khác với con người xã hội và con người phận vị của đạo Nho, con người đạo Phật thiết lập liên hệ với cái vô tận

của thế giới duyên khởi. Quan hệ của con người Phật giáo đối với xã hội và thiên nhiên mang các đặc tính: không giới hạn về phận vị xã hội, không giới hạn về tự do cá tính và không giới hạn ở sự định giá thiên nhiên (tức sự xã hội hóa thiên nhiên thành ý nghĩa sang hèn, mạnh yếu…). Do vậy, con người Phật giáo có thể “ra vào” giữa các thể chế chính trị, chia sẻ những khổ đau thống thiết nhất của tất cả chúng sinh và bình đẳng lạ lùng trước bảng màu giá trị của bức tranh giai cấp. Nhãn quan Phật giáo về vấn đề con người xác lập trên các luận điểm sau: Con người về cơ bản sống trong luân hồi, con người không có định mệnh bất biến, con người phải chịu đựng qui luật nhân quả của các nghiệp do mình tạo ra, con người nhất thiết bình đẳng, con người là cao quí tột độ trong khả năng tự giải thoát chính mình, hạnh phúc thật sự của con người là giải thoát khỏi toàn còi luân hồi cùng tất cả những hệ lụy của nó về mặt tinh thần lẫn thể chất.


Thuyết Duyên sinh vô ngã là một “phát kiến” vĩ đại của Thích Ca khi gọi tên bản chất vô thường của thế gian và đặt con người vào cuộc sáng tạo mới. Con người có thể sáng tạo ra chính nó trong (và bằng) năng lượng trôi chảy vĩnh hằng của thế giới. Nó có thể đối thoại với rất nhiều kiếp sống trước cũng như hẹn hò

với những kiếp sống sau qua sự chứng nhập tâm linh vào còi giác ngộ; nó có thể mở rộng biên giới sống sót của mình qua ranh giới của mọi “cái chết” về thân xác và ý niệm.

Quan niệm về nhân sinh của phái Thiền tông tuy khởi nguồn từ tư tưởng Phật giáo nhưng lại có điểm khác biệt (hay là sự nhấn mạnh “cực đoan”) về giải thoát và chứng ngộ. Có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản về nhân sinh quan Thiền tông như sau:

- Con người trong mục tiêu sống còn: thấy tính” và “giác ngộ”

Từ tôn chỉ ban đầu: “trực chỉ nhân tâm – kiến tính thành Phật”, các thiền sư luôn phải đối mặt với nguyên tắc nghiệt ngã của con đường chứng ngộ, đó là “thấy tính”. Mọi cảnh giới cao đẹp và những triết lý sâu sắc nhất đều phải qui hướng về sự nhận biết và chứng nghiệm còi giác ngộ an lạc. Vì mong giác ngộ mà Huệ Khả (nhị Tổ) đã chặt một cánh tay của mình trước tổ sư Bồ Đề Đạt Ma. Triệu Châu Tùng Thẩm – một đại sư đời Đường, đạt ngộ từ năm 18 tuổi mà vẫn tiếp tục cầu đạo cho đến năm 80 tuổi. Con đường cầu đạo là một trong những ám ảnh lớn nhất của văn học Thiền. Do đó, con người trong quan niệm Thiền tông bao giờ cũng được đặt trong bối cảnh tìm kiếm bản tâm nhằm đạt chứng ngộ và giải thoát. Rời khỏi mục tiêu này, con người tức khắc mờ mịt và “lạc đường”.

- Con người tự giải thoát khỏi mọi vướng chấp

Phong thái thường gặp ở các thiền sư là tinh thần ung dung khoáng đạt, tùy tâm tùy cơ. Đó chính là một cách gọi khác cho hình ảnh con người giải thoát, trước hết là giải thoát khỏi định kiến của chính mình về bản thân và thế giới. Vô


Môn Huệ Khai (Trung Quốc) có ghi lại công án nổi tiếng về Lục Tổ như sau: “Nhân gió lay phướn, có hai ông tăng tranh luận. Một ông nói: “Phướn động”. Ông kia nói: “Gió động”. Cãi qua cãi lại không ra lẽ. Lục Tổ nói: “Không phải gió động, không phải phướn động, tâm các ông động đấy”. Hai ông tăng giật mình hoảng sợ”21 [139; 93]. Công án này về sau trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ kệ Trung Hoa và Việt Nam. Hàng loạt các mẫu chuyện nhỏ trong

các công án thiền cũng nhấn mạnh khả năng giải thoát của con người. Nói cho cùng, đó cũng là một dạng của trình độ nhận thức tự do và thực hiện tự do trong đời sống.

- Con người dấn bước trong đời và an lạc trong mỗi phút giây

Đến Huệ Năng, vị Lục tổ vĩ đại Trung Hoa, Thiền Phật giáo gần như đã cất bỏ gánh nặng chiếc áo cà sa và những hình dung về còi Niết Bàn đầy hứa hẹn. Hình ảnh một thiền sư phiêu bồng trên những núi đồi xa thẳm hay miệt mài gánh nước, bửa củi, hình ảnh một thiền sư áo tơi, giày vải đi trong sương gió hay chuyên cần rửa bát, cày đồng… đã không còn lạ nơi cửa thiền. Tuyên ngôn thế tục hóa thiền của Bạch Trượng Hoài Hải: “Một ngày không làm, một ngày không ăn” đã cắm sâu lưới kiếm kim cương của Thiền vào còi trần. Con người Thiền là con người dấn bước trong đời và an lạc trong mỗi phút giây. Quan niệm thực tiễn về đạo Thiền như vậy ghi dấu sự tiếp biến và hỗn dung tinh thần Phật giáo Ấn Độ vào hệ thống triết học và tôn giáo riêng có của truyền thống tư tưởng Trung Hoa. Chính vì tính chất dấn bước này mà Thiền có sức sống bền bỉ, ảnh hưởng sâu rộng đối với các nền văn minh khác nhau và với các nền nghệ thuật khác nhau trên thế giới đến tận ngày nay.

