-------------------------
LÊ THỊ THANH TÂM
NGHIÊN CỨU SO SÁNH
THƠ THIỀN LÝ - TRẦN (VIỆT NAM) VÀ THƠ THIỀN ĐƯỜNG - TỐNG (TRUNG QUỐC)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 2
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 3
- Thơ Thiền Với Văn Học Phật Giáo Thiền Tông Thời Lý-Trần (Việt Nam) Và Thời Đường-Tống (Trung Quốc)
Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.
--------------------
LÊ THỊ THANH TÂM
NGHIÊN CỨU SO SÁNH
THƠ THIỀN LÝ - TRẦN (VIỆT NAM) VÀ THƠ THIỀN ĐƯỜNG - TỐNG (TRUNG QUỐC)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. MAI CAO CHƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghienâ cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2007
Lê Thị Thanh Tâm
KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ĐH : Đại học
2. H . : Hà Nội
3. KH : Khoa học
4. KHXH và NV : Khoa học xã hội và nhân văn
5. NXB : Nhà xuất bản
6. SG : Sài Gòn (trước 1975)
7. TCVH : Tạp chí Văn học
8. TCNCVH : Tạp chí Nghiên cứu văn học
9. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
10. tr. : trang
11. Ví dụ: [3] :Tài liệu số 3 ở mục Tài liệu tham khảo
12. Ví dụ: [3; 12] : Tài liệu số 3 ở mục Tài liệu tham khảo trang 12
MỤC LỤC
DẪN NHẬP 3
1. Lý do chọn đề tài3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu21
4. Phương pháp nghiên cứu22
5. Đóng góp mới của luận án22
6. Cấu trúc luận án23
CHƯƠNG 1: THƠ THIỀN VỚI VĂN HỌC PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỜI LÝ-TRẦN (VIỆT NAM) VÀ THỜI ĐƯỜNG-TỐNG (TRUNG QUỐC) 25
1.1 Xung quanh khái niệm “thơ thiền” ở Việt Nam và Trung Quốc25
1.1.1 Nguồn gốc thơ thiền 25
1.1.2 Thơ thiền với văn học Thiền tông Trung Quốc thời Đường-Tống 37
1.1.2 Thơ thiền với Văn học Thiền tông Việt Nam thời Lý-Trần 46
1.1.2 Một số khái niệm được sử dụng trong luận án có liên quan đến quá trình nghiên cứu so sánh thơ thiền 55
1.2 Quan niệm sáng tác và tư duy nghệ thuật64
1.2.1 Quan niệm sáng tác 64
1.2.2 Tư duy nghệ thuật 67
1.3 Kiểu tác giả Thiền gia73
1.3.1 Tác giả Thiền gia trong hệ thống loại hình tác giả văn học trung đại73
1.3.2 Một số tính chất loại hình tác giả Thiền gia thời Lý Trần và Đường Tống 74
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN VÀ ĐIỂM NHÌN BẢN THỂ LUẬN PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRONG THƠ THIỀN LÝ - TRẦN VÀ THƠ THIỀN ĐƯỜNG - TỐNG 83
2.1 Về mối quan hệ giữa hình tượng thiên nhiên và điểm nhìn bản thể luận Phật giáo Thiền tông trong thơ thiền83
2.1.1 Thiên nhiên và những kinh nghiệm thiền 83
2.1.2 Thiên nhiên và những biểu tượng thiền học 85
2.2 Cảm hứng bản thể trong thơ thiền Lý - Trần và Đường - Tống89
2.2.1 Cảm hứng bản thể trong thơ thiền Lý - Trần 90
2.2.2 Cảm hứng bản thể trong thơ thiền Đường - Tống 97
2.3 Khảo sát một số hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu từ điểm nhìn bản thể luận Phật giáo Thiền tông106
2.4.1 Hoa và Pháp 106
2.4.2 Núi non, sông suối và cảm thức nguồn cội 114
2.4.3 Mây trắng và không gian bản thể 126
2.4.4 Trăng, ánh sáng và cảm hứng soi chiếu bản theå128
2.4.5 Âm thanh thiên nhiên như sự vang vọng bản thể 132
2.4.6 Thiên nhiên trong mối liên hệ với “không gian mẹ”, không gian của thiên chức tạo tác, nuôi dưỡng vĩnh viễn 140
2.4.7 Thiên nhiên trong chiều kích của chân không – một phương diện bản thể luận của Thiền tông Phật giáo nhìn từ lý thuyết Tính không 149
CHƯƠNG 3: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRONG THƠ THIỀN LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN ĐƯỜNG - TỐNG 161
3.1 Về quan niệm con người trong văn học Phật giáo nói chung161
3.2 Quan niệm con người trong thơ thiền162
3.3 Nhân sinh quan Phật giáo trong thơ thiền Lý - Trần và Đường - Tống – tìm hiểu một số hình tượng con người tiêu biểu163
3.3.1 Con người hành hương 165
3.3.2 Con người giải thoát 175
3.3.3 Con người mộng huyễn 183
KẾT LUẬN 204
TƯ LIỆU THAM KHẢO 210
PHỤ LỤC 239
PHỤ LỤC 1 239
PHỤ LỤC 2 254
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Thơ thiền là một đối tượng nghiên cứu phức tạp, vừa liên quan đến tôn giáo, triết học, vừa hàm chứa những nguyên tắc thể loại văn học thuộc về một giai đoạn lịch sử nhất định. Thơ thiền ở một nghĩa rộng mở nhất là thơ Phật giáo đã có mặt trong nhiều kinh điển nguyên thủy của Phật giáo dưới cái tên chung là “Kệ”. Nó cũng tiếp tục hành trình thể loại của mình ở khắp các quốc gia có truyền thống Phật giáo Đại Thừa như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… Vì đặc tính kép vừa phổ biến vừa độc đáo, thơ thiền luôn luôn là đối tượng cần được soi chiếu từ nhiều phương diện.