21Công án nổi tiếng này rất giống tích truyện về Tổ tăng Gia Nan Đề (Sanghanandi) – 1 trong 28 vị tổ sư Thiền có nguồn gốc Ấn Độ tính từ Phật Thích Ca trở đi. Tích truyện như sau: “Một hôm gió thổi cái linh treo trên điện Phật khua động, Ngài (tức Gia Nan Đề) hỏi Xá Đa: “Linh kêu hay gió kêu?”. Xá Đa thưa: “Chẳng phải linh kêu, chẳng phải gió kêu, mà tâm con kêu”. “Tâm ngươi là cái gì ?”. “Đều lặng lẽ” [270; 82].


- Con người an trú trong ngôi nhà thiên nhiên

Đối với các thiền sư, thiên nhiên gắn với cái nhìn bản thể, và vì thế, về với thiên nhiên là về với bản tâm, về với ngôi nhà vĩnh cửu của mỗi người. Thiền tông lại có khuynh hướng đặt con người vào một thiên nhiên được bản thể hóa sâu sắc bằng các đặc tính vô nhiễm, vắng lặng và vĩnh hằng. Khi ấy, thiên nhiên không chỉ khơi gợi niềm vui thích được huyền đồng cùng tạo vật và rong chơi trong còi thanh sạch của các thiền sư, mà hơn hết, nó còn là vật liệu huyền nhiệm

của ngôi nhà Tính Không, là biểu tượng an trú cao đẹp cho con người giác ngộ.

1.1.4.2. Bản thể luận Phật giáo Thiền tông

Lịch sử tư tưởng Phật giáo chứa đựng lịch sử quan niệm về bản thể. Ngày nay ta có thể gọi lịch sử ấy là cuộc tranh luận về bản thể, tranh luận về thực tại tuyệt đối.

Đặt con người trong thế giới khách quan, Phật giáo nguyên thủy lý giải sự tồn tại của con người trong quan hệ “duyên sinh vô ngã”của vạn pháp. Theo đó, hiện hữu luôn xuất hiện ở hai trạng thái: như nó vốn thế và trong cái nhìn của con người.

Điều phân biệt Phật giáo và các hệ triết học khác ở chỗ Phật giáo chủ trương nhất thiết hiểu biết bản thể bằng cách chứng nhập, thể nghiệm.

Sự phát triển liên tục của các học phái Phật giáo và sự phân hóa các điểm nhìn về giáo nghĩa cho thấy một hiện trạng phức tạp về các hệ tư tưởng Phật giáo tại Ấn Độ sau khi Thích Ca diệt độ. Sang thế kỷ III trước công nguyên, với sự xuất hiện của Mã Minh và tư tưởng “vạn pháp duy tâm”, Phật giáo đã bước sang trang mới. Cho đến khi học thuyết“Tam luận” của Long Thọ ra đời thì triết học Tính không mới thực sự nở rộ và trở thành học thuyết vĩ đại nhất của Đại thừa Phật giáo. Triển khai tinh tế quan niệm Duyên khởi có trong các bộ kinh nguyên thủy của Phật giáo, Long Thọ xác định Tính không là bản chất của Duyên khởi.


Như vậy, cuộc tranh luận triền miên về sự hiện hữu của vạn pháp và bản thể được giải quyết trong quan niệm mới của Long Thọ: bản thể của thế giới duyên khởi này là không có tự tính.

Thiền tông nhấn mạnh việc trở về bản thể là chứng ngộ Phật tính, là giải thoát. Với quan điểm này, Thiền tông đã hoàn thành sứ mệnh nối kết “bản ý” của Phật về “thực hành giải thoát” với thực tế tu tập của “chúng sinh”. Bản thể luận trong trường hợp này gắn bó chặt chẽ với sự “thực hiện bản thể”.

Một trong những khái niệm quan trọng nhất của Thiền tông là “bản lai diện mục”, nghĩa là “mặt mũi xưa nay”. Khái niệm này xuất hiện lần đầu trong Kinh Pháp bảo đàn của Lục Tổ Huệ Năng, gắn liền với công án mô tả cuộc gặp gỡ “bất đắc dĩ” giữa Huệ Năng và Thượng tọa Minh. Vấn đề bản thể của thế giới và con người thường được các thiền sư Trung Hoa qui tụ vào khái niệm tâm tính. Tâm trong trường hợp này là chân tâm, bản tâm, Phật tâm; còn tính có thể hiểu là chân tính, pháp tính, Phật tính.

Như thế, về cơ bản, con đường bản thể luận Phật giáo Thiền tông có thể tạm chia thành hai quan niệm chính:

- Bản thể là thực tại tuyệt đối gắn liền với sự hiện hữu của các Pháp, còn

được gọi là Chân Như.

- Bản thể là bản Tâm của mọi chúng sinh và mọi tồn tại. Bản thể ấy vốn rỗng rang, trong sáng, vĩnh cửu.

1.1.4.3. Mỹ học Thiền tông

Mỹ học Thiền tông trước hết phản ánh tinh thần Mỹ học Phật giáo.

Có thể nói, tư tưởng mỹ học Phật giáo bao gồm rất nhiều cấp độ ý nghĩa, thể hiện ở nhiều phương diện phong phú của đời sống mà không dễ gì khái quát thành các công thức bi-hài-cao cả ngay được. Từ mỹ học Phật giáo đến mỹ học Thiền tông là con đường sâu thẳm chuyển hóa nhiều giá trị tư tưởng Phật giáo từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022