Việc nghiên cứu so sánh thơ thiền trên thế giới hiện nay hầu như tập trung vào hai quốc gia Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi đó những công trình giới thiệu thơ thiền thuộc các nước khu vực Đông Á như Việt Nam, Hàn Quốc… hầu như chưa được quan tâm. Bức tranh thơ thiền phương Đông từ trước đến nay đối với các nhà nghiên cứu Âu Mỹ rất có thể chỉ được hình dung với hai nguồn thơ thiền: thơ thiền Đường Tống của Trung Quốc và thơ Haiku (cũng được xem là một biểu hiện đặc sắc của thơ thiền) Nhật Bản, nghĩa là thiếu sót mảng thơ thiền của các nước có truyền thống văn hóa Phật giáo khác. Vì thế, so sánh thơ thiền Việt Nam với thơ thiền các nước, đặc biệt với Trung Quốc, là một hướng nghiên cứu nhiều hứa hẹn. Việc so sánh này không chỉ làm nổi bật phần nào nghệ thuật và tư tưởng thơ thiền hai nước mà còn góp phần chỉ ra những dấu vết giao lưu văn hóa, tôn giáo ở khu vực Đông Á – mảnh đất vẫn còn thu hút mãi những ai quan tâm đến các giá trị sâu bền và cổ xưa của nó.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có bề dày giao lưu văn hóa lâu dài và phức tạp. Thơ thiền là một ví dụ sống động về con đường ảnh hưởng của văn học Thiền tông Trung Quốc đối với hệ thống văn học Thiền tông Việt Nam.
Thơ thiền Đường - Tống và Lý - Trần còn có sự tương đồng đặc biệt về những đóng góp giá trị của nó cho nền văn học Phật giáo mỗi nước. Thơ thiền đời Đường - Tống là tinh hoa của thơ ca đời Đường - Tống và của văn học Phật giáo Trung Quốc. Thơ thiền đời Lý – Trần là đóa hoa đầu mùa của văn học viết, đồng thời cũng là di sản quí giá của dòng văn học Phật giáo Việt Nam. Việc nghiên cứu so sánh thơ thiền hai nước, trong các giai đoạn đỉnh cao của Phật giáo Đại Thừa (thời Lý – Trần ở Việt Nam và thời Đường – Tống ở Trung Quốc), trùng khớp với các giai đoạn phát triển cực thịnh của hai nhà nước phong kiến, nằm trong ảnh hưởng của tư tưởng Tam giáo và những nguyên lý mỹ học tinh tế xuất phát từ nền tảng Thiền tông là một lựa chọn bước đầu có tính vấn đề và nhiều gợi mở.
Từ nhiều lý do cơ bản như trên, chúng tôi tiến hành thực hiện luận án “Nghiên cứu so sánh thơ thiền Lý Trần (Việt Nam) và thơ thiền Đường Tống (Trung Quốc)”, với mong muốn đóng góp thêm một cái nhìn mới về đặc điểm thơ thiền Việt Nam trong mối tương quan với thơ thiền Trung Quốc, đặc biệt từ góc độ ảnh hưởng mỹ học Phật giáo, mỹ học Thiền tông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Để hình dung một cách toàn diện vấn đề, chúng tôi không chỉ giới thiệu những công trình liên quan đến việc “so sánh thơ thiền Lý Trần và thơ thiền Đường Tống” mà hướng đến giới thiệu tổng quát tiến trình nghiên cứu và phê bình văn học Lý Trần nói chung của giới nghiên cứu Việt Nam. Trong phạm vi khảo sát tư liệu của mình, chúng tôi chưa tìm được công trình nào hay bài báo nào trực tiếp bàn riêng về việc so sánh hai nền thơ thiền Lý - Trần và Đường - Tống. Do vậy, trong quá trình tổng thuật, chúng tôi sẽ nhấn mạnh “điểm nhìn so sánh” của các nhà nghiên cứu trong khi khảo sát, tìm hiểu thơ thiền Lý Trần nói riêng, thơ văn Lý Trần nói chung.